Bốn chị em U60 lái xe xuyên Việt: Hành trình trong mơ và những con số ‘khó tin’
Bốn người phụ nữ U60, U50 đã cùng nhau thực hiện chuyến đi xuyên Việt thử thách bản thân mình với những con số vô cùng ấn tượng.
Những con số ấn tượng
35 ngày, 31 tỉnh thành, tự lái xe 6750 km, tiêu thụ hơn 1200 lít xăng qua bốn lần tăng giá, hơn 150 bộ trang phục, áo dài, áo cờ đỏ sao vàng, check-in hơn 180 điểm.
Đó là những con số ấn tượng về chuyến đi xuyên Việt của nhóm bạn U60 ở Hà Nội. Bốn người phụ nữ, người lớn tuổi nhất sinh năm 1962 còn “em út” sinh năm 1971. Có những người là cô giáo – học trò, có người là bạn đồng niên, bạn cùng trường… Niềm đam mê du lịch đã trở thành sợi dây kết nối họ với nhau.
Xuyên Việt ở độ tuổi quá nửa đời người, bỏ ngoài tai những ngần ngại và lơi can ngăn của mọi người vì lo lắng đến an toàn, sức khỏe, bốn thành viên trong nhóm vẫn quyết tâm thực hiện chuyến đi đã được ấp ủ từ khi còn trẻ. Một chuyến đi của tự do, của niềm vui. Một chuyến đi thử thách chính bản thân mình.
‘4 chị em trên một chiếc ô tô’
Khởi hành trên chiếc xe 7 chỗ tự lái từ Hà Nội, cả nhóm đi theo cung đường từ Hà Nội đến Cà Mau theo đường Hồ Chí Minh, rồi lại từ Cà Mau trở về Hà Nội theo cung đường biển và quốc lộ 1A. Lịch trình đi của từng ngày được lên cụ thể, cẩn thận như đi đến điểm nào và sẽ nghỉ chân tại điểm nào, được cân đối hợp lý giữa thời gian di chuyển, thời gian thăm quan check-in và nghỉ ngơi. Tuy nhiên cả nhóm cũng xác định trong quá trình đi sẽ phải rất linh hoạt, tùy cơ ứng biến khi có vấn đề phát sinh.
Chiếc xe 7 chỗ được chọn làm phương tiện di chuyển của nhóm
Trong nhóm có ba thành viên có thể lái xe, dự định ban đầu là cả ba sẽ thay nhau lái. Thế nhưng thực tế chị Quỳnh Loan (sinh năm 1971) – người đã có kinh nghiệm cầm lái hơn 120.000km, là người đã lái toàn bộ chuyến đi bởi chị yêu thích cảm giác được ngắm nhìn cảnh sắc bên ngoài hiện ra trước kính lái trên mỗi cung đường, thích được thử thách bản lĩnh trên những đoạn đường khó. Trước chuyến đi, chị Loan đã phải mang xe đi bảo dưỡng, “lê la” khắp các gara để hỏi han kinh nghiệm cũng như mua những dụng cụ cần thiết để có thể xử lý khi xe gặp sự cố.
Trong 35 ngày vi vu dọc đất nước, chị Quỳnh Loan cũng gặp khá nhiều những tình huống thử thách. Có những cung đường xấu khó đi, có những khi phái lái hàng trăm cây số mới tìm được chỗ đổ xăng, có khi phải băng qua những cơn mưa rừng Trường Sơn xối xả mịt mù, có lúc bị va quệt vỡ gương xe, phải di chuyển với chiếc gương được vá víu lại bằng băng dính… Rất may với sự hỗ trợ của các thành viên, chị Loan và cả nhóm đã cùng bình tĩnh xử lý, vượt qua thử thách.
