Bốn khách sạn ở Hà Nội từng đón các đời Tổng thống Mỹ
Dưới đây là 4 khách sạn các tổng thống Mỹ từng nghỉ chân trong những chuyến công du Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Hà Nội vào ngày 27-28/2.
Trước đó, có 3 tổng thống Mỹ từng đến Việt Nam là Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton.
Dưới đây là 4 khách sạn được các tổng thống Mỹ từng nghỉ chân trong chuyến công du Việt Nam.
Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội
Sofitel Legend Metropole Hà Nội là khách sạn 5 sao, được xây dựng trên phố Ngô Quyền (Hà Nội) năm 1901 bởi người Pháp. Ảnh: Sofitel Legend Metropole Hà Nội
Khách sạn này sở hữu 364 phòng, trong đó có hạng Premium dành cho các khách VIP và chính trị gia. Ảnh: Sofitel Legend Metropole Hà Nội.
Phòng Tổng thống có diện tích 176 m2, nằm trong khu Opera của khách sạn, được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, cao cấp cũng như được hưởng dịch vụ dành riêng. Ảnh: Sofitel Legend Metropole Hà Nội.
Nơi đây đã từng đón nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách của các nước trên thế giới khi đến Việt Nam. Tổng thống Trump cũng lưu trú ở đây khi đến Hà Nội vào tháng 11/ 2017. Ảnh: Sofitel Legend Metropole Hà Nội.
Phòng tắm 5 sao trong khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội. Ảnh: Sofitel Legend Metropole Hà Nội
Khách sạn JW Marriott
Khách sạn JW Marriott (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được chọn là nơi ở và phục vụ ông Barack Obama – người tiền nhiệm của ông Donald Trump và phái đoàn Mỹ trong 3 ngày làm việc tại Hà Nội vào năm 2016. Ảnh: JW Marriott
Khách sạn này kết cấu theo kiểu đường xoắn ốc, nằm trên diện tích đất 6,3 ha, với 9 tầng, có 450 phòng, hướng về phía mặt hồ nước. Ảnh: Zing.vn
Trên tầng 7 của khách sạn 5 sao này có ba phòng nghỉ siêu cấp, một phòng Phó tổng thống và một phòng Tổng thống. Ảnh: VietNamNet.
Căn phòng Tổng thống ở đây có tổng diện tích 320 m2 với 8 phòng riêng biệt khác nhau. Ảnh: VietNamNet.
Với mức giá 7.000 USD mỗi đêm, J.W Marriott hiện là khách sạn có giá phòng nguyên thủ đắt nhất tại Hà Nội. Ảnh: VietNamNet.
Khu bể bơi 4 mùa trong khách sạn J.W Marriott. Ảnh: J.W Marriott
Khách sạn Sheraton Hà Nội
Khách sạn Sheraton Hà Nội (quận Tây Hồ, Hà Nội) là khách sạn mà Tổng thống George W. Bush đã ở khi tham dự hội nghị APEC và thăm chính thức Việt Nam năm 2006. Ảnh: Sheraton Hà Nội
Năm 2006, phía Mỹ đã thuê trọn tầng 18 của khách sạn để dành cho Tổng thống Bush. Ảnh: Sheraton Hà Nội
Để đảm bảo an ninh, không ai biết rõ ông Bush ở đâu trong 3 phòng. Khi đó, toàn bộ tầng 18 và hành lang được lực lượng an ninh Mỹ phụ trách, không ai có thể tiếp cận. Ảnh: Sheraton Hà Nội
Trên tầng 18 có một căn phòng đế vương và 2 phòng tổng thống với diện tích gần 200 m2/phòng. Khách sạn có tổng 299 phòng, nằm bên cạnh Hồ Tây. Ảnh: Sheraton Hà Nội
Khách sạn Daewoo
Khách sạn Daewoo (quận Ba Đình, Hà Nội) là nơi Tổng thống Bill Clinton đã ở khi thăm Việt Nam năm 2000. Ảnh: Daewoo hotel.
