Bốn người đẹp buôn ma túy chia nhau gần 70 năm tù
Tại tòa, HĐXX làm rõ: tháng 11/2009,n,i tngy nhận Nguyễn Văn Lai (SN 1969, ở s 21/153, Hai Bàng, phng An Biên, quận) làm chị em ka Lai thay mặt Ngn thực hiện việc muay.
Do buôn thua lỗ, khoảng tháng 2/2010, Linh Ánh (tức Tuyt, trú nhà 155,đng Hai Bàn) tìm gặp Lai nh dẫn dắi buôy. Tạiy, Linh Ánh gặp Nguyễn Thị Ngọc Anh (SN 1979, trúi phng Hàng Kênh, quận) – mi tng mic tha tù do c hành vi buôy trc cho siện thoại thỏa thuậi buôy.
Chỉ trong mt thi gian ngắn, nhi tng này tiêu thụ trt lọt cảnh heroin cho nhữi tng nghiện hút trêịa bàn Hải Phòng.
Theo Pháp luật VN
Âm mưu để trốn... án tử hình
Trần Thị Hương
Buôn bán trái phép 20 bánh heroin và 26 viên hồng phiến, Nguyễn Thị Oanh phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và phải chịu mức án cao nhất: loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.
Video đang HOT
Nhưng trong những ngày thi hành án, Oanh đã chủ động yêu Nguyễn Trường Thiên, một phạm nhân thuộc diện lao động tự giác trong khu giam. Kết quả, Oanh mang thai. Sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết, xác định chính xác đúng là Oanh đã mang thai, bản án tử hình của Oanh đã được chuyển thành chung thân theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hai loại đối tượng sau đây dù có phạm tội nghiêm trọng cỡ nào cũng không bị tuyên án tử hình. Loại đối tượng thứ nhất là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Loại đối tượng thứ hai là phạm tội khi còn ở độ tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi). Đây là quy định thể hiện chính sách nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua có một số trường hợp phạm tội đã lợi dụng chính sách nhân đạo đó, dàn dựng nên những âm mưu đen tối nhằm thoát án tử hình. Những trường hợp này đã bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ...
Từ trốn án bằng giấy khai sinh...
Nguyễn Thị Duyên Quỳnh hiện đang thi hành bản án tù chung thân tại Trại giam số 5 Thanh Hóa là một trường hợp may mắn đặc biệt. Năm 1998, 3 tháng sau khi Quỳnh sinh con gái đầu lòng, trong một cơn ghen bệnh hoạn với con riêng của chồng, Quỳnh đã phạm vào một tội ác tày trời, mất nhân tính. Đó là chở con riêng của chồng qua cầu Thăng Long và chọn đoạn nước chảy xiết nhất để ném bé xuống sông. Trong cả hai phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân (TAND) TP Hà Nội và phúc thẩm của TAND tối cao, Quỳnh đều bị tuyên án tử hình về tội giết người.
Nhưng trong khi Quỳnh đang tạm giam tại Trại giam Hà Nội để chờ ngày ra trường bắn thì ngày 21/12/1999, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 32/1999/QH10 có hiệu lực từ ngày 1/7/2000, theo đó: "Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử...". Quỳnh may mắn là bị án tử hình đầu tiên được thoát án tử hình nhờ vào đứa con gái nhỏ theo chính sách nhân đạo này. Khi phạm vào tội ác tày trời kia, con gái Quỳnh mới 3 tháng tuổi. Bản án tử hình của Quỳnh được chuyển thành tù chung thân và Quỳnh được chuyển về Trại giam số 5 Thanh Hóa thi hành án cho đến nay.
Song, nếu như Quỳnh may mắn được hưởng chính sách nhân đạo này mà không hề có âm mưu hay tính toán gì trước khi phạm tội thì Lý Thị Ái lại khác. Bị án Lý Thị Ái ở Cao Bằng khi phạm tội đứa con trai út đã hơn 36 tháng tuổi. Nhưng lợi dụng chính sách nhân đạo này, Ái đã khai giảm tuổi con để hòng cứu mẹ thoát án tử hình.