Check-in hơn 180 điểm, thăm các khu di tích lịch sử và nghĩa trang liệt sỹ
Trong suốt chuyến đi, mỗi thành viên trong nhóm đều được phân công nhiệm vụ rất rõ ràng. Nếu chị Quỳnh Loan phụ trách lái xe, check đường thì chị Bùi Cẩm Giang (sinh năm 1971) là người lo các công tác hậu cần ăn nghỉ, chị My Dung (sinh năm 1964) là “giám đốc hình ảnh” chụp những bức ảnh check-in tuyệt đẹp cho mọi người, chị cả Tuyết Nga (sinh năm 1962) lại người chị lớn luôn điềm tĩnh, động viên và là “điểm tựa tinh thần” cho các thành viên.
Là người chịu trách nhiệm lo cho việc ăn nghỉ của cả đoàn, thông thường, vào buổi tối hôm trước, chị Cẩm Giang sẽ chủ trì việc lên danh sách những điểm đến của ngày hôm sau và thảo luận cùng cả nhóm. Chị tìm trước trên google map và các trang đặt phòng nơi sẽ nghỉ tối.
Video đang HOT
Do thuê phòng chủ yếu chỉ để tắm giặt và ngủ, nên nơi ngủ của nhóm cũng rất đa dạng, từ resort tới khách sạn, nhà nghỉ và cả homestay. Việc ăn uống cũng rất linh động, từ nhà hàng cho tới quán ven đường để có thể thưởng thức được những món ăn đặc sản của mỗi vùng miền. Nhóm cũng xác định, xuyên Việt là sẽ “sướng cùng sướng, khổ cùng khổ” nên không thành viên nào than thở khi lịch trình bị nhỡ, phải ăn nghỉ ở những nơi thiếu thốn điều kiện.
Cùng nhau check-in hơn 180 điểm, với hơn 140 bộ trang phục bao gồm cả áo dài, áo cờ đỏ sao vàng
Trong 35 ngày, cả nhóm đã check-in hơn 180 điểm gồm những khu du lịch nổi tiếng, bãi biển, các điểm cực… Điều đặc biệt là cả nhóm còn dành thời gian đi tới rất nhiều những khu di tích lịch sử và nghĩa trang liệt sỹ. Bởi các thành viên trong nhóm tâm niệm, ngày hôm nay có thể thực hiện chuyến đi xuyên dọc đất nước này, là nhờ ơn những người đã nằm xuống, những người đã đánh đổi cả tuổi xuân xanh để giữ lấy từng mái nhà, từng vùng đất cho thế hệ sau.
Check-in những điểm di tích lịch sử
Đi đâu không quan trọng, quan trọng là đi với ai
Trong chuyến đi, dù có những địa điểm nhiều thành viên đã đi tới 2,3 lần, nhưng khi đến lại mọi người vẫn cảm thấy hào hứng thích thú và check-in nhiệt tình. Không chỉ vì phong cảnh đẹp mà còn bởi “đi đâu không quan trọng, quan trọng là đi với ai”. ” Dù đã đi du lịch rất nhiều nhưng chúng mình vẫn luôn phải “trầm trồ” với vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước. Và lại càng tuyệt hơn khi được đi cùng những người bạn vô cùng thân thiết, “hợp cạ” như thế này. Suốt cả chuyến đi cả nhóm không hề có bất cứ cuộc tranh cãi, hiểu lầm nào, chỉ toàn là cười vui thôi.”, chị Dung My hào hứng chia sẻ với VietNamNet.
Chuyến đi lúc nào cũng đầy ắp những nụ cười
Chinh phục Mũi Đôi cực Đông là kỷ niệm đáng nhớ nhất với cả nhóm. Chọn phương án dễ dàng hơn là thuê cano đi bằng đường biển thay vì trekking từ đầu đến cuối bằng đường bộ, nhưng cả nhóm vẫn phải vượt qua 2,5km đi bộ trên cát lún dưới nắng cháy, leo dây lên mỏm đá 6m.
