Bốn giai đoạn cho xe khách hoạt động sau nới lỏng giãn cách
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương lấy ý kiến tổng hợp xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Bốn giai đoạn
Để thực hiện 4 giai đoạn theo dự thảo, Bộ GTVT yêu cầu các trạm dừng nghỉ, bến xe, doanh nghiệp vận tải hành khách liên tỉnh, đội ngũ lái xe và phương tiện trong cả nước hàng loạt yêu cầu phòng chống dịch đảm bảo an toàn.
Bốn giai đoạn cho xe khách hoạt động sau nới lỏng giãn cách.
Theo dự thảo, doanh nghiệp sẽ được tăng dần số lượng xe được phép hoạt động theo từng giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (tối đa 10 ngày kể từ ngày áp dụng kế hoạch), doanh nghiệp có tối đa không vượt quá 40% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm). Giai đoạn 2 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 1), doanh nghiệp có tối đa không vượt quá 60% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt và có giãn cách chỗ trên phương tiện.
Giai đoạn 3 (tối đa 10 ngày kể từ ngày kết thúc giai đoạn 2), doanh nghiệp thực hiện tối đa không vượt quá 80% số chuyến trong 10 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được phê duyệt và giai đoạn 4 (trạng thái bình thường mới), doanh nghiệp được hoạt động trở lại bình thường.
Trong quá trình thực hiện từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình dịch COVID-19 tại các địa phương, Sở GTVT các tỉnh, thành phố hai đầu tuyến chạy liên tỉnh thống nhất áp dụng thực hiện một trong các giai đoạn nêu trên.
Video đang HOT
Riêng đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, xe hợp đồng, du lịch; vận chuyển học sinh, sinh viên, Sở GTVT các địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố quyết định. Trong đó, xe hợp đồng (trừ trường hợp vận chuyển học sinh, sinh viên), du lịch không được chở quá 50% số người được phép chở cho đến khi thực hiện trạng thái bình thường mới.
Điều kiện cần để xe khách hoạt động
Đặt vấn đề ưu tiên phòng chống dịch COVID-19 lên hàng đầu sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội, Bộ GTVT yêu cầu các doanh vận tải phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển. Trong đó, chú trọng tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Bên cạnh đó, bảo đảm phương tiện, lái xe hoạt động theo đúng hành trình, lộ trình tuyến đăng ký, đối tượng vận chuyển và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố.
Đáng chú ý, Bộ GTVT yêu cầu các doanh nghiệp phải khử khuẩn phương tiện trước và ngay sau khi kết thúc hành trình theo hướng dẫn của Sở Y tế địa phương; đồng thời yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe chỉ dừng đỗ dọc đường đúng các địa điểm đã ghi trong lệnh cấp vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển hành khách đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Đối với các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ, cao tốc được phéo hoạt động phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế và địa phương; niêm yết đường dây nóng của cơ quan chức năng để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng chống dịch và kịp thời truy vết các trường hợp nghi mắc COVID-19 theo yêu cầu của nhà chức trách và cơ quan y tế.
Riêng đối với lái, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe, Bộ GTVT dự thảo 2 phương án: Thực hiện nghiêm “nguyên tắc 5K” và quy định đối với người tham gia giao thông về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế; bên cạnh việc thực hiện nghiêm “nguyên tắc 5K” phải đáp ứng một trong các tiêu chí như: Người đã tiêm đủ liều vắc xin trong đó liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm đi trên phương tiện, có chứng nhận tiêm chủng trên sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều của cơ sở tiêm chủng, người đã mắc và khỏi bệnh COVID-19 (có giấy xác nhận khỏi bệnh không quá 6 tháng tính đến thời điểm đi trên phương tiện của ngành Y tế theo quy định), người chưa tiêm vaccine hoặc đã tiêm 1 mũi vaccine có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 được thực hiện trong vòng 72 giờ hoặc theo thời hạn khác do Bộ Y tế quy định.
Điều kiện cần nhất đảm bảo xe khách hoạt động liên quan đến phương tiện được Bộ GTVT yêu cầu các doanh nghiệp là phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe theo quy định tại Nghị định số 10/2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đồng thời, phương tiện phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Ngoài ra, các bến xe khách phải xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách ra, vào bến xe bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng chống dịch COVID-19; kiểm tra hành khách thực hiện quy định về phòng chống dịch trước khi vào bến. Bến xe khách chỉ tiếp nhận phương tiện vào hoạt động tại bến xe khi thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm phòng chống dịch theo quy định. Trong trường hợp phát hiện lái, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế để xử lý.
Lắp camera trên xe kinh doanh để làm gì?
Chưa đưa ra quy chuẩn, dữ liệu thu được chưa biết truyền về đâu..., nhưng Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các Sở GTVT tỉnh, thành phố triển khai lắp đặt camera ghi hình trên xe khách, xe tải, hoàn thành trước 1/7.
Do lo ngại chi phí tốn kém nhưng sau đó lại để "tê liệt" như thiết bị giám sát hành trình (GPS), các hiệp hội vận tải đã có ý kiến về việc này.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu xe kinh doanh vận tải phải lắp camera trước 1/7 Ảnh: Anh Trọng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) cho biết, đơn vị vừa gửi văn bản đôn đốc Sở GTVT các tỉnh, thành phố với nội dung, từ ngày 1/7 tới, tất cả xe chở khách trên 9 chỗ và xe tải đầu kéo phải thực hiện xong việc lắp đặt camera ghi hình khi hoạt động. "Việc này là để thực hiện giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp vận tải được quy định tại Nghị định 10 năm 2020 của Chính phủ", đại diện Tổng cục ĐBVN nói.