Nhiều chính khách thế giới cũng từng ở khi tới Hà Nội như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hay Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva… Ảnh: Zing.vn
Phòng nằm ở tầng áp mái 17, là một căn penthouse với khung cửa kính và ban công rộng lớn, có 3 mặt hướng ra 3 phía. Phòng rộng 288 m2 với nhiều tiện ích hiện đại. Ảnh: Zing.vn
Bên cạnh cũng có phòng ngủ dành cho trợ lý, vệ sĩ hoặc thư ký của các chính khách, giúp việc. Ảnh: Daewoo hotel
Bể bơi ngoài trời trong khuôn viên khách sạn.
Video: Tổng thống Obama ăn bún chả tại Việt Nam
Theo vietnamnet
Chuyên gia Việt Nam giải mã chuyến đi Trung Quốc của Kim Jong Un
"Ông Kim Jong Un thăm Trung Quốc có thể thúc đẩy, tìm ra giải pháp cho vấn đề Triều Tiên, như hạt nhân hoá Triều Tiên hay không, nhưng bản chất, Trung Quốc vẫn sử dụng con bài Triều Tiên để gây sức ép với Mỹ".
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường- Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và phát triển quan hệ quốc tế (CSSD) bình luận khi trả lời phỏng vấn Dân Việt.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) lên đường tới Trung Quốc ngày 8.1.2019. (Ảnh: Yonhap/TTXVN).
Nhà lãnh đạo Triều Tiên ông Kim Jong-un được cho là đang có chuyến thăm bốn ngày tới Trung Quốc. Chuyến thăm được thực hiện ngay trong tuần đầu tiên của năm mới, hẳn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với quan hệ Trung -Triều thưa ông?
- Truyền thông Triều Tiên và Trung Quốc cũng đã đăng tin xác nhận chuyến thăm của ông Kim Jong Un đến Trung Quốc. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Kim Jong Un đến Trung Quốc trong năm 2019, tuy nhiên nếu xét về thời điểm tại sao lại chọn ngay trong tuần đầu của năm mới, theo tôi cũng không có gì quá đặc biệt. Thời điểm nào không quan trọng, đây chỉ là chuyến thăm ngoại giao của nhà lãnh đạo Triều Tiên sang Trung Quốc, để rồi vào giữa năm nay, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lại có chuyến thăm Triều Tiên. Tôi cho rằng không nên làm trầm trọng hoá chuyến thăm này. Có thể, một số thoả thuận sẽ đạt được trong chuyến đi này, nhưng điều đó không phải là chìa khoá then chốt để giải quyết bản chất vấn đề.
Xét về quan hệ Mỹ và Trung Quốc, đó là mối quan hệ vờn nhau, gài nhau. Chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên đến Bắc Kinh giúp nâng cao vai trò của Trung Quốc, nhưng về cơ bản, Mỹ -Trung vẫn tiếp tục gài nhau nhưng sẽ không gay gắt, mà là cầm cự để đủ gây ảnh hưởng cho quan hệ Mỹ-Triều.
Nói về quan hệ Mỹ-Triều, liệu có phải là dấu hiệu cho một năm sóng gió hay không khi trong thông điệp đầu năm mới 2019, ông Kim Jong Un cảnh báo rắn rằng, nếu Mỹ không giảm nhẹ hạn chế trong quan hệ với Triều Tiên thì Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục chương trình hạt nhân của mình?
-Chắc chắn quan hệ Mỹ- Triều sẽ chưa thể giải quyết được những vấn đề nóng giữa họ. Nhưng năm nay, 2 bên sẽ phải làm lành, giải quyết mọi vấn đề đều cần có nhượng bộ lẫn nhau bởi gây sóng gió chỉ có thiệt cả đôi bên. Với những tiến bộ nhất định mà Mỹ và Triều Tiên đã đạt được trong năm qua, không cho phép họ quay trở lại, không thể để cho những nỗ lực đó thành "xôi hỏng, bỏng không" được. Nên, nếu nhìn từ bên ngoài, chúng ta có thể thấy Mỹ -Triều luôn "gầm gè" nhau nhưng không gay gắt được.