Có những lúc mọi người đã muốn bỏ cuộc vì sợ sức khỏe không cho phép, nhưng rồi lại động viên nhau cố gắng thêm một chút nữa, đừng từ bỏ. Tới được Mũi Đôi, cả nhóm vỡ òa trong niềm tự hào vì bản thân đã vượt qua được một thử thách lớn.
Cả nhóm chinh phục Mũi Đôi sau chặng đường vất vả
Kết thúc chuyến xuyên Việt 35 ngày, những người phụ nữ chạm ngưỡng 50, 60 tuổi khi được hỏi đi một chuyến dài như vậy có mệt không? Tất cả đều lắc đầu cười. “Mỗi ngày thức dậy, bọn mình đều cảm thấy hào hứng, vui tươi và hạnh phúc. Mỗi ngày đều là một ngày vui, tràn đầy năng lượng và cảm hứng. Cuối mỗi ngày chúng mình đều nói với nhau: ngày hôm nay của chúng ta thật tuyệt vời. Và ngày mai sẽ còn là ngày tuyệt vời hơn thế.”, cả nhóm chia sẻ.
Với cả bốn thành viên, đi xuyên Việt không phải là để lấy thành tích, không phải để chứng tỏ hay khoe bất cứ điều gì. Đơn giản với các chị, chuyến đi ấy là chuyến đi mơ ước, là giấc mơ mà bản thân từng không nghĩ mình có thể làm được. Điều giá trị nhất mà mỗi người nhận được sau chuyến đi, ngoài một trái tim đầy ắp niềm vui và kỷ niệm khó quên, thì còn là cảm giác mãn nguyện. Mãn nguyện vì đã dám đón nhận thử thách, mãn nguyện vì đã dám sống cho những điều mà mình từng ấp ủ, ước mơ.
Chuyến xuyên Việt hoàn thành tốt đẹp cũng là động lực để cả nhóm lên kế hoạch cùng nhau tiếp tục vi vu những vùng đất khác. Dự kiến đến cuối năm, nhóm sẽ thực hiện chuyến đi ba tuần khám phá các tỉnh miền núi phía Bắc.
Ảnh: NVCC
Chàng trai 2K chinh phục hành trình đi bộ xuyên Việt trong 893 ngày
Sau gần 2 năm rưỡi, cuối cùng, chàng thanh niên trẻ quê Nam Định - Vũ Duy Hoàn đã kết thúc hành trình đi bộ xuyên Việt 0 đồng gây chấn động của mình tại cột cờ Lũng Cú, Hà Giang.
Vào ngày 7/8 vừa qua, Vũ Duy Hoàn chính thức đặt chân đến cột cờ Lũng Cú, đánh dấu hoàn thành chặng đường đi bộ vượt qua hơn 3.000km chiều dài đất nước, từ Đất Mũi Cà Mau đến Hà Giang, một kỷ lục mà rất có thể sẽ phải mất thêm nhiều năm nữa mới có người vượt qua.
Vũ Duy Hoàn chính thức khép lại hành trình 893 ngày đi bộ xuyên Việt 0 đồng của mình tại cột cờ Lũng Cú, Hà Giang. Ảnh: Facebook Vũ Duy Hoàn
Tự nhận có máu phiêu lưu trong người bắt nguồn từ những ngày làm hướng dẫn viên du lịch, Vũ Duy Hoàn quyết định thử thách bản thân bằng cách đi bộ dọc đất nước để trải nghiệm cuộc sống. Chàng trai chia sẻ, bản thân thực hiện chuyến đi này với ba mục đích. Thứ nhất là cổ vũ tinh thần dám nghĩ dám làm của giới trẻ ngày nay. Thứ hai là truyền tải thông điệp "sống là để yêu thương", vì mỗi con người trên thế giới này đều ẩn chứa lòng trắc ẩn bên trong. Cuối cùng là "cuộc sống sẽ thú vị hơn khi có nhiều trải nghiệm".
Xuất phát từ mũi Cà Mau vào ngày 26/2/2020, hành trang của Hoàn chỉ vỏn vẹn vài bộ quần áo, đôi giày chạy bộ, cây gậy cùng chiếc túi 0 đồng.
