Bốn chuyên gia Trung Quốc được vinh danh ‘có công chống Covid-19′
Chính quyền Trung Quốc vinh danh và trao thưởng cho những người đóng góp công sức lớn trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
Hôm 3/8, viện sĩ Chung Nam Sơn được trao Huân chương Cộng hòa – huân chương cao quý nhất của nhà nước Trung Quốc. Ba chuyên gia khác được đề cử Danh hiệu Vinh dự Quốc gia, bao gồm thiếu tướng Trần Vi, bác sĩ Trương Định Vũ và ông Trương Bá Lễ.
“Giải thưởng thể hiện tinh thần tận tụy của Trung Quốc, nỗ lực nghiên cứu khoa học cùng sự đoàn kết trong tình cảnh khó khăn”, Zhang Ji, trợ lý trưởng khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Phục Đán, nhận định.
Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, viện sĩ Chung, 84 tuổi, đã ở lại tuyến đầu chống dịch, cố vấn kịp thời cho chính phủ về các biện pháp phòng ngừa, hạn chế lây nhiễm. Ông cũng là người đề ra kế hoạch chẩn đoán, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Viện sĩ Chung Nam Sơn, người có công lớn đối với Trung Quốc trong cuộc chiến chống Covid-19. Ảnh: SCMP
Video đang HOT
Bác sĩ Trương Định Vũ, phó giám đốc Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Vũ Hán Jinyintan, có công xác nhận bệnh “viêm phổi lạ” là do chủng virus corona mới gây ra. Sau khi tiếp nhận đợt 7 bệnh nhân đầu tiên vào ngày 29/12/2019, ông lập tức đưa họ vào khu cách ly, thu mẫu xét nghiệm để phân tích trình tự gene virus. Bác sĩ Trương cũng lãnh đạo các nhân viên y tế điều trị cho hơn 2.800 người.
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm, thiếu tướng Trần Vi là người lãnh đạo Viện Công nghệ Sinh học thuộc Học viện Khoa học Quân y điều chế và phát triển vaccine Covid-19. Đây là vaccine “ứng viên” đầu tiên trên thế giới được công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một, sản sinh miễn dịch kép ở người dùng.
Bác sĩ Trương Bá Lễ tiên phong sử dụng y học cổ truyền để điều trị cho người mắc Covid-19. Trung Quốc tuyên bố khoảng 92% các trường hợp dương tính được chưa khỏi theo hình thức này. Song đây vẫn là vấn đề vấp phải tranh cãi, đặc biệt từ chuyên gia y tế phương Tây.
“Giải thưởng này có ý nghĩa rất lớn đối với nhân viên y tế. Nó cũng gửi thông điệp đến chính phủ, kêu gọi ưu tiên hàng đầu cho công tác chăm sóc sức khỏe của người dân”, Chủ tịch của Đại học Y Quảng Châu, nhận định.
Vắcxin COVID-19 sẽ đi vào sử dụng cuối năm nay
Các quan chức Mỹ vừa cho biết, vắcxin COVID-19 Moderna sẽ được sử dụng rộng rãi vào cuối năm nay sau khi hãng này công bố bắt đầu thử nghiệm 30.000 liều để kiểm tra độ an toàn và tính hiệu quả.
Vắcxin của hãng Mordena sẽ đưa vào sử dụng cuối năm nay
Trở ngại lớn nhất chính là việc phê chuẩn cấp phép.
Thử nghiệm này là nghiên cứu giai đoạn cuối đầu tiên trong chương trình của chính quyền ông Trump nhằm tăng tốc các biện pháp chống lại virus corona và thêm hy vọng vào một loại vắc xin có hiệu quả sẽ giúp chấm dứt đại dịch COVID-19.
Moderna đã nhận được gần 1 tỷ USD từ chính quyền Mỹ trong chương trình hỗ trợ giúp các ứng cử viên sản xuất vắcxin nhanh chóng.
Có hơn 150 ứng cử viên sản xuất vắc xin COVID-19 đang trong quá trình triển khai với khoảng 20 ứng cử viên triển vọng đã thực hiện thí nghiệm trên người.
Trong tháng này, Pfizer và Johnson & Johnson bắt đầu các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn mới đối với các ứng cử viên vắcxin COVID-19.
Hãng dược phẩm Anh AstraZeneca cho biết, họ sẽ bắt đầu các thử nghiệm quy mô lớn tại nghĩ vào mùa hè này đối với các vắcxin mà họ phát triển theo nghiên cứu của đại học Oxford.
Giám đốc viện sức khỏe quốc gia của Mỹ cho biết trong buổi công bổ bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 quy mô lớn của hãng Moderna rằng: " Một loại vắcxin COVID-19 an toàn và hiệu quả sẽ được phát hành vào cuối năm 2020 là một mục tiêu lớn nhất nhưng cũng là mục đích đúng đắn dành cho người Mỹ".
Nếu cuộc thử nghiệm này cho thấy được tính an toàn và hiệu quà của vắc xin COVID-19, Moderna có thể sẽ cung ứng hàng chục triệu liều.
Giám đốc điều hành của hãng Moderna cho biết, công ty vẫn duy trì việc phát hành khoảng 500 triệu liều một năm và có thể tăng lên 1 tỷ liều một năm.
Các thử nghiệm quy mô lớn của Moderna được thiết kế để đánh giá tính an toàn của vắc xin Moderna mNRA-1273 và xác định xem liệu nó có thể ngăn ngừa được các triệu chứng COVID-19 sau khi dùng hai liều hay không.
Ứng cử viên vắc xin Moderna sử dụng thông tin RNA tổng hợp để mô phỏng bề mặt của virút cô zô na và dậy cho hệ miễn dịch cách nhận diện và vô hiệu hóa nó. Công nghệ này cho phép phát triển nhanh hơn và sản xuất nhanh hơn so với các loại vắc xin truyền thống.
Hơn 662.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận gần 16,9 triệu ca nCoV và hơn 662.000 người chết, khi WHO cảnh báo Covid-19 dường như không theo mùa và trỗi dậy ở nhiều nơi. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 16.874.095 ca nhiễm và 662.085 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 260.555 và 6.528 ca sau 24 giờ, trong khi 10.433.542 người...