Bổn cũ soạn lại, Tôn Hoa Sen muốn đón sóng nguyên liệu rẻ?
Từ cuối 2018, đầu 2019 khi giá HRC giảm mạnh, Tôn Hoa Sen đã chủ động tăng nhanh tốc độ bán hàng, giảm mạnh tồn kho…
Quá khứ “đầu cơ” hàng tồn kho: được và mất
Nguyên liệu đầu vào của CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) chủ yếu là thép cuộn cán nóng HRC. Tận dụng độ trễ trong việc nhập hàng tồn kho, sản xuất và xuất bán tôn thành phẩm, cuối năm 2015 khi giá HRC giảm mạnh, HSG đã tiến hành “đầu cơ” hàng tồn kho. Khi giá HRC bật tăng vào đầu năm 2016, biên lợi nhuận gộp của HSG tăng lên trên 16,6%, thậm chí trong giữa năm 2016, biên lãi gộp của HSG đã lên tới mức 25%, mức cao nhất kể từ trước đến nay.
Nguồn: DNSE.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017-2018, giá HRC không tăng và giữ ở mức cao khiến lợi thế trong việc nhập trước hàng tồn kho không còn, biên lợi nhuận của HSG khi đó đã giảm mạnh về mức thấp kỷ lục trong 3 năm là 8%. Đỉnh điểm, HSG báo lỗ hơn 100 tỷ đồng vào quý IV/2018. Cổ phiếu HSG theo đó cũng lao dốc mạnh.
Cổ phiếu HSG lao dốc mạnh từ trong những tháng cuối năm 2018. Nguồn: FireAnt.
Giảm mạnh hàng tồn kho, HSG muốn đón sóng nguyên vật liệu rẻ
Video đang HOT
Một lần nữa, HSG tiếp tục có động thái “đón sóng” nguyên vật liệu giá rẻ vào đầu năm 2019. Cụ thể, đầu 2019 khi giá HRC giảm mạnh, HSG đã chủ động tăng nhanh tốc độ bán hàng, giảm mạnh tồn kho. Trong giai đoạn quý II/20118-quý IV/2019, hàng tồn kho của HSG giảm hơn 55%. Đặc biệt, số ngày tồn kho của HSG giảm mạnh từ 141 ngày (quý IV/2017) về 67 (quý II/2019). Động thái này của HSG được Chứng khoán Đại Nam (DNSE) cho là để chuẩn bị cho việc đón đầu nguyên vật liệu giá rẻ.
Điều này cũng có phần hợp lý, khi ông Lê Phước Vũ, chủ tịch HSG, cũng từng chia sẻ trong đại hội cổ đông hồi đầu năm nay rằng: “50% lợi nhuận HSG đến từ đầu cơ nguyên liệu, và sẽ tiếp tục như vậy”.
Nguồn: DNSE.
Theo số liệu được DNSE tổng hợp, giá HRC đã giảm 23% từ đầu năm 2019. Biên lợi nhuận của HSG theo đó cũng hồi phục nhẹ lên lên mức 13%.
Ngoài việc ráo riết đẩy nhanh tốc độ bán hàng tồn kho, HSG còn đang đẩy mạnh tái cấu trúc tài chính và hệ thống phân phối.
Nợ vay HSG giảm mạnh từ mức đỉnh về 9.600 tỷ đồng tính đến 30/09/2019. Công ty giảm nợ vay do không duy trì đầu cơ hàng tồn kho trong thị trường giá xuống của HRC.
Nguồn: DNSE.
Về kinh doanh, lợi nhuận sau thuế HSG đã tăng trở lại trong năm 2019 sau khi giảm mạnh suốt giai đoạn 2017-2018. Lợi nhuận sau thuế quý IV/2019 đạt 84 tỷ đồng, tăng mạnh trong khi cùng kỳ 2018 HSG lỗ 101 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, những chính sách thuế chống bán phá giá giúp các nhà sản xuất trong nước gia tăng sản lượng và biên lợi nhuận trở lại.
Cụ thể, tháng 6/2019, Bộ Công Thương đã áp thuế tạm thời đối với các sản phẩm Tôn, Thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Tháng 10/2019, Bộ Công thương đã chính thức áp dụng mức thuế này đối với sản phẩm xuất xứ Hàn Quốc. DNSE nhận định chính sách bảo hộ kéo dài cùng xu hướng giá thép HRC giảm mạnh dự báo giúp kết quả kinh doanh của HSG phục hồi mạnh mẽ.
