Bốn bộ phim kinh điển của Trung Quốc nhưng không đạo diễn nào dám remake
Những bộ phim truyền hình kinh điển mặc dù được công chiếu cách đây đã nhiều năm nhưng chưa một lần được làm lại bản mới.
Tây Du Ký, Tân bạch nương tử truyền kỳ, Hoàn châu cách cách… đều là những bộ phim truyền hình kinh điển trong lòng người hâm một bất luận là già trẻ, gái trai hay lớn bé. Và đây đều là những bộ phim truyền hình được công chiếu vô hạn, cứ mỗi khi xuân qua hè đến là lại được dịp lên sóng. Cũng chính bởi vì những bộ phim này quá kinh điển rồi, nên luôn có khán giả đõn xem và thậm chí là xem trăm lần vẫn không chán.
Hơn thế nữa, ba bộ phim truyền hình này cũng vô số lần được remake lại, thậm chí còn xuất hiện những bản remake lại của quốc gia khác, đủ để thấy độ nổi tiếng của nó là đến đâu. Và cái gì kinh điển quá thì cũng khó có thể vượt qua, vô số lần khởi quay và vô số lần thất bại. Rất khó để tìm được một chút gì đó giống bản trước đây. Xem tới xem lui, bản cũ vẫn là hay nhất.
Tất nhiên, ngoại trừ ba bộ phim truyền hình này vẫn còn rất nhiều bộ phim kinh điển khác đã ghi đậm dấu ấn trong lòng khán giả. Dưới đây, SAOstar muốn nhắc đến những bộ phim truyền hình chưa từng được remake dù chỉ một lần. Bây giờ mở lại xem, vẫn là những cảm giác như khi xem lúc ban đầu. Hãy cùng xem đó là những bộ nào nhé!
Tuyết hoa nữ thần long () là bộ phim truyền hình thuộc thể loại võ hiệp do Đổng Tuyền, Tôn Dịu Uy, Kiều Chấn Vũ, Nhậm Tinh, Liên Khải... đóng chính là bộ phim kể về giang hồ nữ hiệp Thượng Quan Yến (Nữ Thần Long) trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ chỉ vì để tìm lại được mẫu thân của mình.
Đổng Tuyền và Kiều Chấn Vũ được xem là đại diện của hình tượng “mỹ nữ và soái ca” cùng với sự phối hợp vô cùng ăn ý trong diễn xuất. Nếu như bây giờ có làm lại bản mới, cũng rất khó có thể tìm được cảm giác như lúc bấy giờ.
2.Thủy nguyệt đông thiên
Thủy nguyệt đông thiên () bộ phim truyền hình võ hiệp kỳ huyễn do Ninh Ba, Dương Tuấn Nghị, Thái Thiếu Phân, Trần Pháp Dung, Trương Tấn đóng chính được xuất bản năm 2003 là bộ phim kể về xoay quanh cuộc ân oán của ba gia tộc năm trăm năm với câu chuyện ly hợp vô cùng lâm ly bi đát.
Cho dù đến nay bộ phim đã hơn mười năm công chiếu nhưng khi xem lại, vẫn là một tác phẩm xuất sắc vô cùng. Duẫn Thiên Tuyết của Trần Pháp Dung xinh đẹp lộng lẫu, Đậu Đậu của Thái Thiếu Phân thì đáng yêu hoạt bát. Đạo diễn cũng “không dám” tùy ý khởi quay lại.
3. Phong Vân
Video đang HOT
Phong Vân (É13;) là bộ phim truyền hình thuộc thể loại huyền huyễn thần thoại võ hiệp do Triệu Văn Trác, Hà Nhuận Đông, Tưởng Cần Cần, Thiên Diệp Chân Nhất và Đào Hồng.. đóng chính. Đây là bộ phim xoay quanh câu chuyện truyền kỳ giang hồ với hai nhân vật Bộ Kinh Vân và Nhiếp Phong vì báo thù cho phụ mẫu, cũng là vì an nguy của toàn võ lâm mà xả mình chiến đấu chống lại kẻ ác và giặc ngoại quốc xâm bang, được Vô Danh tương trợ và Hùng Bá, Tuyệt Vô Thân… một loạt nhân vật nổi danh giang hồ viết nên những câu chuyện ân oán tình thù, xả thân lấy nghĩa.
Ra mắt từ năm 2002 nhưng những dấu ấn mà bộ phim để lại là không thể phủ nhận được.
