Bốn cô gái cạo trọc đầu, vào bệnh viện dã chiến chăm sóc F0
Để tránh vướng víu khi mặc đồ bảo hộ và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, 4 nữ tình nguyện viên ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 ( TP.HCM) rủ nhau cắt đi mái tóc dài.
Dù đã suy nghĩ kỹ và chuẩn bị tâm lý từ trước, Trần Ngọc Bích Phương, tình nguyện viên ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP Thủ Đức), vẫn hồi hộp khi từng lọn tóc dài lần lượt được cạo sạch khỏi mái đầu.
Đó là hôm 28/7, tròn một tuần cô đăng ký tham gia tình nguyện chống dịch.
Giống như Phương, 3 người bạn thân thiết của cô là Đài Trang, Ngọc Lan, Thùy Trang cũng quyết định cạo đầu để tiện cho công việc.
Bích Phương cạo đầu ngay sau khi trở về từ ca làm việc đêm ở bệnh viện.
“Ban đầu, mình thấy có chút lạ lẫm và tiếc nuối. Thế nhưng, mình hiểu rằng điều này giúp bảo vệ bản thân và mọi người nên cạo xong, mình thấy vui, mạnh mẽ hơn khi nhìn vào gương. Tối đó, mấy chị em trọc đầu tụm lại, cười khúc khích”, Phương kể với Zing.
Thấy Phương đăng ảnh khoe kiểu đầu mới, mẹ cô bày tỏ niềm vui và cảm phục con gái. Một số bạn bè của cô cũng gọi điện động viên.
Tình nguyện chăm sóc F0
Đều đặn mỗi ngày, Phương cùng các tình nguyện viên mặc đồ bảo hộ kín mít, vào bệnh viện làm việc theo ca được phân công.
Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ nhân viên y tế, chăm sóc F0 từ ăn cơm, uống thuốc, tập vật lý trị liệu, thay tã, ga giường, vệ sinh thân thể, theo dõi chỉ số SPO2 đến trấn an, tâm sự, an ủi bệnh nhân. Bên cạnh đó, họ còn lau phòng bệnh, đổ rác, ai nhờ gì làm nấy.
Video đang HOT
Hết ca, có khi thức trắng từ 21h tới 8h sáng hôm sau, Phương cùng nhóm bạn leo lên xe, trở về điểm tập kết là Nhà Thiếu nhi TP Thủ Đức. Vì an toàn của bản thân và gia đình, họ không về nhà hơn một tháng nay.
Các cô gái xa nhà hơn một tháng nay để hỗ trợ các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.
Các cô gái xa nhà hơn một tháng nay để hỗ trợ các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.
Tại bệnh viện dã chiến, Phương có nhiều kỷ niệm khó quên.
“Có cô Luân dễ thương lắm, nhận mấy chị em mình làm con nuôi. Các cô, chú bệnh nhân thì rủ tụi mình hết dịch đi ăn uống. Rồi cô Hằng lúc nằm viện nguy kịch, không thể nói chuyện, phải viết ra giấy để giao tiếp. Ngày nào tụi mình cũng vào tâm sự với cô đến khi cô bình phục, được xuất viện, mừng lắm”, cô gái kể.
Sau chuyến đi này, Phương cảm thấy trưởng thành, mạnh mẽ và dũng cảm hơn. Công việc hàng ngày cũng dạy cho cô sự kiên nhẫn và cảm thông với mọi người.
“Mình rất thích câu nói ‘Sinh ra không phải chỉ để sống trên đời mà còn sống cho đời nữa’. Vào thời điểm khó khăn, mình chỉ muốn cống hiến chút sức trẻ cho quê hương. Mong mọi người tuân thủ 5K, giữ gìn sức khỏe và có ý thức chung tay đẩy lùi dịch bệnh”, cô nhắn nhủ.
Dù công việc vất vả, các nữ tình nguyện viên ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 luôn giữ tinh thần lạc quan.
TP.HCM chuyển đổi 3 bệnh viện dã chiến thành bệnh viện điều trị COVID-19
Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1, 6 và 13 sẽ chuyển đổi thành bệnh viện điều trị COVID-19 để tiếp nhận người bệnh có triệu chứng trung bình, nặng hoặc có triệu chứng chuyển nặng từ các khu cách ly tập trung F0 quận, huyện.
Nhân viên y tế trong một ca trực điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM - Ảnh: Bộ Y tế cung cấp
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng vừa ký văn bản khẩn gửi đến Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 và Bệnh viện điều trị COVID-19 về việc sắp xếp người bệnh theo đúng phân tầng phù hợp.
