Bộn bề khó khăn, ngư dân vẫn quyết vươn khơi, bám biển
Mặc dù những chuyến ra khơi gần đây luôn bị tàu Trung Quốc xua đuổi, cản trở, trong khi đó giá cá lại liên tục bị rớt giá nhưng các ngư dân Đà Nẵng vẫn quyết tâm vươn khơi, bám biển.
Vừa trở về sau chuyến đánh bắt ngoài vùng biển Hoàng Sa, anh Đoàn Ngọc Minh Thành (sinh năm 1975), thuyền trưởng thuyền ĐNA – 90369 cho biết, tàu anh đánh lưới vây chủ yếu là cá thu, cá ngừ với 13 lao động. Ngư trường đánh bắt chủ yếu là ngư trường Hoàng Sa. Chuyến ra khơi vừa rồi, tàu xuất bến ngày 18/3 và vừa cập cảng cách đây mấy ngày.
Nếu như các năm trước, từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, tàu đi được 3- 4 chuyến, mỗi thuyền viên thu nhập được 30-40 triệu đồng nhưng năm nay chưa có đồng nào hết. Nguyên nhân là do cá đánh không được bao nhiêu mà giá lại thấp hơn so với các năm. Nếu như không có Nhà nước hỗ trợ dầu thì tàu đã phá sản lâu rồi.
Ngư dân đang vá lại lưới chuẩn bị vươn khơi
Anh Thành cũng cho biết, trong chuyến đánh bắt vừa rồi, tàu anh liên tục bị tàu Trung Quốc chặn đường, xua đuổi không cho tàu đi ra. “Đảo thì đảo của mình chứ không phải của họ mà cứ không ưng là họ xua đuổi”, anh Thành bức xúc.
Cũng theo anh Thành, tàu của anh chưa từng bị tàu Trung Quốc tấn công nhưng tàu của bạn bè thì bị nhiều. Chúng thu I-com định vị, cắt đường ống lặn, đồ làm nghề của các tàu. Mỗi lần bị như thế các tàu đều báo cho nhau để biết đường mà tránh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng anh Thành cho biết, tàu anh vẫn tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Anh Thành trên chiếc tàu của mình sau chuyến đánh bắt ngoài Hoàng Sa trở về
Video đang HOT
Nhìn ra phía con tàu đang neo đậu trên sông Hàn, anh Nguyễn Vũ, máy trường tàu ĐNA-90242 cho biết, tàu anh vừa cập bờ cách đây 4 ngày sau chuyến đánh bắt ngoài Hoàng Sa trở về. Chuyến vừa rồi tàu anh lỗ trắng vì không có cá trong khi đó đời sống của các ngư dân trên tàu hầu như đều khó khăn.
Anh Vũ cho biết, dù tình hình khó khăn nhưng các ngư dân vẫn quyết tâm bám biển
Theo anh Vũ, năm trước tàu anh cũng từng bị tàu Trung Quốc tấn công nhưng năm nay thì chưa bởi bố anh là ông Nguyễn Hiền (chủ tàu) là người có kinh nghiệm 40 năm bám biển nên biết cách xử lý, né tránh tàu Trung Quốc. Tuy tình hình hiện nay đang khó khăn nhưng các ngư dân trên tàu vẫn quyến bám biển, có người còn xung phong ra tận “điểm nóng” nữa.
Nói về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam, cả anh Vũ và anh Thành đều cho biết, dù chúng có làm gì đi nữa thì các ngư dân vẫn không sợ. “Sợ thì làm sao mà đi được. Chúng tôi đều đăng ký cả rồi. Chỉ còn chờ lệnh là đi thôi”, anh Vũ nói.
Sản lượng cá ít, cá lại rớt giá, thời điểm nay năm ngoái mỗi kilogam cá ngừ tàu bán ra được 35.000 đồng; nhưng năm nay, cũng loại cá này cao nhất chỉ được 17.000 – 18.000 đồng/kg. Lại thêm các tàu Trung Quốc ngang nhiên xua đuổi khi ngư dân Việt Nam đang đánh bắt ngay trên ngư trường truyền thống của mình. Ông Hồ Ngọc Thạnh, chủ tàu ĐNA – 90316, thường trú tại Quận Thanh Khê (Đà Nẵng) kể: “Có lúc tàu mình đang thả lưới vây thì họ tới cản phá, xua đuổi. Mà nghề của mình là nghề lưới vây, thả lưới sâu và rộng, nếu không kịp thu lưới thì họ phá lưới. Cả dàn lưới và các ngư cụ đến 600 – 700 triệu đồng mà bị phá hư là coi như mất tài sản mà chuyến biển đó coi như bỏ luôn”.