Tiểu Lý phi đao () bộ phim truyền hình cổ trang võ hiệp được chuyển thể từ bộ thuyết cùng tên của tác giả Cổ Long do Tiêu Ân Tuấn, Ngô Kinh, Giả Tịnh Văn, Phạm Băng Băng, Du Phi Hồng… đóng chính là bộ phim xoay quanh những khúc mắt tình cảm của về Tiểu Lý phi đao Lý Tầm Hoan sau khi từ quan cùng với nghĩa huynh của mình là Long Khiếu Vân, thanh mai trúc mã Lâm Thi Âm. Cùng mối tình đầy bi thương bên cạnh Kinh Hồng Tiên Tử Dương Diễm với nghĩa đệ A Phi viết nên những câu chuyện ân oán tình thù.
Tiểu Lý phi đao là bộ phim truyền hình đồng hành với thanh xuân của thế hệ 8x. Với giá trị nhan sắc của dàn diễn viên trong phim với Lý Tầm Hoan của Tiêu Ân Tuấn, Kinh Hồng Tiên Tử của Du Phi Hồng, Tôn Tiểu Hồng của Giả Tịnh Văn, Hạnh Nhi của Phạm Băng Băng, A Phi của Ngô Kinh được đánh giá là quá cao, với dàn diễn viên hùng hậu như vậy khó lòng có thể sánh nổi. Cho dù có làm lại cũng chưa chắc có thể vượt qua bản kinh điển này được.
Theo saostar
6 tác phẩm cổ trang khiến NSX xứ Trung "hết hồn" không dám remake thêm
"Tiểu Lý Phi Đao", "Võ Lâm Ngoại Sử" hay "Ô Long Thiên Tử" là những tác phẩm cổ trang may mắn chưa có thêm bản remake thảm họa nào gần đây.
Thời gian qua, trào lưu remake ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc. Rất nhiều bộ phim kinh điển thuộc thể loại cổ trang đã được đưa lên màn ảnh với dàn diễn viên mới quen mặt hơn với khán giả hiện nay. Thế nhưng, không phải phiên bản remake mới nào cũng thành công, thậm chí còn bị coi là "thảm họa".
May mắn thay, vẫn có một số tác phẩm "khủng" đến độ, các nhà làm phim Hoa Ngữ phải toát mồ hôi hột khi nghĩ đến việc remake. Dưới đây là 6 tác phẩm cổ trang kinh điển hiện chưa có thêm bản remake thuộc dạng "bom xịt" nào gần đây.
1. Tiểu Lý Phi Đao
Đa Tình Kiếm Khách Vô Tình Kiếm là tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng của tác giả Cổ Long. Sau này khi được chuyển thể lên màn ảnh nhỏ, tác phẩm được cải biên thành Tiểu Lý Phi Đao. Nội dung xoay quanh cuộc đời trải đầy bi kịch của Lý Tầm Hoan - chàng trai văn võ song toàn sống dưới thời nhà Minh. Cái tên Tiểu Lý Phi Đao được lựa chọn do nam chính có tài phóng phi đao bách chiến bách thắng.
Tính đến nay, Tiểu Lý Phi Đao đã có 6 phiên bản phim truyền hình và điện ảnh. Một số nguồn tin cho biết, các nhà làm phim Trung Quốc Đại lục đã thực hiện thêm một bản remake vào năm 2007. Tuy nhiên, phiên bản 2007 này hiện rơi vào tình trạng "im thin thít và lặn mất tăm". Trong số các phiên bản trước, Tiểu Lý Phi Đao (1999) là bộ phim thỏa mãn người xem cả về tạo hình lẫn nội dung.
Những màn võ thuật vô cùng bắt mắt được kết hợp khéo léo và ăn khớp giữa dàn diễn viên chính và phụ. Một số người nhận xét rằng, nội dung của phiên bản này có nhiều điểm khác biệt so với nguyên tác. Song, điều đó vẫn không ảnh hưởng đến sự thành công của bộ phim sau khi chính thức phát sóng.
2. Võ Lâm Ngoại Sử
Võ Lâm Ngoại Sử là tiểu thuyết thuộc thể loại kiếm hiệp đình đám khác của nhà văn Cổ Long. Từ năm 1977 đến năm 2001, tác phẩm đã có 5 phiên bản chuyển thể. Tuy nhiên đến nay, chưa có đơn vị sản xuất nào "dám" thực hiện thêm phiên bản thứ 6. Nhân vật trung tâm của Võ Lâm Ngoại Sử là hiệp khách giang hồ tên Thẩm Lãng, người ôm mối hận trả thù cho gia đình từ thuở nhỏ.
