Bốn tư thế cầm vô lăng dễ gây nguy hiểm tới tính mạng
Ngồi quá gần vô lăng, sử dụng một tay khi lái xe hay bắt chéo 2 tay là những tư thế rất dễ gây nguy hiểm cho tài xế và những người xung quanh.
Sẽ rất nguy hiểm nếu như tài xế sẽ ngồi sát vô lăng, điều này hoàn toàn có thể khắc phục được (nhất là với ghế chỉnh điện)
Ngồi quá gần vô lăng
Thông thường, khi xảy ra va chạm giữa hai xe, túi hơi an toàn sẽ bung ra. Điều đó có thể hiểu rằng, sẽ rất nguy hiểm nếu như tài xế sẽ ngồi sát vô lăng. Ở mỗi túi khí đều có chứa khí nitơ, khi gặp sự cố, khí nitơ nóng sẽ gây áp lực đẩy nắp vô lăng để giảm bớt thương tích.
Một tay lái xe, tay kia nghe điện thoại là một hình ảnh không khó gặp
Đánh lái bằng một tay
Chỉ trừ trường hợp một tay của tài xế cần thay đổi cần số hay đã mỏi suốt chặng đường dài, thì tuyệt đối không nên lái bằng một tay hay bỏ cả hai tay khi đang cầm vô lăng. Thói quen xấu này sẽ khiến tài xế dễ chủ quan và không kịp ứng phó trước tình huống bất ngờ.
Khi tay ở trạng thái bắt chéo sẽ khiến tài xế dễ kéo vô lăng ở hướng xe muốn rẽ, tài xế có thể đánh lái được một góc lớn chỉ trong thời gian ngắn
Đánh chéo tay khi vào cua
Video đang HOT
Vị trí tay bị đánh chéo khi vào cua, đồng nghĩa việc tay của tài xế sẽ đưa lên cao. Nếu có sự cố gây bung túi khí, chắc chắn lực của túi sẽ khiến tay tài xế chịu tổn thương không hề nhỏ. Mặt khác, khi tay ở trạng thái bắt chéo sẽ khiến tài xế dễ kéo vô lăng ở hướng xe muốn rẽ, tài xế có thể đánh lái được một góc lớn chỉ trong thời gian ngắn. Lực ở tay được tận dụng nhiều hơn với những xe có vô lăng nặng. Song lái xe sẽ mất thời gian để di chuyển tay và dễ mất kiểm soát xe khi có sự cố.
Cũng giống như tình huống tay bắt chéo khi ôm cua, tay của tài xế đặt quá cao khi điều khiển vô lăng sẽ tăng khả năng gặp thương tích, nếu túi hơi bung
Cầm vô lăng ở vị trí 10h và 2h
Đây là lỗi thường gặp của người lái, vị trí đặt tay này đã không còn phù hợp với các dòng xe ô tô đời mới hiện nay. Và cũng giống như tình huống tay bắt chéo khi ôm cua, tay của tài xế đặt quá cao khi điều khiển vô lăng sẽ tăng khả năng gặp thương tích, nếu túi hơi bung.
Những cách cầm vô lăng đúng và an toàn
Sử dụng vô lăng bằng hai tay: Để sử dụng tốt xe ô tô có rất nhiều ý kiến khác nhau như nên cầm vô lăng ra sao, đặt tay như thế nào?… Nhưng có một điều bất di bất dịch đó là tài xế phải điều khiển vô lăng bằng cả hai tay. Nên nắm giữ sườn ngoài của vô lăng thay vì ở phía trong. Thao tác này sẽ giúp tài xế dễ dàng kiểm soát vô lăng và phản ứng tốt hơn khi có sự cố. Và hơn hết, vai và tay sẽ được thả lỏng tự nhiên, lái xe sẽ giảm bớt sự mệt mỏi khi lái xe lâu.
Vị trí tay trái người lái nằm trong khoảng từ 7 – 9 giờ và tay phải ở khoảng 5 – 3 giờ, tài xế sẽ lái xe đạt hiệu quả tốt nhất
Cầm vô lăng ở vị trí từ 7 – 9 giờ và 5 – 3 giờ: Theo kết luận của nhiều nghiên cứu cho thấy, vị trí tay trái người lái nằm trong khoảng từ 7 – 9 giờ và tay phải ở khoảng 5 – 3 giờ, tài xế sẽ lái xe đạt hiệu quả tốt nhất. Để tay ở vị trí thấp tài xế sẽ hạn chế đánh tay lái quá trớn khiến xe ô tô quay tròn, trượt dài và lật khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Và hơn hết, ở các loại xe vô lăng có thiết kế trang bị túi hơi, tay sẽ giảm thương tích khi lực rất lớn từ túi hơi bung ra.
Vị trí ngồi lý tưởng khi lái xe là ghế được đặt hơi ngửa ra, chân thoải mái di chuyển ở các bàn đạp và khoảng cách giữa vô lăng và ngực người lái là 25cm
Ngồi cách vô lăng 25cm: Vị trí ngồi lý tưởng khi lái xe là ghế được đặt hơi ngửa ra, chân thoải mái di chuyển ở các bàn đạp và khoảng cách giữa vô lăng và ngực người lái là 25cm. Sẽ khá khó khăn nếu lần đầu thử cầm vô lăng theo cách mới nhưng lâu dần thói quen này sẽ giúp tài xế an tâm hơn khi lái xe suốt đoạn đường dài.