Số là Lý Thị Ái cùng Nguyễn Thị Hường ở khu 2, thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng là những đối tượng chuyên buôn bán thuốc phiện. Vào khoảng đầu năm 2000, Lý Thị Ái làm quen với Chu Văn Nhất cũng là người ở huyện Trùng Khánh. Ái gạ Nhất tham gia vào đường dây buôn bán thuốc phiện của Ái và Hường với vai trò là người vận chuyển thuốc phiện thuê cho họ từ Sơn La về Cao Bằng.
Kết quả điều tra của Công an TP Hà Nội cho thấy trong vòng chưa đầy 1 năm từ tháng 7/2000 đến tháng 3/2001, Chu Văn Nhất cùng các đồng phạm đã 7 lần mua thuốc phiện với số lượng 82kg từ Sơn La vận chuyển về Cao Bằng cho Ái và Hường.
Cả 3 tên đều phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép lượng thuốc phiện khổng lồ nói trên. Theo quy định của pháp luật thì với số lượng thuốc phiện lên tới 82kg thì cả 3 sẽ đều phải chịu khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Trong 3 ngày, từ 1 đến 3/4/2002, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án. Tại phiên tòa, luật sư (LS) bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Lý Thị Ái - đã xuất trình giấy khai sinh của cháu Nguyễn Khánh Việt - con trai Ái. Theo giấy khai sinh này thì cháu Việt sinh ngày 5/9/1998 mà thời điểm Lý Thị Ái bắt đầu phạm tội là tháng 7/2000 tức là Ái phạm tội khi đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Căn cứ vào tấm giấy khai sinh này, LS yêu cầu Tòa áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành cho Lý Thị Ái không phải chịu hình phạt tử hình. Yêu cầu này của LS Hà Đăng đã được Tòa chấp nhận vì nó phù hợp với quy định của pháp luật. Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên phạt Chu Văn Nhất, Phạm Thị Hường tử hình còn Lý Thị Ái chung thân.
Trong 15 ngày chống án, chỉ có Hường làm đơn chống án còn Ái thì không. Bản án đối với Ái đương nhiên có hiệu lực pháp luật. Ái được chuyển đến Trại 5 Thanh Hóa để thi hành bản án chung thân. Còn Hường thì phiên tòa phúc thẩm đã được TAND tối cao mở vào ngày 13/7/2002 nhưng Tòa đã bác kháng cáo, xử y án tử hình đối với Hường. Vụ án coi như đến đây là kết thúc.
Nhưng, có một bất ngờ xảy ra sau phiên tòa phúc thẩm ít ngày. Đó là trong những ngày chờ thi hành bản án tử hình, tử tù Phạm Thị Hường đã gửi một lá đơn tới Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an. Trong đơn, Hường tố cáo rằng, giấy khai sinh của cháu Nguyễn Khánh Việt con trai của Lý Thị Ái do LS Hà Đăng trình tại phiên tòa sơ thẩm là không đúng với ngày tháng năm sinh thực tế của cháu Việt.
Ngay sau khi nhận được lá đơn trên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an và Vụ 3 Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao đã lập tức tiến hành xác minh làm rõ. Các hồ sơ lưu trữ tại Bệnh viện huyện Trùng Khánh - nơi Lý Thị Ái sinh cháu Việt - cho thấy, cháu Nguyễn Khánh Việt sinh ngày 5/9/1997 chứ không phải là ngày 5/9/1998 như trong tờ giấy khai sinh mà LS xuất trình tại phiên tòa sơ thẩm. Vì thế, ngày 23/10/2003, HĐXX tái thẩm TAND tối cao đã ra quyết định: "Hủy phần quyết định về tội danh, hình phạt tù phạt tiền án phí hình sự sơ thẩm đối với Lý Thị Ái của bản án hình sự sơ thẩm ngày 3/4/2002 của TAND TP Hà Nội để điều tra lại".
Như vậy, Lý Thị Ái đã không thoát được bản án tử hình nhờ tấm giấy khai sinh sai sự thật này. Nhưng trường hợp của Ái không phải là duy nhất. Mới đây, vụ án Huỳnh Quyết Tâm ở Tây Ninh, khi TAND tối cao tiến hành xét xử phúc thẩm cũng đã phải hoãn phiên tòa lần thứ hai để làm rõ độ tuổi của bị cáo Huỳnh Quyết Tâm, bị án đã bị Tòa sơ thẩm kết án tử hình trước đó.