Phiên bản 2001 của Võ Lâm Ngoại Sử được khá nhiều khán giả Việt Nam thuộc thế hệ 8x, 9x biết đến. Tác phẩm quy tụ dàn diễn viên gồm: Hoàng Hải Băng, Vương Diễm, Chu Hoành Gia, Trương Diễm, Sử Khả. Có một điều đặc biệt, đó là nội dung phim hầu như không theo nguyên tác. Thế nhưng, nó vẫn đạt được thành công nhất định. Nhân vật nam chính Thẩm Lang tuy ôm mối hận trong lòng nhưng ở chàng vẫn tràn đầy sự nhiệt huyết và tính lạc quan. Ngoài ra, khán giả còn yêu mến một Bạch Phi Phi với khuôn mặt ngây thơ nhưng bên trong lại là kẻ mưu mô nham hiểm, một Chu Thất Thất ương ngạnh giàu lòng vị tha.
Đáng tiếc một điều, phiên bản truyền hình này không khắc họa được trọn vẹn nội tâm phức tạp của các nhân vật như những gì nhà văn Cổ Long đã xây dựng trong nguyên tác. Bù lại, tác phẩm được đánh giá cao bởi tính nhân văn.
3. Ô Long Thiên Tử
Ô Long Thiên Tử (Ô Long Vượt Ải Tình) là tác phẩm truyền hình cổ trang do hãng Quảng Châu Cự Tinh sản xuất vào năm 2002. Nội dung của Ô Long Thiên Tử kể về quá trình tìm lại vị thế của thái tử Lưu Tuân, vì bị mưu hại nên phải lưu lạc giang hồ. Về sau được quần thần giúp đỡ, Lưu Tuân (hay còn gọi là Lưu Bệnh Dĩ) đã lấy lại được ngôi vị, từ đó mở ra nhiều diễn biến khác cho bộ phim.
Với lối tự sự dẫn chuyện rõ ràng, đặc biệt là yếu tố hài hước đan xen cùng những bi kịch, tác phẩm được khán giả đặc biệt yêu thích sau khi lên sóng. Đạo diễn cùng biên kịch đã khéo léo lồng ghép thêm yếu tố lịch sử cùng những câu chuyện đời thường vào phim để khiến tác phẩm trở nên chân thực hơn.
Bên cạnh đó, dàn diễn viên tham gia Ô Long Thiên Tử gồm Thích Tiểu Long, Lâm Tâm Như, Tôn Diệu Uy, Tào Dĩnh,... cũng góp phần tạo nên thành công cho bộ phim này. Đến tận bây giờ, Ô Long Thiên Tử vẫn được coi là một những trong món ăn tinh thần của nhiều thế hệ khán giả. Có lẽ vì dấu ấn bộ phim để lại quá sâu đậm nên chưa có nhà sản xuất nào dám thử sức remake tác phẩm này.
4. Tuyết Hoa Thần Kiếm
Năm 1964, tiểu thuyết Giáng Tuyết Huyền Sương của nhà văn Ngọa Long Sinh được chuyển thể thành phim điện ảnh với tựa đề Đoạn Hồn Kiếm và Tuyết Hoa Thần Kiếm. Năm 1986, Đài Loan ra mắt phiên bản truyền hình đầu tiên với tên Giáng Tuyết Huyền Sương. Nhưng nhắc đến tác phẩm chuyển thể nổi tiếng nhất của tiểu thuyết này, chắc chắn đó là Tuyết Hoa Thần Kiếm bản truyền hình (1997) do đài ATV Hồng Kông sản xuất.
Tính liên kết sự kiện trong Tuyết Hoa Thần Kiếm phiên bản 1997 được đánh giá rất cao. Bộ phim đã thành công trong việc đưa những nhân vật trong nguyên tác lên màn ảnh một cách chân thực nhất. Bên cạnh đó, Tuyết Hoa Thần Kiếm (1997) còn truyền tải một thông điệp sống đến khán giả: Nếu gặp phải gã đàn ông không phải là một đấng quân tử, người phụ nữ dù có mạnh mẽ thế nào rồi cũng rơi vào tình trạng đau khổ tận tâm can.
