Bốn loại thực phẩm giúp cai thuốc lá hiệu quả
Có nhiều cách để từ bỏ thuốc lá, một trong số đó là dùng thực phẩm. Thực phẩm có thể giúp giảm cơn thèm thuốc lá hoặc làm cho mùi vị của thuốc lá trở nên khó chịu.
Sữa
Ảnh: Internet.
Uống sữa trước khi hút thuốc khiến thuốc lá có mùi vị không hấp dẫn. Điều này cũng đúng với các chế phẩm của sữa như phô mai, sữa chua và kem.
Snack chứa nhiều muối
Khoai tây chiên, bỏng ngô… là những thực phẩm giúp làm giảm cảm giác thèm thuốc lá. Tuy nhiên, bệnh nhân cao huyết áp không nên ăn các loại thực phẩm này.
Rau củ
Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Bạn có thể dùng các loại rau củ như cần tây, cà rốt, cà tím, bí và dưa chuột để làm thành món ăn vặt. Cách này không chỉ tốt cho vòng eo mà còn có tác dụng tương tự sữa. Ngoài ra, khi ăn rau củ, bạn phải mất nhiều thời gian để nhai nên miệng bạn luôn bận rộn và giảm cảm giác thèm thuốc lá.
Thực phẩm giàu vitamin C
Ảnh: Internet.
Hút thuốc lá làm cơ thể cạn kiệt vitamin C. Nghiên cứu cho thấy khi cơ thể phục hồi vitamin C, cảm giác thèm thuốc lá cũng giảm.
Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh những thực phẩm như chocolate, cà phê, thịt đỏ, rượu… vì những thực phẩm này có thể kích thích cảm giác thèm thuốc lá.
Những thực phẩm người mắc bệnh phổi cần tránh
Đối với những người mắc bệnh phổi mãn tính, một số loại thực phẩm có thể khiến các triệu chứng bùng phát. Vì vậy, bạn không nên dùng những thực phẩm sau đây nếu mắc bệnh phổi.
Thịt nguội: Hầu hết các loại thịt như thịt xông khói, thịt nguội, giăm bông và xúc xích có chứa chất phụ gia là nitrat. Các công ty chế biến thực phẩm thường thêm nitrat để tạo màu sắc hấp dẫn hoặc kéo dài thời hạn sử dụng. Theo một nghiên cứu từ Tạp chí Hô hấp châu Âu, việc bổ sung nitrat làm tăng nguy cơ mắc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).
Ảnh: Internet.
Thực phẩm nhiều muối: Bạn có thể nêm món ăn với một nhúm muối nhỏ nhưng nếu dùng nhiều muối có thể gây ra vấn đề. Muối có thể khiến cơ thể giữ nước, lượng nước thừa có thể gây khó thở. Thay vì sử dụng muối, bạn hãy thử các loại thảo mộc và gia vị để tăng hương vị của món ăn.
Rau họ cải: Chướng bụng, đầy hơi có thể khiến người mắc bệnh phổi khó thở. Dù các loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, củ cải, súp lơ… chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, nhưng nếu chúng khiến bạn đầy hơi, hãy hạn chế ăn chúng.
Thực phẩm chiên: Giống như rau họ cải, thực phẩm chiên có thể gây đầy hơi và khó chịu bằng cách đẩy vào cơ hoành, gây khó thở. Ăn thực phẩm chiên quá nhiều theo thời gian còn có thể gây tăng cân, làm tăng áp lực lên phổi. Ngoài ra, thực phẩm chiên chứa nhiều chất béo không lành mạnh làm tăng mức cholesterol xấu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Do đó, bạn hãy thay thế khoai tây chiên, gà hoặc hành tây rán bằng món ăn khác tốt cho sức khỏe hơn.
