Bốn đặc sản Quảng Ngãi xác lập kỷ lục Việt Nam
Bốn món đặc sản tiêu biểu của Quảng Ngãi được công nhận kỷ lục Việt Nam năm 2012 gồm cá bống Sông Trà, món Don, kẹo gương và quế Trà Bồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tổ chức quảng bá rộng rãi 4 đặc sản trên. Các địa phương có đặc sản tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết về kỷ lục; vận động, hỗ trợ để người dân tiếp tục duy trì và phát triển việc sản xuất và khai thác các đặc sản đã được xác lập kỷ lục Việt Nam, góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước và con người Quảng Ngãi đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Món don đặc trưng chỉ có ở Quảng Ngãi
Đặc sản kẹo gương với đậu phụng
Thương hiệu quế Trà Bồng. (Ảnh sưu tầm)
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết: “Đây là những đặc sản đã có từ lâu ở Quảng Ngãi, thông qua việc công nhận 4 đặc sản trên ghi nhận kỷ lục Việt Nam, chúng tôi tổ chức phối hợp, tuyên truyền và quảng bá rộng rãi. Điều quan trọng, người dân Quảng Ngãi cần có nhận thức tự quảng bá, giữ gìn hình ảnh, chất lượng đặc sản lâu dài, tránh việc lợi dụng danh hiệu kỷ lục Việt Nam để kinh doanh bất hợp pháp”.
Theo Dantri
Phát hiện kiến trúc lạ tại đền Voi Phục: Chưa thể lý giải!
Một loại hình kiến trúc đặc biệt vừa được phát hiện qua đợt thám sát khảo cổ học tại di tích đền Voi Phục - Thụy Khuê- Hà Nội. Theo thông tin do ông Nguyễn Văn Tùng - Trưởng ban Quản lý đền Voi Phục cho biết, vào tháng 9 vừa qua, khi đào móng dựng cột làm mái che tạm để tu bổ đền, đơn vị thi công đã phát hiện một số lon sành.
Hiện trường hố khai quật tại đền Voi Phục
Lập tức ông Tùng báo cho các cơ quan chức năng để xin hướng giải quyết. Tiếp đó, Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội đã đề nghị Sở VH-TT&DL và Cục Di sản Văn hoá xem xét, đề nghị Bộ VH-TT&DL cho phép Sở VH-TT&DL TP Hà Nội phối hợp với Hội Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật, người phụ trách là PGS.TS Nguyễn Lân Cường. Do không gian đặc thù của di tích, nhóm khai quật chỉ mở duy nhất một hố thám sát với diện tích 15m2. Ở độ sâu chừng 1m, xuất lộ một dãy 2 chuỗi vò sành đặt đối xứng, chạy song song và kéo dài. Mỗi dãy này lại gồm từng đôi vò sành đặt úp lên nhau.
Phân tích bước đầu cho thấy các vò sành có niên đại từ thế kỷ XIV- XVII, trong đó chủ yếu là thời Lê sơ (XV). Vò có đường kính miệng 20cm, cao từ 20-30cm" - PGS.TS Nguyễn Lân Cường khẳng định, đây là một kiến trúc lạ, chắc chắn không phải vò đựng hài cốt, và càng không phải là bãi thải vỏ sành của lò nung nào. Hội Khảo cổ Việt Nam cũng đã mời một số chuyên gia từ Viện Khảo cổ, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Trung tâm khảo cổ thuộc ĐHQG Hà Nội tới thực địa để xin ý kiến. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chưa thể đưa ra một giả thiết nào quanh cách sắp xếp kỳ lạ của dãy bình gốm trên. Hiện khu vực khai quật này đã được xử lý chống thấm và lấp tạm bằng cát, trước khi được tiếp tục mở rộng nghiên cứu thêm 15m2 nữa tại khu vực phụ cận (dự kiến vào tháng 12 tới). Các vò sành tìm thấy sẽ tạm thời được chuyển về Bảo tàng Hà Nội - ngoại trừ một vài vò có chứa các vỏ nhuyễn thể bên trong được giữ lại để tiếp tục nghiên cứu.
Theo ANTD
Loại khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện "treo" Do 8 dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh chậm thi công, tính hiệu quả thấp nên Sở Công thương Quảng Ngãi đã đề nghị loại bỏ 8 dự án này ra khỏi quy hoạch. Theo đó, 8 dự án thủy điện gồm Sông Tang 1, Sông Tang 2 và Suối Kem (huyện Tây Trà) Sơn Trà 3 và Đaksêlô (huyện Sơn...