Số là vào tối 22/3/2009, Tâm cùng một người bạn là Vũ vào nhậu tại một quán ăn ở gần nhà tại huyện Tịnh Biên, tỉnh Tây Ninh. Một lúc sau thì Tâm thấy cha đẻ của mình cùng bước vào quán với 2 người phụ nữ. Không hài lòng vì chuyện này, Tâm đã xô đến mắng cha. Thấy vậy, hai người khách ăn trong quán là anh Long và anh Phương đến nói: "Mày làm con mà hỗn láo với cha thế là không được" rồi tát Tâm liền hai cái.
Tâm tức giận cùng Vũ về nhà lấy dao để trả thù. Tâm xông vào đâm anh Phương nhiều nhát khiến anh Phương tử vong. Anh Long vào can ngăn cũng bị Tâm đâm tiếp và anh Long cũng chết do vết thương quá nặng.
Với hành vi giết người có tính chất côn đồ như trên, tháng 8/2009, Huỳnh Quyết Tâm đã bị Tòa sơ thẩm TAND tỉnh Tây Ninh tuyên phạt tử hình, còn Vũ bị phạt 20 năm tù giam. Sau phiên tòa sơ thẩm, cả Tâm và Vũ cùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đồng thời, gia đình người bị hại cũng kháng cáo yêu cầu tăng mức hình phạt đối với Vũ.
2 tháng sau, tháng 10/2009, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Nhưng tại phiên tòa này, cha của Huỳnh Quyết Tâm đã trình cho HĐXX một bản sao giấy khai sinh trong đó thể hiện rằng Tâm sinh ngày 31/6/1991. Tức là, khi phạm tội (ngày 22/3/2009), Tâm chưa đủ 18 tuổi và vì vậy mà Tâm thoát án tử hình. Bởi vì, theo quy định của pháp luật thì hình phạt tử hình không áp dụng với đối tượng phạm tội là vị thành niên. Trong khi đó, theo tất cả các tài liệu có trong hồ sơ vụ án như hộ khẩu, chứng minh nhân dân, học bạ... thì Tâm sinh ngày 31/6/1990, nghĩa là khi phạm tội Tâm đã hơn 18 tuổi.
Việc xuất trình bản sao tấm giấy khai sinh mới ghi ngày sinh của Tâm muộn hơn 1 năm so với các giấy tờ khác trong hồ sơ vụ án đã được Tòa phúc thẩm nhận định "là tình tiết mới" nên phiên tòa phúc thẩm đã phải hoãn để xác minh.
Tháng 6/2010, phiên tòa phúc thẩm được mở lại. Theo tường thuật của báo chí thì lần này, gia đình Huỳnh Quyết Tâm vẫn khẳng định rằng, Tâm sinh ngày 31/6/1991, và đề nghị Tòa hủy án sơ thẩm. Nhưng đại diện VKSND tối cao giữ quyền công tố tại phiên tòa thì vẫn khẳng định, trước đó trong tất cả các tài liệu như hộ khẩu, CMND, giấy khai sinh, học bạ... đều thể hiện Huỳnh Quyết Tâm sinh năm 1990. Chỉ đến khi tòa tuyên phạt bị cáo mức án cao nhất là tử hình thì mới có bản sao giấy khai sinh ghi sinh năm 1991 này.
Cũng theo VKSND, trong bản sao giấy khai sinh mà cha Tâm cung cấp ghi ngày sinh là 31/6/1991 nhưng lại ký ngày 30/6/1991 là vô lý vì chả lẽ ông này làm khai sinh cho con trước khi nó chào đời? Ngày 30/6 là Chủ nhật thì không có cơ quan chứng thực nào làm việc. Hơn nữa, tất cả giấy khai sinh đều không có bản chính nên không có cơ sở khẳng định bị cáo sinh năm 1991. Nhưng luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo lại cho rằng, chưa có cơ quan nào khẳng định giấy khai sinh của Tâm là giả. Trong hộ khẩu ghi năm sinh của Tâm là 1990 nhưng có dấu hiệu bị cạo sửa.