Thức uống có gas: Không có gì đáng ngạc nhiên khi thức uống có gas nằm trong danh sách thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh phổi. Chứa nhiều đường, calorie rỗng và rất nhiều cacbonat, thức uống này góp phần làm tăng cân và đầy hơi. Đồ uống có gas như soda, bia, rượu hoặc rượu táo cũng góp phần làm mất nước. Vì vậy, khi khát, bạn hãy uống nước lọc thay vì dùng thức uống có gas.
Ảnh: Internet.
Thực phẩm và đồ uống có tính axit: Ở cuối thực quản có một cái van; nếu van không kín hoặc mở quá thường xuyên, axit dạ dày có thể di chuyển ngược vào thực quản. Điều này tạo ra chứng ợ nóng. Ợ nóng thường xuyên (hơn 2 lần/tuần) là dấu hiệu của bệnh trào ngược axit.
Khi bị trào ngược axit, những người mắc bệnh phổi thấy các triệu chứng của mình tăng thêm. Vì vậy, hãy tránh hoặc hạn chế thực phẩm và đồ uống có tính axit (cam quýt, nước ép trái cây, nước sốt cà chua, cà phê và thực phẩm cay) để làm giảm các triệu chứng trào ngược axit và bệnh phổi.
Vi Cao
Theo www.foodprevent.com
Bỏ thuốc lá khi mang thai làm giảm nguy cơ sinh non
Theo một nghiên cứu mới của Đại học Dartmouth được công bố trên JAMA Network Open, có một mối liên quan giữa việc cai thuốc lá ở người mẹ khi mang thai và nguy cơ sinh non.
Những tác động tiêu cực đến sức khỏe của việc hút thuốc lá khi mang thai, bao gồm: nhẹ cân khi sinh, chậm phát triển tử cung, sinh non, tử vong ở trẻ sơ sinh và chậm phát triển lâu dài.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Samir Soneji đến từ Đại học Dartmouth giải thích: "Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là việc cai thuốc lá trong thai kỳ, tỷ lệ người hút thuốc trước khi mang thai bỏ hút thuốc khi mang thai về cơ bản vẫn không giảm từ năm 2011".
Các nhà điều tra đã tìm cách đánh giá khả năng sinh non của những bà mẹ hút thuốc trước khi mang thai và bỏ thuốc khi bắt đầu hoặc trong khi mang thai. Sử dụng dữ liệu từ Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, họ đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang với hơn 25 triệu phụ nữ mang thai (độ tuổi 25-29) đã sinh con trong giai đoạn 6 năm (2011-2017) và đo tần suất hút thuốc của họ ba tháng trước khi mang thai và trong thời kỳ mang thai. Đáng chú ý, phân tích của họ không chỉ cho thấy việc bỏ hút thuốc có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh non tới 20% nếu bắt đầu cai thuốc lá ngay từ khi mang thai.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy chỉ khoảng 25% phụ nữ hút thuốc trước khi mang thai có thể bỏ thuốc trong suốt thai kỳ và khoảng 50% phụ nữ hút thuốc trong thời kỳ mang thai đã hút nhiều hơn (hơn 10 điếu thuốc mỗi ngày) .
Tiến sĩ Samir Soneji, cho biết: "Mang thai có thể là thời gian căng thẳng trong cuộc sống của người phụ nữ. Và những phụ nữ hút thuốc trước khi mang thai có thể vẫn hút thuốc hoặc tiếp tục hút như một cách để giảm bớt căng thẳng này".
Do đó, việc các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai phải tập trung vào việc cai thuốc lá.
Đ.T.V
Theo Medicalxpress
Người đàn ông bị nhồi máu não đột ngột, nguyên nhân do thói quen mà nhiều quý ông Việt cũng có Sau khi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bác sĩ tiết lộ nguyên nhân không phải đâu xa vời mà do chính thói quen hằng ngày của người đàn ông này. Vào lúc 9 giờ sáng ngày 13 tháng 1 năm 2019, ông Wu (55 tuổi) người Trung Quốc sau khi ăn sáng xong, ông châm một điếu thuốc theo thói quen....