Bốn không khi uống rượu bia
Uống rượu bia quá nhanh, ngay trước giờ đi ngủ, trên máy bay… có thể gây hại cho cơ thể.
Cổ vũ cho đội bóng yêu thích, tận hưởng những buổi tụ tập sau giờ làm việc là những cách phổ biến để thư giãn của nhiều người. Trong những dịp này, họ có thể thưởng thức đồ uống có cồn và mắc phải một số sai lầm gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là các lưu ý khi sử dụng bia rượu:
Không uống quá nhanh
Uống quá nhiều và quá nhanh rượu bia khiến cơ thể không xử lý kịp có thể dẫn đến quá liều, ngộ độc. Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng rượu và nghiện rượu Mỹ, có quá nhiều cồn trong máu khiến các vùng não kiểm soát những chức năng hỗ trợ sự sống cơ bản như thở, nhịp tim và thân nhiệt bắt đầu ngừng hoạt động.
Uống rượu bia quá nhanh gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa: AI
Các triệu chứng của quá liều rượu bao gồm lú lẫn, khó giữ được tỉnh táo, nôn mửa, co giật, khó thở, nhịp tim chậm, phản ứng chậm, thân nhiệt thấp, thậm chí tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.
Uống rượu quá nhanh là khi một phụ nữ uống 4 đơn vị cồn hoặc một người đàn ông uống 5 đơn vị cồn trong khoảng 2 giờ. Thông thường, 1 đơn vị cồn tương đương 10g cồn ứng với 200ml bia (5%), 1 ly rượu vang 75ml (13,5%), 1 chén rượu mạnh 25ml (40%).
Không uống rượu bia sát giờ đi ngủ
Theo Verywellhealth, ban đầu, uống rượu sát giờ đi ngủ sẽ tăng cường mức adenosine trong não, có thể dẫn đến buồn ngủ. Nhưng sau đó, giấc ngủ sẽ bị gián đoạn, không sâu, tình trạng ngáy trở nên tồi tệ hơn, thậm chí gây chứng ngưng thở khi ngủ. Khi đó, bạn có thể thường xuyên tỉnh giấc, đổ mồ hôi trộm, đau đầu, gặp ác mộng.
Lý do là khi bạn uống quá nhiều rượu hoặc uống một lượng lớn rất nhanh, mức melatonin có thể thay đổi trong vòng 1 tuần sau đó. Melatonin là một loại hormone mà cơ thể tạo ra để điều hòa giấc ngủ.
Bởi vậy, hãy cố gắng tránh uống rượu 4 giờ trước khi bạn định đi ngủ.
Uống rượu bia trên máy bay gây mất nước nhanh. Ảnh minh họa: AI
Không uống rượu bia trên máy bay
Bạn có thể muốn thưởng thức ly rượu/bia miễn phí trên một chuyến bay dài nhưng đây là sở thích không tốt. Theo Cleveland Clinic, thay đổi áp suất và độ ẩm thấp trong khoang máy bay có thể dẫn đến tình trạng mất nước nhanh hơn. Rượu bia là đồ uống lợi tiểu, làm tăng lượng chất lỏng mà cơ thể bạn thải ra.
Không khí khô trên máy bay cùng với việc thường xuyên chạy vào nhà vệ sinh là nguyên nhân gây ra tình trạng nôn nao vì mất nước, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Không uống rượu bia với thuốc
Video đang HOT
Theo Business Insider, thuốc an thần như thuốc hỗ trợ giấc ngủ ức chế hệ thần kinh trung ương khiến các chức năng quan trọng như nhịp thở và nhịp tim của bạn chậm lại, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Rượu cũng có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương. Kết hợp thuốc an thần và rượu có thể khuếch đại tác dụng của cả hai, khiến người dùng cảm thấy rất buồn ngủ, mất phương hướng. Trong một số trường hợp, người uống có thể co giật, khó thở, bất tỉnh và tử vong.
Ngoài ra, uống rượu trước hoặc sau khi dùng thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc acetaminophen cũng có thể nguy hiểm. Lượng rượu lớn tương tác với thuốc gây chảy máu dạ dày, tổn thương gan.
Cảnh báo suy và cường giáp
Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp khá phổ biến. Tỉ lệ mắc bệnh của giới nữ cao hơn giới nam gấp 5 - 8 lần.
Ảnh: iStock
Yếu tố nguy cơ
Tuyến giáp là cơ quan có chức năng vừa sản xuất, vừa dự trữ và cung cấp 2 loại hormone đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa của cơ thể là T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine).
Khi nó hoạt động bình thường thì quá trình chuyển hóa của các bộ phận cơ quan trong cơ thể diễn ra một cách trật tự, ổn định và bình thường. Khi nó "lâm bệnh", các bất thường về chuyển hóa ngay lập tức xảy ra. Tùy theo mức độ bệnh mà các dấu hiệu lộ diện bên ngoài nhiều hay ít, rõ ràng hoặc còn mơ hồ.
Các yếu tố nguy cơ làm cho một người dễ mắc bệnh tuyến giáp hơn, bao gồm:
- Gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
- Người cao tuổi, nhất là giới nữ.
