Bốn vấn đề rút ra từ tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19
Dưới đây là một số vấn đề rút ra từ cuộc điều tra của tờ New York Times liên quan đến tác dụng phụ của vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của Hãng dược AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ New York Times ngày 4/5 đưa tin, ngay sau khi xuất hiện vào cuối tháng 12/2020, vaccine COVID-19 đã xoay chuyển tình thế trong ứng phó đại dịch và mở ra con đường trở lại trạng thái bình thường. Theo một ước tính, vaccine COVID-19 đã ngăn chặn được khoảng 14,4 triệu ca tử vong trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở một tỷ lệ nhỏ người tiêm vaccine COVID-19, chúng cũng gây ra tác dụng phụ.
Trong hơn một năm qua, tờ New York Times đã phỏng vấn với 30 người cho biết họ đã bị ảnh hưởng bởi vaccine COVID-19. Các triệu chứng của họ có thể không liên quan đến việc tiêm vaccine trên, nhưng họ – cùng với hơn chục chuyên gia – cho rằng các quan chức chính quyền (Mỹ) chưa làm đủ để điều tra các khiếu nại của họ.
Tất cả các loại vaccine đều có một số nguy cơ tác dụng phụ. Hơn 270 triệu người Mỹ đã nhận được khoảng 677 triệu liều vaccine COVID-19 và các tác dụng phụ chỉ xảy ra ở 0,001% trường hợp – điều này đồng nghĩa với việc hàng nghìn người tiêm đã bị ảnh hưởng.
Thật vậy, hơn 13.000 người đã nộp đơn lên chính quyền để yêu cầu bồi thường cho những trường hợp bị ảnh hưởng do vaccine COVID-19. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có khoảng chục người được bồi thường, gần như tất cả trong số này đều mắc bệnh tim do vaccine gây ra. Dưới đây là một số vấn đề rút ra từ cuộc điều tra của New York Times liên quan đến tác dụng phụ của vaccine COVID-19:
Video đang HOT
Thứ nhất, đối với hầu hết mọi người, lợi ích của vaccine COVID-19 lớn hơn rủi ro. Trên thực tế, ngay cả những loại vaccine và thuốc tốt nhất cũng có một số tác dụng phụ. Điều đó không phủ nhận lợi ích của chúng và cũng không gợi ý rằng mọi người nên ngừng sử dụng chúng.
Ví dụ, vaccine rotavirus (phòng tiêu chảy cấp) là một thành công lớn, nhưng nó có thể dẫn đến hiện tượng lồng ruột – một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng trong đó ruột tự co/gập lại – ở khoảng 0,02% trẻ em được tiêm chủng.
Một số tác dụng phụ do vaccine COVID-19 gây ra có thể hiếm gặp. Các nhà nghiên cứu ở Hồng Kông (Trung Quốc) đã phân tích hồ sơ sức khỏe của khu vực đó và phát hiện ra rằng cứ 1 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech thì có khoảng 7 liều gây ra một cơn bệnh zona nghiêm trọng đến mức phải nhập viện.
Các tác dụng phụ khác phổ biến hơn một chút. Vaccine COVID-19 có thể dẫn đến viêm cơ tim ở 1 trong 10.000 thanh thiếu niên (viêm cơ tim là một trong bốn tác dụng phụ nghiêm trọng được các quan chức y tế Mỹ thừa nhận). Tuy nhiên, tử vong do vaccine cực kỳ hiếm, bất chấp tuyên bố của một số thuyết âm mưu rằng vaccine đã dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng đột biến.
Thứ hai, quá trình giám sát đã phát hiện ra một số tác dụng phụ nhưng có thể bỏ sót những tác dụng phụ khác. Để phát hiện các vấn đề liên quan đến vaccine, các cơ quan liên bang Mỹ dựa vào nhiều cơ sở dữ liệu. Hệ thống báo cáo tác dụng phụ lớn nhất về vaccine rất hữu ích trong việc liệt kê các hiện tượng nhưng chứa cả các báo cáo về tác hại chưa được xác minh.
Ví dụ, hệ thống này đã phát hiện các vấn đề về đông máu liên quan đến vaccine Johnson & Johnson và nguy cơ đột quỵ tiềm tàng sau khi chủng ngừa bằng mRNA. Hiện vấn đề này vẫn đang được điều tra. Ngoài ra, hệ thống liên bang cũng có thể bỏ sót các triệu chứng khó mô tả hoặc chẩn đoán dễ dàng.
Thứ ba, việc chứng minh tiêm chủng gây ra bệnh tật rất phức tạp. Trong số hàng trăm triệu người Mỹ được tiêm chủng ngừa COVID-19, có những trường hợp tử vong, đau tim, đột quỵ, sẩy thai và các bệnh khác. Làm thế nào để phân biệt những căn bệnh do vaccine gây ra với những căn bệnh có nguồn gốc từ trước? Hiện tượng càng hiếm thì càng khó trả lời câu hỏi này.