"Khi không có tiền, chúng ta sẽ như thế nào? Làm thế nào để sống sót, sinh tồn hoàn thành chặng đường vạn dặm này? Hành trình này cũng là cơ hội để Hoàn mang đến những trải nhiệm thực tế nhất cho mọi người hiểu hơn về văn hóa các vùng miền trên đất nước Việt Nam ta", Hoàn bộc bạch.
Chuyến đi ban đầu được dự tính hoàn thành trong 100 ngày, nhưng đại dịch xuất hiện đã khiến chàng trai buộc phải kéo dài thời gian. Để trang trải cho chuyến đi, Hoàn thường xin việc làm tại những nơi anh đặt chân đến để đổi lại thức ăn và chỗ ngủ. Có những ngày anh ra đồng bắt cá sông, phụ bán bún, bán nước đến cắt cỏ, thu hoạch dứa... cùng người dân. Hành trình mỗi ngày của Hoàn bắt đầu từ 4 giờ 30 đến 12 giờ, buổi chiều sẽ từ 14 giờ đến 17 giờ. Cứ thế ngày qua ngày, Hoàn lại đi thêm 30 đến 40 cây số.
Hoàn phụ việc cùng người thợ điêu khắc đá tại làng đá mỹ nghệ Ninh Vân (Ninh Bình). Ảnh: Facebook Vũ Duy Hoàn
"Muốn được ở lại ngủ nhà người lạ thì điều quan trọng là mình phải thật sự chân thành, tạo niềm tin cho những người mình gặp", Hoàn nói về bài học kinh nghiệm sau những ngày khó khăn nhưng đầy thú vị của mình.
Trên chuyến hành trình vạn dặm trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên và con người xứ sở, Hoàn liên tục thực hiện nhiều đoạn video để chia sẻ trên mạng xã hội và được rất nhiều người biết đến và yêu thích.
"Trên dọc đường anh chị có tặng em tiền, nhưng hành trình của em đi không dùng tiền cho nên em đã nói rằng, nếu trên đường đi có gặp hoàn cảnh khó khăn hơn thì em sẽ gửi tặng số tiền được nhận cho người đó. Đến bây giờ kết thúc rồi mà trong túi vẫn còn tiền của các anh chị", chàng trai Nam Định chia sẻ.
Được biết, Hoàn sẽ dùng số tiền nhận được từ những nhà hảo tâm và từ kênh YouTube của mình để làm từ thiện tại những vùng cao, qua đó, tăng thêm phần ý nghĩa cho chuyến đi bộ xuyên Việt của mình. Chàng thanh niên nhắn gửi: "Em sẽ tới những bản làng xa xôi của Hà Giang còn đang gặp nhiều khó khăn để đi làm từ thiện, tu sửa lại trường học cho các em. Anh chị em ở Hà Giang có gặp em trên đường có thể chụp với em một tấm ảnh kỷ niệm. Trên đường đi làm từ thiện, nếu có khó khăn gì thì cũng mong anh chị em giúp đỡ".
Tại mỗi nơi Hoàn ghé thăm đều được người dân tiếp đón nhiệt tình, để lại trong tim chàng trai trẻ nhiều kỷ niệm đẹp. Ảnh: Facebook Vũ Duy Hoàn
Thầy giáo 52 tuổi đi xe máy xuyên Việt, kể lúc chặn đầu ô tô trên 'đèo gió hú' Anh Trần Quốc Tiến - một thầy giáo tại Bình Đình vừa kết thúc hành trình 42 ngày xuyên Việt bằng xe máy để kỉ niệm sinh nhật tuổi 52, hoàn thành ước nguyện từ khi còn trẻ. Chiều ngày 20/7, sau 42 ngày xuyên Việt - qua 63 tỉnh thành, đến 4 điểm cực đất nước, anh Trần Quốc Tiến (52 tuổi,...