Bốn loại vaccine bà bầu cần tiêm
Trong thai kỳ, người mẹ có thể tiêm bổ sung vaccine VAT, bạch hầu – uốn ván – ho gà, cúm và viêm gan siêu vi B an toàn.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM cho biết, nhiều phụ nữ mang thai bất ngờ, chưa kịp tiêm phòng bệnh trước khi mang thai. Tuy nhiên không cần quá lo lắng.
“Các loại vaccine sản xuất từ thành phần bất hoạt (bào chế từ vi sinh đã bị suy yếu, mất khả năng gây bệnh), có thể bổ sung trong thai kỳ đã được khẳng định hiệu quả, rất an toàn cho cả mẹ và thai nhi”, bác sĩ khẳng định.
Bốn loại vaccine mẹ nên bổ sung trong thai kỳ gồm:
Video đang HOT
Vaccine uốn ván rốn sơ sinh (VAT): 95% trẻ tử vong nếu bị uốn ván rốn sơ sinh. Do đó, bác sĩ khuyên thai phụ bắt buộc tiêm ngừa. Với người mang thai con so, cần tiêm hai mũi. Mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt. Mũi thứ hai nhắc lại sau khoảng 30 ngày và trước ngày dự sinh tối thiểu 30 ngày để cơ thể kịp tạo kháng thể truyền cho con.
Vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà: Thai phụ chưa tiêm vaccine, chưa có kháng thể, hoặc thời gian tiêm đã 10 năm trở lên thì khi mang thai tiêm nhắc lại rất cần thiết.
Theo bác sĩ Hà, tại Mỹ, chuyên gia y tế khuyên tiêm loại vaccine này ở tuần thai 27 đến 36. Người mẹ chọn tiêm riêng ho gà cũng được. Bởi căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm với trẻ. Không may nếu mẹ mắc bệnh, em bé sinh ra, rất dễ lây ho gà từ mẹ qua đường hô hấp. Trẻ không có biểu hiện ho gà rõ rệt như người lớn nên rất khó phát hiện. Nguy cơ tử vong ở trẻ bị ho gà lên tới 95%.
Vaccine cúm: Bác sĩ đánh giá mũi tiêm này rất an toàn, giúp phòng tránh viêm phổi, cúm mùa – loại bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai. Vaccine cúm nên được tiêm nhắc lại hàng năm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Vaccine viêm gan siêu vi B: Việc tiêm ngừa virus viêm gan B với phụ nữ rất quan trọng, cả trước và trong mang thai. Nhất là các mẹ chưa có kháng thể viêm gan B càng cần tiêm chủng để bảo vệ con tốt nhất trong những tháng đầu đời non nớt.
Thông thường, trẻ mới sinh sẽ được tiêm ngừa viêm gan B theo Chương trình tiêm chủng quốc gia. Song bác sĩ Hà cho hay, cơ thể trẻ mất 4 đến 6 tuần, thậm chí là vài tháng mới tạo được kháng thể. Trong thời gian đó, kháng thể truyền từ mẹ sang bé trong lúc mang thai, cộng với kháng thể trong sữa mẹ sẽ bảo vệ bé khỏi bệnh tật.
Ngoài ra, bác sĩ khuyên, những bà bầu đang ở trong vùng dịch phế cầu khuẩn cần tiêm thêm vaccine chủng ngừa.
Lần đầu tiên suốt 28 năm, số trẻ hoàn thành 3 liều vắc xin bạch hầu, uốn ván và ho gà giảm đáng kể
Dữ liệu sơ bộ trong 4 tháng đầu năm 2020 cho thấy số trẻ em hoàn thành 3 liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) giảm đáng kể. Đây là lần đầu tiên trong 28 năm cả thế giới giảm tỷ lệ bao phủ DTP3.
Tiêm chủng vắc xin cho trẻ tại Trạm Y tế Phường Linh Trung, Q.Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: HOÀNG LỘC
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) vừa phát đi cảnh báo về sự sụt giảm đáng báo động số lượng trẻ em được tiêm vắc xin phòng bệnh trên khắp thế giới. Nguyên nhân do sự gián đoạn trong việc cung cấp và tiếp nhận các dịch vụ tiêm chủng bởi đại dịch COVID-19.
Theo WHO và UNICEF, gián đoạn trên làm đảo ngược tiến trình tiếp cận tới nhiều trẻ em và thanh thiếu niên với các loại vắc xin.
Cụ thể, những cải tiến như bổ sung vắc xin HPV (phòng bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục), tới 106 quốc gia đang có nguy cơ mất hiệu lực. Đặc biệt, dữ liệu sơ bộ trong 4 tháng đầu năm 2020 cho thấy số trẻ em hoàn thành 3 liều vắc xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) giảm đáng kể. Đây là lần đầu tiên trong 28 năm thế giới giảm tỷ lệ bao phủ DTP3.
HIện có ít nhất 30 chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã hoặc có nguy cơ không triển khai được, điều này có thể dẫn đến bùng phát thêm dịch sởi vào năm 2020 và hơn thế nữa.
Mới đây, một cuộc khảo sát của UNICEF, WHO và Gavi (Liên minh toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng), được thực hiện với sự hợp tác của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ; Viện vắc xin Sabin và Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg cho thấy có đến 3/4 trong số 82 quốc gia trả lời đã báo cáo có sự gián đoạn tiêm chủng liên quan đến COVID- 19 tính đến tháng 5-2020.
Ngay cả khi các dịch vụ được cung cấp, mọi người vẫn không thể tiếp cận bởi họ ít khi rời khỏi nhà, gián đoạn giao thông, khó khăn kinh tế, hạn chế di chuyển hoặc sợ tiếp xúc với những người nhiễm COVID-19. Nhiều nhân viên y tế cũng không có mặt vì hạn chế đi lại hoặc tái triển khai nhiệm vụ ứng phó với COVID cũng như thiếu thiết bị bảo hộ.
Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO: không nhất thiết phải như vậy. Bởi vắc xin có thể được phân phối an toàn ngay cả trong thời kỳ đại dịch và WHO đang kêu gọi các quốc gia cần đảm bảo những chương trình cứu sống thiết yếu này được tiếp tục.
"Vắc xin là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất trong lịch sử y tế cộng đồng và ngày càng có nhiều trẻ em được tiêm chủng hơn bao giờ hết. Nhưng đại dịch COVID-19 đã khiến những thành quả ấy gặp rủi ro. Những bệnh tật và cái chết do trẻ em bị nhỡ tiêm chủng có thể lớn hơn nhiều so với do COVID-19"., ông Tedros khẳng định.
Tại Việt Nam, do dịch COVID-19 việc tiêm chủng ở nhiều tỉnh, thành bị đình trệ suốt thời gian dài. Đặc biệt bùng phát một số ổ dịch bạch hầu với nhiều ca bệnh tử vong.
Vì sao phải tiêm nhắc Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà cho trẻ trước khi lên lớp 1? Sự miễn dịch đối với Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà của cơ thể gần như đã suy giảm hết khi bước sang tuổi thứ 6. Để duy trì sự bảo vệ trước 3 bệnh nguy hiểm như Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà, chủng ngừa trong giai đoạn sơ sinh là chưa đủ. Trẻ cần tư vấn bác sĩ để...