- Nghiện thuốc lá, thường xuyên bị căng thẳng.
- Dùng các loại thuốc mà thành phần chứa nhiều iode hay lithium.
- Từng bị chấn thương tuyến giáp, điều trị bệnh tuyến giáp hoặc ung thư.
- Người đang mắc một trong các bệnh sau đây: Đái tháo đường type I, bệnh suy thượng thận nguyên phát, bệnh thiếu máu ác tính, bệnh viêm khớp dạng thấp...
Các bệnh lý tuyến giáp thường gây rối loạn quá trình sản xuất hormone. Nếu việc sản xuất hormone của tuyến giáp bị giảm sút sẽ tạo ra bệnh cảnh suy giáp. Trái lại, nếu việc sản xuất hormone của tuyến giáp dư thừa sẽ tạo ra bệnh cảnh cường giáp. Tuy nhiên, cũng có những bệnh như ung thư và u nhân giáp lại không gây rối loạn quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp.
Nguyên nhân gây suy giáp:
- Thiếu iode trong chế độ ăn (thường gặp nhất trong bệnh lý tuyến giáp).
- Loại viêm tuyến giáp gây giảm sản xuất hormone tuyến giáp, viêm tuyến giáp sau sinh (tỉ lệ mắc
5 - 9%), viêm tuyến giáp tự miễn (bệnh Hashimoto).
- Sau phẫu thuật hoặc sau điều trị cường giáp bằng iode phóng xạ.
- Suy tuyến giáp bẩm sinh (tỉ lệ mắc 1/4.000).
- Sau các xạ trị điều trị bệnh ung thư.
- Bệnh lý của tuyến yên (tuyến chủ) gây tác động.
Nguyên nhân gây cường giáp:
- Thừa iode: Lượng iode đưa vào cơ thể dư thừa khiến cho tuyến giáp gia tăng sản xuất hormone.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch gây sản xuất hormone tuyến giáp quá mức (bệnh Graves).
- Viêm tuyến giáp loại gây tăng sản xuất hormone tuyến giáp.
- Khối u tuyến yên (tuyến chủ) gây ảnh hưởng lên tuyến giáp.
Ảnh minh họa: ITN
Nhận biết và phòng ngừa
Hormone của tuyến giáp sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể nên bất kỳ sự dư thừa hoặc thiếu hụt nào cũng đều gây tác động đến sức khỏe của người bệnh. Cho nên, việc phát hiện bệnh của tuyến giáp càng sớm thì điều trị càng có kết quả tốt hơn. Sau đây là những dấu hiệu thường thấy ở một người mắc bệnh:
Dấu hiệu nghi ngờ cường giáp:
- Luôn có cảm giác nóng, ra nhiều mồ hôi.
- Luôn lo lắng hay cáu gắt và mất ngủ.
- Giảm cân nặng cơ thể không rõ nguyên nhân.
- Tay run, nhịp tim nhanh.
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.
Dấu hiệu nghi ngờ suy giáp:
- Luôn có cảm giác mệt mỏi và lạnh.
- Tăng trọng lượng cơ thể không có chủ ý.
- Da khô, móng tay giòn, tóc giòn dễ gãy.
- Trí nhớ kém, nhịp tim chậm.
- Táo bón, trầm cảm.
- Rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng sinh sản.
- Tuyến giáp phì đại nên to ra.
Để phòng ngừa bệnh cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Nhất là không để quá thiếu hoặc quá thừa thành phần iode trong thức ăn.
Các nghiên cứu cho thấy, thiếu iode trong chế độ ăn là nguyên nhân thường gặp nhất trong bệnh lý tuyến giáp và gây suy giáp. Các chuyên gia về dinh dưỡng đưa ra một số thực phẩm lựa chọn sau đây:
- Thực phẩm giàu iode: Các loại hải sản, rong biển, tảo bẹ... Người bị cường giáp chú ý hạn chế ăn các loại thực phẩm này.
- Trái cây các loại và rau xanh như rau muống, mồng tơi, diếp cá... giúp cải thiện tình trạng mỏi mệt, đau cơ và điều hòa nhịp tim.
- Sữa chua ít chất béo chứa nhiều iode và vitamin D rất tốt cho tuyến giáp.
- Các loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân giàu protein thực vật, magne, vitamin E, B1... và một số chất khoáng cần cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả nhất.
Lời khuyên: Một người, có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh lý liên quan đến tuyến giáp thì cần đi khám và làm các xét nghiệm càng sớm càng tốt. Việc xác định chẩn đoán bệnh lý của tuyến giáp càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao, vì lúc này các rối loạn do bệnh lý tuyến giáp gây ra chưa để lại những hậu quả nghiêm trọng cho các bộ phận khác trong cơ thể từ vai trò điều phối và tác động mạnh mẽ của tuyến giáp.
Làm thể nào để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định? Số lượng người mắc tăng huyết áp nhưng không được phát hiện, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tại sao cần duy trì huyết áp mục tiêu - dưới 1 4...