Chuyến đi Trung Quốc lần này của ông Kim Jong Un có thể thúc đẩy, tìm ra giải pháp cho vấn đề Triều Tiên, như hạt nhân hoá Triều Tiên hay không, nhưng bản chất, Trung Quốc vẫn sử dụng con bài Triều Tiên để gây sức ép với Mỹ. Trong năm nay hy vọng sẽ giải quyết được một số vấn đề, nhưng cục diện của bộ ba Mỹ- Trung-Triều là câu chuyện lâu dài và rối rắm.
Sáng 8.1, chiếc Mercedes-Benz S600 Pullman Guard được cho là chở theo nhà lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện với cảnh sát hộ tống trên đường phố Bắc Kinh. Ảnh: Reuters.
Trung Quốc đang mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại với Mỹ chưa có lối thoát lâu dài khi việc đình chiến thương mại với Mỹ (đạt được nhờ cuộc gặp trực tiếp giữa ông Trump và ông Tập) chỉ còn kéo dài chừng 2 tháng nữa. Vậy, chuyến thăm của ông Kim Jong Un có phải là có lợi hơn cho Trung Quốc ở thời điểm này?
Các thách thức về thương mại mà ông Tập Cận Bình phải đương đầu do sức ép từ phía chính quyền ông Trump lại xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm - ngay trước năm 2019, năm được cho là quan trọng nhất đối với sự nghiệp của ông Tập Cận Bình. Như chúng ta biết, hiện nay Phó đại diện thương mại Mỹ đang có chuyến thăm Bắc Kinh để bàn thảo các vấn đề liên quan đến thương mại Mỹ-Trung. Còn 52 ngày nữa, các nút thắt thương mại Mỹ-Trung có giải quyết được hay không sẽ phần nào quyết định được tương lai mối quan hệ này. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng, quan hệ thương mại chỉ là một mắt xích quan trọng trong quan hệ Mỹ -Trung. Bản chất của mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh từ nhiều năm trước, hiện tại và nhiều năm sau vẫn là mối quan hệ cạnh tranh của hai ông lớn. Quan hệ Mỹ-Triều thực ra hỗ trợ cho quan hệ Mỹ-Trung. Mỹ luôn kìm chế Trung Quốc và chính sách Triều Tiên cũng là nhằm phục vụ cho điều đó. Triều Tiên là một phần trong bức tranh chung của quan hệ Mỹ-Trung Quốc.
Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quan hệ quốc tế.
Thưa ông, hiện có nhiều thông tin đồn đoán rằng, sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai và nhiều khả năng, địa điểm được chọn để hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên gặp mặt là một thành phố ở Việt Nam, quan điểm của ông về dự đoán này như thế nào?
Trong "quả hồ lô" của cả hai bên Mỹ và Triều Tiên đều có rất nhiều sự lựa chọn. Thông tin bạn vừa đề cập hiện nay cũng chỉ là tin đồn. Cũng có thể thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sẽ trở lại Singapore, hoặc một thành phố nào đó ở châu Âu và cũng có thể là ở Hàn Quốc, hay Đà Nẵng của Việt Nam...Tất cả đều là sự lựa chọn. Nhưng quan trọng phải có kết quả cụ thể nhượng bộ giữa hai bên mới có thể nói được rằng họ có thể tiếp tục ngồi lại với nhau lần 2 hay không.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Báo Hàn Quốc: Ông Kim Jong-un bất ngờ tới Trung Quốc Ngày 7/1, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Trung Quốc để tham dự cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ tư với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo Yonhap.Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, trích dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tối 7/1 đã đến thủ đô Bắc Kinh, Trung...