Trước kiến nghị của các hiệp hội vận tải, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, do đã được nghị định của Chính phủ quy định nên việc lắp camera trên xe khách không thể không thực hiện. Vấn đề ở đây là thực hiện thế nào cho hợp lý, phù hợp với từng thời điểm thì Bộ GTVT đang đưa ra các giải pháp. Đề cập cụ thể một số vấn đề được các hiệp hội vận tải nêu ra trong kiến nghị, ông Thọ cho biết, ông vừa yêu cầu Tổng cục ĐBVN nghiên cứu, tiếp nhận các ý kiến, sau đó có trả lời cụ thể cho từng hiệp hội, báo cáo kết quả về Bộ GTVT trước ngày 25/4.
Để thực hiện việc này, Tổng cục ĐBVN yêu cầu, mỗi xe khách phải lắp camera theo dõi ghi hình được các khu vực, như vị trí làm việc của lái xe, vị trí khách lên xuống, khoang hành khách. Trong quá trình hoạt động, camera phải truyền được dữ liệu hình ảnh về trung tâm với tần suất 3-5 phút/lần. Đơn vị vận tải phải lưu trữ hình ảnh camera tối thiểu 24 giờ khi xe chạy cự ly đến 500 km, tối thiểu 72 giờ với xe chạy trên 500 km. Tại cơ quan chức năng, dữ liệu hình ảnh sẽ được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép nhằm kiểm soát hoạt động của lái xe, ngăn ngừa, xử lý xe chở quá tải, nhồi nhét khách, chạy sai hành trình, luồng tuyến...
Để thiết bị tích hợp được các công nghệ viễn thông mới, Tổng cục ĐBVN khuyến cáo các đơn vị lựa chọn camera chạy trên nền tảng bắt được sóng điện thoại 4G, 5G. Theo đại diện Tổng cục ĐBVN, dự kiến có khoảng 200.000 xe khách, container, xe đầu kéo trên cả nước phải lắp camera trước 1/7 để thực hiện quy định của Chính phủ.
Nêu ý kiến về việc này, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) Nguyễn Văn Quyền cho rằng, do các thủ tục pháp lý, hạ tầng để thực hiện lắp camera chưa được xây dựng, ban hành đầy đủ, cùng với đó, sau hơn 2 năm lắp đặt thiết bị GPS, hiện có gần 50% thiết bị trên xe khách không hoạt động... "Đây là cơ sở để cơ quan chức năng đánh giá, nên xem lại việc yêu cầu lắp đặt thiết bị công nghệ tiếp trên các xe kinh doanh vận tải", ông Quyền đề nghị.
Về chi phí, ông Quyền cho biết, với 200.000 xe phải lắp đặt, tính trung bình khoảng 10 triệu đồng/xe; mỗi doanh nghiệp (DN) vận tải phải bỏ ra từ 1 đến 2 tỷ đồng, toàn quốc khoảng 8.000 đến 9.000 tỷ đồng là quá sức chịu đựng của các DN. Đây là số kinh phí rất lớn với DN trong bối cảnh đang phải chống chọi với hậu quả do COVID-19 gây ra.
Đề nghị lùi thời hạn lắp camera
Trước nhiều băn khoăn của DN vận tải, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, VATA đã tổ chức một số cuộc họp, sau đó có kiến nghị gửi Bộ GTVT và các cơ quan có liên quan. Trong kiến nghị này, VATA đã đưa ra 5 nội dung chưa phù hợp để triển khai lắp thiết bị camera trên xe kinh doanh vận tải. Trong các nội dung này có việc, Nghị định 10 và các thông tư hướng dẫn của Bộ GTVT chưa thống nhất về vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe khách; chưa có quy chuẩn lắp đặt camera trên xe khách; dữ liệu camera xe khách, nhà xe thu được chưa biết truyền về đâu (chưa rõ địa chỉ, máy chủ để truyền); việc ghi và lưu trữ hình ảnh bằng camera trên xe chỉ phục vụ cho cơ quan quản lý nhà nước, vì vậy cần làm rõ mục đích của việc lắp đặt này là gì.
Ông Nguyễn Sinh Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội (HTA) cho biết, trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT về nội dung trên, HTA đề nghị: sửa đổi, lùi thời gian triển khai một số quy định chưa thiết thực, hiệu quả đối với công tác quản lý vận tải. Trong các nội dung này có việc lắp đặt camera trên xe khách, xe tải. "Trong lúc chưa ban hành quy chuẩn thiết bị và chưa có trung tâm kết nối thì việc tạm dừng hoặc lùi thời gian lắp đặt camera để không gây tốn kém trong hoạt động vận tải là việc cần phải làm... Trong thời gian này, cơ quan có liên quan nên hoàn thiện các thủ tục và trả lời các câu hỏi: lắp đặt camera trên xe khách để làm gì? Có tác dụng ra sao? Cơ chế xử lý vi phạm, chịu trách nhiệm quản lý thế nào...", ông Bùi Sinh Quyền đề nghị.
Doanh nghiệp vận tải khốn khổ chạy theo xét nghiệm Để phòng chống dịch, nhiều địa phương đã đặt ra các quy định, yêu cầu về xét nghiệm Covid-19 khác nhau, gây khó cho vận chuyển hàng hoá. Sáng 23/9, gần 1 tuần sau kiến nghị đến Quảng Ninh than khó về quy định xét nghiệm Covid-19 với lái xe chở hàng qua cửa khẩu Móng Cái, ông Trần Đức Nghĩa, Trưởng ban...