Bên cạnh đó, nếu chỉ đánh giá theo thời điểm – sự xuất hiện của một vấn đề cụ thể sau khi tiêm chủng – có thể gây hiểu nhầm. Nổi tiếng nhất là vaccine dành cho trẻ em bị nhầm lẫn có liên quan đến chứng tự kỷ vì những đặc điểm đáng chú ý đầu tiên thường trùng với lịch tiêm chủng.
Một hội đồng chuyên gia do Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ triệu tập đã kết luận vào tháng 4 vừa qua rằng đối với hầu hết các tác dụng phụ, không có đủ dữ liệu để chấp nhận hoặc bác bỏ mối liên hệ với việc tiêm chủng ngừa COVID-19.
Thứ 4, việc hiểu đầy đủ các tác dụng phụ có thể mất nhiều năm. Các quan chức y tế liên bang Mỹ thừa nhận những tác dụng phụ chính của vaccine COVID-19 – không có cảm giác đau tạm thời tại chỗ tiêm, sốt và khó chịu có thể đi kèm sau các mũi tiêm.
Nhưng trong cơ sở dữ liệu liên bang, hàng nghìn người Mỹ đã báo cáo rằng vaccine COVID-19 gây ra ù tai, chóng mặt, sương mù não, huyết áp và nhịp tim dao động mạnh, nổi mề đay, các vấn đề về thị lực, rối loạn thận và mất kỹ năng vận động.
Một số nghiên cứu đã kiểm tra các báo cáo về tác dụng phụ và phần lớn kết luận rằng không có mối liên hệ nào và có lẽ hầu hết, tác dụng phụ được báo cáo khác không liên quan đến tiêm chủng ngừa COVID-19. Nhưng các chuyên gia cho biết, nếu không có những nghiên cứu chuyên sâu thì không thể chắc chắn được.
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi thúc đẩy quyền của người tự kỷ
Trong thông điêp đưa ra nhân Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (2/4), Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi tăng cường nỗ lực thúc đẩy quyền của những người mắc chứng tự kỷ.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Guterres cho rằng mặc dù thế giới đã đạt được nhiều tiên bô quan trọng trong vấn đề này, nhưng những người mắc chứng tự kỷ vân tiêp tục đôi mặt với các rào cản xã hôi và môi trường đê thực hiên đây đủ quyên và tự do cơ bản của họ theo Công ước vê quyên của người khuyêt tât và Chương trình nghị sự 2030 về phát triên bên vững.
Tổng thư ký LHQ nêu rõ: "Chúng ta phải làm tôt hơn nữa bằng cách thúc đây giáo dục toàn diện, tạo cơ hội viêc làm một cách bình đẳng, quyên tự quyêt và xây dựng môi trường, nơi mọi người đêu được tôn trọng. Bên cạnh việc thực hiện những điều này, chúng ta cũng công nhân vai trò của gia đình, những người chăm sóc và mạng lưới hỗ trợ trong cuộc sống của những người mắc chứng tự kỷ".
Nhân mạnh tâm quan trọng của viêc công nhận những đóng góp tích cực và đa dạng của người tự kỷ đôi với xã hôi, ông Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng chung tay với người tự kỷ đê xây dựng thê giới hòa nhập và dễ tiêp cân cho tât cả mọi người.
Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ là ngày được quốc tế công nhận, lân đâu tiên tô chức vào năm 2008. Sự kiện này nhằm nâng cao nhân thức công đông vê chứng tự kỷ, thúc đẩy sự hòa nhập với những người tự kỷ, đông thời thúc đây phát hiên sớm, can thiêp sớm và hô trợ những người tự kỷ cùng gia đình của họ.
Theo Tô chức Y tê thê giới (WHO), hiện khoảng 1% số trẻ em trên toàn cầu mắc chứng tự kỷ. Môt sô đặc điêm của hội chứng này có thê được phát hiên ngay từ thời thơ âu. Năng lực và nhu câu của người tự kỷ rât khác nhau và có thê thay đôi theo thời gian. Môt sô người tự kỷ có thê sông đôc lâp, nhưng cũng có người mât năng lực nghiêm trọng, cân sự chăm sóc và hô trợ suôt đời.
LHQ tổ chức sự kiện trực tuyến đánh dấu Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ Ngày 28/3, Liên hợp quôc (LHQ) thông báo kế hoạch tô chức sự kiên dưới hình thức trực tuyến vào ngày 2/4 tới đánh dâu Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ, trong đó nêu bât những đóng góp của người tự kỷ trên toàn thê giới. Tháng 12/2007, Đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết lây ngày...