Bốn giai đoạn điều trị Covid-19
Bệnh nhân Covid-19 nhập viện được điều trị bằng nhiều phương pháp, từ thở oxy đơn giản đến các thủ thuật xâm lấn hiện đại nhất là ECMO.
Người bệnh phải thực hiện hàng loạt xét nghiệm, trong đó quan trọng nhất là kiểm tra nồng độ oxy trong máu để xem xét chức năng hoạt động của phổi. Bác sĩ cũng đo huyết áp để biết trạng thái của tim và hệ thống tuần hoàn.
Những biện pháp điều trị hiện tại không trực tiếp chữa khỏi Covid-19, chúng góp phần hỗ trợ bệnh nhân chống chọi với virus.
Nhiều người phải trải qua hàng loạt liệu trình với mức độ xâm lấn và nguy hiểm tăng dần.
Giai đoạn 1: Liệu pháp oxy cơ bản
Đây là hình thức điều trị cơ bản nhất đối với người bệnh Covid-19 khi họ bắt đầu có triệu chứng khó thở, không đủ lượng oxy vào máu. Bệnh nhân được đeo mặt nạ oxy để hỗ trợ quá trình hô hấp.
Giai đoạn 2: Liệu pháp oxy cao áp
Đây là phương pháp dùng oxy tinh khiết ở áp lực cao để điều trị hay điều dưỡng bệnh, hữu ích cho các nhiễm trùng nghiêm trọng, bọt khí trong mạch máu (phát sinh từ bệnh giảm áp).
Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán. Ảnh: AFP.
Bệnh nhân được thở oxy nguyên chất hoặc hỗn hợp khí giàu oxy trong buồng cao áp. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ theo dõi dấu hiệu sinh tồn một cách kỹ càng hơn. Người bệnh tỉnh táo trong suốt quá trình.
Giai đoạn 3: Thông khí cơ học (thở máy)
Biện pháp được sử dụng khi việc thông khí tự nhiên không có tác dụng. Máy thở sẽ hỗ trợ phổi của người bệnh đẩy không khí vào và ra. Đây là một thủ thuật xâm lấn có gây mê.
Video đang HOT
Máy thở giúp bệnh nhân duy trì sự sống, cho cơ thể họ thêm thời gian để chống lại virus.
Giai đoạn 4: Tim phổi nhân tạo (ECMO)
Đây là sự lựa chọn cuối cùng của các bác sĩ, khi người bệnh ở trạng thái nguy kịch. Phổi đã tổn thương nghiêm trọng, không còn đủ khả năng thực hiện quá trình trao đổi khí, đưa oxy vào máu.
ECMO sử dụng một hệ tuần hoàn để thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ và duy trì chức năng sống cho bệnh nhân. Liệu pháp tương tự với máy trợ tim thường thấy trong phẫu thuật hở van tim, là một trong những cách hồi sức cấp cứu tiên tiến nhất hiện nay.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban hành các hướng dẫn tạm thời, khuyến nghị sử dụng liệu pháp ECMO cho các bệnh nhân Covid-19 có hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS).
Bệnh nhân Vũ Hán được thở ECMO hồi tháng 2. Ảnh: China Daily
Một máy ECMO giá khoảng 120.000 USD. Hệ thống tim phổi nhân tạo này bao gồm màng trao đổi oxy nhân tạo, ống dẫn máu tránh làm đông máu, ống thông tiếp cận máu, bơm máu và bộ trao đổi nhiệt nhằm giữ ấm cho máu khi nó đi qua hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể.
Máu của người bệnh được bơm ra ngoài, đi qua phổi nhân tạo. Máy ECMO sẽ loại bỏ carbon dioxide, làm ấm máu trước khi bơm trở lại cơ thể người bệnh. Ống thông đặt trực tiếp vào tĩnh mạch ở cổ (và tĩnh mạch cảnh nếu cần thiết), sau đó nối với mạch ECMO.
Bệnh nhân được gây mê trong toàn bộ quá trình.
Để tránh các cục máu đông khi bơm khỏi cơ thể, bác sĩ sử dụng thuốc làm loãng máu heparin.
Khi dịch bệnh còn hoành hành ở Trung Quốc, máy ECMO được sử dụng cho các ca bệnh nặng nhất. Tại cuộc hội thảo trực tuyến tổ chức vào giữa tháng 3 do Đại học Tim mạch Mỹ tài trợ, bác sĩ ở Vũ Hán khuyến khích các nước phương Tây sử dụng liệu pháp sớm hơn, thay vì chờ đến giai đoạn cuối.
ECMO không phải cách chữa bệnh. Thiết bị đóng vai trò cấp cứu, hỗ trợ hoạt động của phổi và chỉ phù hợp với số ít bệnh nhân có thể trạng tốt.