Yếu tố ấy đã chạm đến nỗi lòng của các khán giả nữ, đặc biệt là người xem ở độ tuổi trung niên. Giống như Ô Long Thiên Tử, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có nhà sản xuất xứ Trung nào có ý định thực hiện bản remake cho Tuyết Hoa Thần Kiếm. Cái bóng mà phiên bản do đạo diễn Hoàng Cẩm Điền thực hiện để lại quả thực rất lớn.
5. Tuyết Hoa Nữ Thần Long
Ngay từ lần đầu phát sóng vào năm 2003, Tuyết Hoa Nữ Thần Long đã nhận được sự chú ý từ khán giả. Bộ phim là câu chuyện xoay quanh nữ hiệp khách Thượng Quan Yến (nữ thần long), người lưu lạc khắp chốn giang hồ để tìm mẹ. Tuy nhiên, hành trình của cô không hề suôn sẻ, Thượng Quan Yến phải đối mặt với những âm mưu hiểm độc khôn lường.
Điều đặc biệt ở tác phẩm này, đó là nhà sản xuất đã định hướng cho Tuyết Hoa Nữ Thần Long thoát khỏi lối mòn cũ của thể loại phim kiếm hiệp. Yếu tố thần thoại được chăm chút hơn nhằm phục vụ đối tượng khán giả trẻ. Ngoài ra, cảnh võ thuật xuất hiện trong Tuyết Hoa Nữ Thần Long cũng được ê-kíp thực hiện chăm chút để làm sao chân thực nhất có thể.
6. Thủy Nguyệt Động Thiên
Thủy Nguyệt Động Thiên là phần hậu truyện của tác phẩm Truyền Kỳ Linh Kính, quy tụ dàn diễn viên đình đám gồm: Trần Pháp Dung, Vu Ba, Thích Tiểu Long, Thái Thiếu Phân. Nội dung của bộ phim xoay quanh gia tộc họ Đồng - dòng họ sở hữu một khả năng đặc biệt từ thời Bàn Cổ khai thiên lập địa. Đến cuối thời nhà tần, phản đồ Đồng Doãn Xung khiến gia tộc rơi vào cảnh tru di. Nhờ sự giúp đỡ của tướng quân Long Đằng, gia tộc họ Đồng được cứu thoát và ẩn cư tại Thủy Nguyệt Động Thiên.
500 năm sau, người đứng đầu gia tộc họ Đồng - Đồng Trấn - lâm bệnh nặng. Hai người con trai của ông là Đồng Chiến và Đồng Tâm bí mật rời Thủy Nguyệt Động Thiên để tìm kiếm ngọc Như Ý cứu cha. Bắt đầu từ đây, nhiều sự kiện bất ngờ lại tiếp tục xảy đến, khiến nhà họ Đồng không thể an ổn rời xa thế sự.
Bộ đôi đạo diễn Lương Quốc Quán và Lý Đạt Siêu đã từ bỏ mô típ quen thuộc của phim kiếm hiệp - hận thù và tranh đấu, thay vào đó nhấn mạnh vào sự chính nghĩa hướng thiện. Tạo hình nhân vật được dựa theo phiên bản trò chơi, khiến các khán giả trẻ - đặc biệt là những game thủ - cảm thấy vô cùng thích thú.
Thủy Nguyệt Động Thiên tập trung khắc họa những tình tiết nội tâm đa diện, kết hợp cùng diễn xuất khéo léo của dàn diễn viên chính - phụ. Do vậy, kể từ khi ra mắt cho đến thời điểm hiện tại, tác phẩm này vẫn luôn được liệt vào danh sách những bộ phim truyền hình Hoa Ngữ kinh điển khiến khán giả nhớ mãi không quên.
Theo Trí Thức Trẻ
Trái ngược với 'Chân Hoàn truyện', 'Diên Hi công lược' không còn được nhắc đến sau khi chiếu xong "Hậu cung Chân Hoàn truyện" (é23;Ê56;) hay "Diên Hi công lược" (ó10;ă15;) đều là những bộ phim được khán giả yêu thích hiện nay. Nếu như chỉ một phiếu, bạn sẽ bỏ cho ai? Hậu cung Chân Hoàn truyện (é23;Ê56;) bộ phim truyền hình cổ trang được chuyển thể từ tiểu thuyết của tác giả nổi tiếng Lưu Liễm Tử do Trịnh Hiểu...