Những điểm tích cực dường như đang được phản ánh vào giá cổ phiếu của HSG trên thị trường. Kết phiên giao dịch 02/12, giá cổ phiếu HSG đóng cửa ở mức 7.850 đồng/cổ phiếu. Trong 1 tháng qua, giá cổ phiếu tăng hơn 9
Theo Nhipcaudautu.vn
Hoa Sen Group (HSG) đã giảm được hơn 3.300 tỷ nợ vay, thu gọn gần 100 chi nhánh, lợi nhuận 3 quý vẫn chỉ đạt phân nửa cùng kỳ với 277 tỷ đồng
Luỹ kế 9 tháng đầu niên độ, Tập đoàn Hoa Sen đạt 21.685 tỷ doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 277 tỷ, lần lượt giảm 16% và 46% so với cùng kỳ.
Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) đã công bố BCTC quí 3 của niên độ tài chính 2018-2019 với doanh thu thuần đạt 7.228 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kì năm ngoái. Lợi nhuận gộp cũng giảm 6% xuống còn 970 tỷ đồng.
Tuy nhiên nhờ cắt giảm dư nợ, quản lý chặt hàng tồn khiến Tập đoàn giảm phần lớn chi phí, bao gồm chi phí lãi vay giảm 6%, chi phí quản lý giảm 54% chi phí bán hàng giảm 7%.
Kết quả, Hoa Sen đạt lợi nhuận trước thuế 216 tỷ, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kì năm trước. Lợi nhuận sau thuế tương ứng thu về 161 tỷ đồng, tăng 94%.
Luỹ kế 9 tháng đầu niên độ, Tập đoàn đạt 21.685 tỷ doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 277 tỷ, lần lượt giảm 16% và 46% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 30/6/2019, Tập đoàn có 395 chi nhánh, giảm 96 đơn vị so với con số 491 cuối năm 2018 (ghi nhận tại BCTN HSG).
Sau "cơn bĩ cực" năm 2018, đây là quý thứ 3 liên tiếp có lãi của Hoa Sen trong bối cảnh toàn ngành thép vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Điều này có thể đến từ việc cắt giảm mạnh chi phí khi HSG ráo riết tái cấu trúc thời qua gần đây, đồng thời tình hình giá HRC giảm tạo thuận lợi cho Công ty cải thiện biên lợi nhuận.
Ghi nhận đến cuối quý này, hàng tồn HSG giảm mạnh từ 6.607 tỷ về 4.923 tỷ đồng, dự phòng hàng tồn tương ứng giảm từ 41 tỷ về 31 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh từ mức ngàn tỷ về vài trăm tỷ đồng.
Đặc biệt, nợ trong kỳ giảm hơn 3.000 tỷ về 12.801 tỷ, trong đó nợ vay ngắn hạn giảm từ 10.880 tỷ về 7.723 tỷ, nợ vay dài hạn giảm từ 3.462 tỷ về còn 3.282 tỷ đồng. Nhờ cắt giảm nợ, lãi vay trong kỳ Tập đoàn phải gánh giảm 17 tỷ đồng, về còn 560 tỷ.
Trên thị trường, cổ phiếu HSG sau đợt tăng gần đây đã điều chỉnh, chốt phiên 30/7 tại mức 7.300 đồng/cp. Ghi nhận những phiên qua, dàn lãnh đạo cấp cao HSG liên tục gom cổ phiếu. Trong đó, đáng chú ý có ông Trần Ngọc Chu - Phó Chủ tịch HĐQT thường trực với khối lượng mua vào 500.000 đơn vị, nâng sở hữu sau giao dịch lên 0,33% vốn. Hay Tổng Giám đốc Trần Quốc Trí cũng mua 380.000 cp; ông Bùi Thanh Tâm - Phó ban Tái cấu trúc kiêm Phụ trách quản trị - đăng kí mua vào 302.600 cp...
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Quý III: Doanh thu của Hoa Sen giảm 30%, lợi nhuận tăng 127% Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý III niên độ tài chính 2018-2019 với doanh thu thuần giảm 30% nhưng lợi nhuận thuần lại tăng vọt 127% so với cùng kỳ. Tôn thép Hoa Sen. Tập đoàn Hoa Sen nhận định, năm 2018 và 2019 là năm khó khăn với các doanh nghiệp tôn thép...