Ông Thượng cho biết thực hiện chỉ đạo của chủ tịch UBND TP về việc đảm bảo tất cả các trường hợp F0 khi cần chăm sóc y tế phải được chuyển đến các cơ sở thu dung điều trị COVID-19, không để người bệnh tử vong vì chậm trễ, Sở Y tế đề nghị các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 chịu trách nhiệm tiếp nhận, điều trị các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, có hoặc không có bệnh lý nền kèm theo, tuyệt đối không từ chối các trường hợp F0 có bệnh lý nền ổn định.
Các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 1, số 6, số 13 sẽ chuyển đổi thành bệnh viện điều trị COVID-19 để tiếp nhận người bệnh có triệu chứng trung bình/nặng, có hoặc không có bệnh lý nền hoặc tiếp nhận các trường hợp có triệu chứng chuyển nặng từ các khu cách ly tập trung F0 quận, huyện.
Đồng thời, 18 bệnh viện điều trị COVID-19 (danh sách bên dưới) rà soát tất cả người bệnh không triệu chứng đã được điều trị ổn định để chuyển về các bệnh viện dã chiến, nhằm sẵn sàng giường trống tiếp nhận các trường hợp khác.
Sở Y tế đề nghị giám đốc các bệnh viện cho người bệnh xuất viện khi đủ các tiêu chuẩn. Cụ thể, kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 7 âm tính hoặc dương tính với giá trị CT>=30; trường hợp dương tính với giá trị CT
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP ngày 26-7 cho biết tính đến hết ngày 25-7, TP có 61.192 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố (chưa tính số ca nhiễm đã công bố sáng 26-7).
Hiện TP đang điều trị cho 38.733 bệnh nhân dương tính, trong đó có 657 bệnh nhân nặng đang thở máy và 12 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính cộng dồn đến nay đã có 561 bệnh nhân tử vong.
Danh sách 18 bệnh viện điều trị COVID-19 có người bệnh ổn định không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ
Tây Ninh chuyển đổi tất cả bệnh viện công thành bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19
Phó giám đốc Sở Y tế Tây Ninh Trần Văn Sỹ vừa có thông báo số 3198, kể từ ngày 26-7, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thực hiện chuyển đổi công năng thành bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Hưng là một trong những bệnh viện tư nhân được phép tiếp nhận khám chữa bệnh - Ảnh: TUẤN ANH
Cũng theo thông báo trên, các cá nhân có nhu cầu khám, chữa bệnh, cấp cứu thuộc các huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu và thị xã Trảng Bàng liên hệ khám và điều trị tại Bệnh viện Xuyên Á, thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Còn đối với người dân thuộc các huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu, thị xã Hòa Thành và thành phố Tây Ninh khi có nhu cầu khám, chữa bệnh, cấp cứu thì liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hồng Hưng, thuộc thị xã Hòa Thành.
Tính đến ngày 25-7, Tây Ninh đã thiết lập 198 vùng phong tỏa, trong đó đang phong tỏa 188 vùng, 10 vùng đã giải tỏa.
Hiện có 3.355 người cách ly tập trung; 8.898 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú; tình hình sức khỏe 748 bệnh nhân đang điều trị COVID-19 (tính đến 7h ngày 25-7), gồm 274 trường hợp có triệu chứng (trong đó: 19 trường hợp trở nặng và 2 trường hợp nguy kịch) và còn lại 474 trường hợp chưa phát hiện triệu chứng bất thường. Đã có 7 ca tử vong.
Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh Tây Ninh, các điểm nóng ở tại huyện Dương Minh Châu và thị xã Trảng Bàng có số lượng bệnh nhân gia tăng theo từng ngày; các địa phương khác như thị xã Hòa Thành, thành phố Tây Ninh; huyện Gò Dầu, Châu Thành, Tân Châu, Tân Biên, Bến Cầu đều có phát sinh ca nhiễm COVID-19 cộng đồng.
'Còn chút hơi thở là còn sự sống', cộng đồng mạng kêu gọi mua máy trợ thở tặng bệnh viện Trước diễn biến phức tạp của COVID-19 tại Thành phố (TP) Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận, nhiều cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp đã chung tay chia sẻ, lan tỏa chương trình quyên góp mua máy trợ thở tặng một số bệnh viện phía Nam. Mọi người cảm thấy hạnh phúc khi lan tỏa được chương trình ý nghĩa,...