Một chuyên gia cho biết: “Đây là thủ thuật rất nguy hiểm, bởi bạn đang đưa máu qua một loại thiết bị tổng hợp, điều này có thể gây tổn thương tế bào và phản ứng viêm”.
Thục Linh
10 biện pháp điều trị và theo dõi chung cho bệnh nhân Covid-19
Bệnh nhân Covid-19 cần nghỉ ngơi tại buồng bệnh thoáng khí, giữ ấm, nhỏ mũi, súc miệng họng bằng dung dịch thông thường, uống đủ nước, hạ sốt bằng paracetamol nếu sốt cao...
Hưởng ứng đợt thi đua đặc biệt Ngành y tế chung tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Y tế, Hội Điều dưỡng Việt Nam vừa ra mắt các poster hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19.
Theo ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, các thông điệp truyền thông và poster nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và an toàn cho cộng đồng. Các tài liệu được xây dựng dựa trên các văn bản hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế và tham khảo thêm các khuyến cáo của CDC-Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới.
Theo Ths Mục, hiện nay đại dịch Covid-19 có các yếu tố nguy cơ do nguồn lây nhiễm cả từ bên ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, cũng như lây nhiễm chéo ở cộng đồng. Đồng thời cũng đã có cán bộ y tế bị lây nhiễm Covid-19 trong quá trình chăm sóc người bệnh. Trong đó điều dưỡng viên cũng là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao trong quá trình chăm sóc phục vụ người bệnh Covid-19.
"Hằng ngày các bác sĩ, điều dưỡng đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao khi phải tiếp cận gần với đường thở của người bệnh để thực hiện các thủ thuật như đặt nội khí quản, hút dịch... Các ca trực kéo dài, hết giờ làm việc họ vẫn phải ở lại với người bệnh", Chủ tịch Hội Điều dưỡng chia sẻ.
Hiện hội điều dưỡng Việt Nam có hơn 100.000 hội viên khắp cả nước và chiếm hơn 50% nhân lực của hệ thống y tế trực tiếp chăm sóc phục vụ người bệnh và tham gia phòng chống đại dịch Covid-19.
Đến tối 6/4, Việt Nam ghi nhận 245 trường hợp mắc Covid-19, trong đó 153 người từ nước ngoài chiếm 62,4%, 92 người lây nhiễm thứ phát trong đó 62 người thuộc ổ dịch nội địa. 95 người đã điều trị khỏi bệnh. Ngoài ra, có 34 trường hợp âm tính lần 1, 24 người âm tính lần 2 với SARS-CoV-2.
Trong số này đã có 4 cán bộ y tế (2 bác sĩ và 2 điều dưỡng) nhiễm với Covid-19. Hàng trăm cán bộ y tế thuộc diện cách ly do tiếp xúc gần đã nghiêm túc tuân thủ đúng theo quy định của Bộ Y tế.
Dưới đây, Hội Điều dưỡng Việt Nam đưa ra 10 biện pháp điều trị và theo dõi chung với bệnh nhân mắc Covid-19:
- Nghỉ ngơi tại giường, buồng bệnh thoáng khí, không đóng cửa để dùng điều hoà.
- Giữ ấm, nhỏ mũi, súc miệng họng bằng dung dịch thông thường.
- Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.
- Hạ sốt nếu sốt cao, dùng paracetamol liều 10-15mg/kg/lần. Không quá 2 gam/ngày với người lớn.
- Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng.
- Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường (nếu cần).
- Phục hồi chức năng sớm để cải thiện chức năng phổi, tăng cường khả năng vận động.
- Điều trị các bệnh lý mạn tính (nếu có).
- Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển tổn thương phổi trong khoảng 7-10 ngày của bệnh để can thiệp kịp thời.
- Tư vấn hỗ trợ tâm lý, động viên người bệnh.
Người bệnh Covid-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, giống như cúm thông thường, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay người suy giảm miễn dịch.
Khoảng 80% các trường hợp bệnh chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi. Khoảng 14% các ca bệnh có diễn biến nặng như viêm phổi, viêm phổi nặng. Khoảng 5% cần điều trị tại các cơ sở hồi sức tích cực với các biểu hiện suy hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái...), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm trùng... có thể dẫn đến tử vong.
Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
Nam Phương
Máy đo nồng độ ôxy trong máu giúp xác định sớm tình trạng suy hô hấp Máy đo nồng độ ôxy trong máu là một thiết bị cho phép bệnh nhân có thể xác định kịp thời triệu chứng khó thở, một trong những triệu chứng của bệnh COVID-19. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện dã chiến ở Lombardy, Italy ngày 23/3/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 23/3, người đứng...