Xét thấy đây là vấn đề rất quan trọng liên quan đến sinh mệnh của bị cáo nên Tòa phúc thẩm TAND tối cao lại quyết định hoãn phiên tòa lần thứ hai để tiếp tục xác minh làm rõ về độ tuổi của Huỳnh Quyết Tâm, xác minh về độ chính xác của tấm bản sao giấy khai sinh mà gia đình bị cáo trình tới Tòa phúc thẩm.
Qua những vụ việc này, có người nói đùa nhưng rất đúng rằng, khi phải đối mặt với án tử, tấm giấy khai sinh được trông chờ như một chiếc phao cứu sinh giúp bị cáo thoát khỏi cái chết một cách nhẹ nhàng, ngoạn mục (!)
... Đến trốn án bằng cách sinh con một mình trong xà lim
Đầu năm 2005, Công an TP HCM đã phá tụ điểm ma túy ở cầu Bình Lợi và bắt tạm giam một bà trùm chuyên cung cấp ma túy cho các con nghiện ở khu vực này là Trần Thị Hòa. Từ lời khai của Hòa, Cơ quan Điều tra đã bắt tiếp Trần Thị Hương. Hương sinh năm 1975, người gốc Nam Định, vào TP HCM sống bằng nghề buôn bán ma túy. Chồng Hương cũng đã bị bắt từ trước đó và bị tuyên phạt 20 năm tù giam, khi đó đang thi hành án tại Trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai.
Theo kết quả điều tra, trong đường dây ma túy do Trần Thị Hòa cầm đầu thì Trần Thị Hương đã cung cấp cho Trần Thị Hòa tổng cộng 25 bánh hêrôin với giá từ 6.700 đến 6.800 USD/bánh. Đồng thời cũng nhận từ Hòa trên 3 bánh để bán cho các "mối" khác. Tổng cộng, Hương thu được 6.000USD và 84 triệu đồng. Với hành vi đó, Hương bị VKSND TP HCM truy tố ở khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình.
Giống như Hương là trường hợp của Nguyễn Thị Oanh tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình. Chỉ khác là nếu Hương sinh con trong thời gian chờ xét xử thì Oanh lại sinh con sau khi đã bị khép án tử hình. Buôn bán trái phép 20 bánh hêrôin và 26 viên hồng phiến, Nguyễn Thị Oanh phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và phải chịu mức án cao nhất: loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội. Nhưng trong những ngày thi hành án, Oanh đã chủ động yêu Nguyễn Trường Thiên, một phạm nhân thuộc diện lao động tự giác trong khu giam. Kết quả, Oanh mang thai. Ngay khi biết mình đã có thai, Oanh lập tức viết thư về cho người thân và yêu cầu mời luật sư bảo vệ quyền lợi của mình.
Sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết, xác định chính xác đúng là Oanh đã mang thai, bản án tử hình của Oanh đã được chuyển thành chung thân theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó, ngày 25/3/2007, Oanh sinh được một cậu con trai kháu khỉnh nặng hơn 3kg. Kết quả giám định ADN cho biết cháu bé này đúng là con đẻ của Nguyễn Trường Thiên.
Hai cán bộ công an tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình, những người đã tạo điều kiện cho Oanh gặp gỡ Nguyễn Trường Thiên trong thời gian tạm giam dẫn đến việc Oanh mang thai, đạt được mục đích chạy... án tử hình, sau đó cũng đã phải ra trước vành móng ngựa, nhận những bản án tù thích đáng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Với những âm mưu đen tối hòng... trốn án tử hình, đã có những bị án đạt được mục đích như Oanh, Hương và cũng đã có những âm mưu bị vạch trần không đạt được mục đích như trường hợp của Lý Thị Ái. Nhưng dù đạt được hay không thì những hành vi này cũng bị xã hội lên án mạnh mẽ. Các bị án này đã phạm tội kép khi mà họ đã lợi dụng chính sách nhân đạo của pháp luật để thực hiện những âm mưu đen tối của mình
Theo Công an nhân dân