Những sai lầm cơ bản của tài mới khi lùi xe
Lùi xe ô tô vào 'chuồng' là một kỹ năng lái xe không hề đơn giản tiềm ẩn nhiều nguy cơ va chạm, tai nạn nếu mắc sai lầm.
Không quan sát phía trước có thể dễ gây ra va chạm do mũi xe
Quên không để ý phía trước
Đây là lỗi thường gặp với một số tài mới khi lùi chỉ quan sát phía sau xe mà quên không thi thoảng quan sát về phía trước. Không quan sát phía trước có thể gây ra va chạm do mũi xe đang có hướng tiến ra ngoài hay bất ngờ có người đi lại phía trước nên không kịp trở tay khi có tình huống xấu xảy ra.
Những mẫu xe như Toyota Vios bản MT ngày nay đã được trang bị sẵn camera lùi
Phụ thuộc nhiều vào cảm biến và camera lùi
Ngày nay, hầu hết các hãng đều trang bị công nghệ cảm biến lùi trên xe, tức là khi lùi xe vào chuồng nếu gần chạm vào đầu của xe sau thì nó sẽ phát ra tiếng kêu, giúp lái xe dừng lại kịp thời. Tuy nhiên, thực tế cảm biến chỉ phát ra tín hiệu khi thấy chướng ngại vật phía trước hoặc phía sau. Thậm chí nó không phát ra tiếng kêu khi có vật đâm ngang. Do đó, theo nguyên tắc lùi xe an toàn, tuy có cảm biến lùi nhưng khi lùi chuồng, người lái cũng nên chú ý quan sát cẩn thận.
Đã có nhiều vụ tai nạn do việc lùi thẳng xe lên vỉa hè, do lái xe chưa căn được lực của chân ga
Hai bánh vuông góc với vỉa hè
Nhiều lái mới khi cho xe đỗ lên vỉa hè thường có thói quen cho xe lùi như khi lùi vào chuồng ở địa hình bằng. Tức là cho hai bánh xe vuông góc với vỉa hè. Điều này khiến việc lùi vào chuồng gặp rất nhiều bất lợi, thậm chí có thể gây tai nạn nguy hiểm cho người lái cũng như những phương tiện tham gia giao thông khác.
Bởi việc tỳ cả hai bánh lái vào vỉa hè rồi tăng ga sẽ làm cho xe không có đà để lùi. Trong trường hợp vỉa hè cao còn khó hơn và tiêu hao rất nhiều xăng, gây va chạm mạnh dưới gầm xe. Khi lùi xe vào đúng chỗ rồi quên không trả thẳng lái nên khi lấy xe ra khỏi chuồng rất dễ bị va quệt. Trong trường hợp này nên cho xe hơi chéo với chỗ trên vỉa hè muốn đỗ. Sau đó đưa một bánh trước lên vỉa hè trước, "mớm" chân ga ở mức vừa phải rồi cho nốt bánh còn lại lên. Chú ý đánh thẳng lái sau khi đã đưa xe được lên vỉa hè.
Việc đỗ xe ghép song song mà trước sau đều đã có xe là rất khó
Không nên chủ quan đo bằng mắt thường
Việc đỗ xe ghép song song mà trước sau đều đã có xe là rất khó. Trường hợp này đòi hỏi phải có kĩ thuật cũng như góc nhìn rộng. Bởi có thể xe vừa ra đỗ trước khi có xe đỗ phía trước và phía sau, chính vì vậy khoảng cách giữa các xe khá sát nhau. Vì vậy nên xác định được khoảng cách. Một nguyên tắc là nơi đỗ xe phải có chiều dài hơn thân xe tối thiểu 1,5 m. Nghĩa là đầu xe nên cách đuôi xe phía trước khoảng 0,75 m, tương tự đuôi xe của tài xế cũng nên cách đầu xe phía sau khoảng 0,75 m.
Lái quá nhanh khi lùi vào chuồng
Một số tay lái mới lấy được bằng thường hay thể hiện tay lái của mình, lái quá nhanh khi lùi vào chuồng mà quên mất một nguyên tắc cơ bản, rằng số lùi là số khỏe nhất trong hộp số xe ô tô. Có nghĩa là khi thực hiện cùng lúc nhả côn và đạp ga thì số lùi sẽ hoạt động nhanh hơn số một. Bên cạnh đó, việc lùi xe vào chuồng thường hạn chế tầm quan sát, nên khi lái xe nhanh rất dễ gây nguy hiểm. Vì thế, khi lùi xe vào chuồng đạt hiệu quả nhất nên lùi một cách từ từ. Lái chậm là cách tốt nhất để xử lý kịp nếu xảy ra các tình huống không may.
Những điều cấm kị khi lái ô tô trong hầm đường bộ Việc trang bị cach lai xe an toan và cách xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra trong hầm đường bộ sẽ giúp bạn yên tâm hơn khi di chuyển. Bật đèn chiếu gần trong hầm đường bộ Việc tham gia giao thông trong hầm đường bộ thường sẽ khiến lái xe phải di chuyển trong tình trạng thiếu ánh sáng...