“Dù trong tình huống nào, chúng tôi vẫn quyết bám biển . Miếng cơm manh áo của ngư dân mình mà”, anh Hải nói.
Bộn bề khó khăn, thế nhưng các tàu cá ở Đà Nẵng vẫn kiên trì bám biển vươn khơi, càng quyết bám biển bám ngư trường truyền thống trong tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay. Vừa trở về sau chuyến đi biển hơn nửa tháng nay, anh Nguyễn Đình Hải (con ông Nguyễn Đình Chơi), thuyền trưởng tàu ĐNA – 90215 cho biết chủ tàu và những người đi bạn vẫn sẵn sàng tiếp tục vươn khơi ở vùng “điểm nóng” Hoàng Sa. Thuyền trưởng tàu cá 280 CV với hàng chục người “đi bạn” (ngư dân theo đánh cá thuê cho chủ tàu) nói: “Dù trong tình huống nào, chúng tôi vẫn quyết bám biển . Biển của mình, ngư trường của mình càng những lúc này càng phải quyết giữ chứ. Miếng cơm manh áo của ngư dân mình mà”.
Trao đổi với PV Dân trí, ngư dân Từ Văn Ry (37 tuổi, trú phường Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng, chủ tàu cá ĐNA 90289 có công suất 380 CV) cho biết, cũng vừa từ vùng biển Hoàng Sa về. Dù được cá nhưng giá bán lại quá thấp nên các bạn và mình cũng bị lỗ nặng. Anh cho biết, chuyến biển vừa qua anh mình đánh được 14 tấn cá các loại nhưng bán chỉ được gần 130 triệu, trừ phí tổn còn lại chia cho mỗi bạn được vài triệu đồng. So ra với chuyến biển kéo dài gần 1 tháng mà thu nhập như thế thì quá ít.
“Nghề biển ngày càng khó khăn đủ thứ, được mùa cá thì mất giá, giá nhiêu liệu, thực phẩm cũng tăng liên tục nên ngư dân cũng khó khăn. Tuy nhiên, ngư dân mà không bám biển thì cũng không biết làm gì để sống, nên dù có khó khăn đến mấy thì chúng tôi cũng phải bám ngư trường, vừa đánh bắt vừa bảo vệ vùng biển chủ quyền của mình”, anh Ry tâm sự.
Theo anh Ry, ngư dân muốn vươn khơi bám biển dài ngày thì phải đầu tư tàu có công suất lớn, trang bị kỹ thuật hiện đại thì mới giữ được bạn tàu, giữ được nghề của cha ông để lại. Đó cũng là kinh tế của gia đình mỗi ngư dân. Thu nhập từ biển ổn định thì chắc chắn ngư dân sẽ gắn bó lâu dài với biển của mình.
“Nghề biển ngày càng khó khăn đủ thứ. Tuy nhiên, ngư dân mà không bám biển thì cũng không biết làm gì để sống”, anh Ry nói.
Ông Nguyễn Lại – Chánh Văn phòng kiêm Tổng thư ký hội – cho biết, Hội hiện nay là cầu nối giữa ngư dân với Nhà nước và ngược lại. Hội là nơi để những chủ trương chính sách của Nhà nước đến với ngư dân một cách nhanh nhất. Hội cũng là nơi ngư dân tin cậy, gửi gắm những nguyện vọng chính đáng của mình.
Về tình hình hiện nay, ông Lại cho biết Hội đã tập trung tuyên truyền, nhắc nhở ngư dân thực hiện khai thác hải sản trên biển theo đúng chủ trương của Nhà nước, qua đó ngư dân cũng là một lực lượng quan trọng góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
K.Hồng – K.Hiền – C.Bính
Theo dantri
Hàng chục tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc rượt đuổi
Sáng 22/5, tin tư Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình cho biêt, trong nhưng ngay qua, trên ngư trương Hoang Sa cua Viêt Nam, tau Trung Quôc thương xuyên rượt đuổi, can trơ nhiêu tau ca cua ngư dân tỉnh Quảng Bình.
Theo đó, lúc 15 giờ ngày 20/5, Trạm bờ liên lạc trao đổi thông tin với các tàu đang tham gia hoạt động khai thác trên các vùng biển xa đa nắm được một số thông tin vê viêc tau Trung Quôc thương xuyên can trơ tau cua ngư dân khi đang đanh băt trên biên.
Tại vùng biển từ vĩ độ 1700 N đến 1726 N; kinh độ 11020 E đến 11031 E, vao lúc 14 giờ đến 16 giờ 30 phút có 1 tàu số hiệu 2401 sơn màu trắng của Trung Quốc chay tơi can trơ va rượt đuổi cac tàu cá của cac ngư dân Quảng Bình.
Đoàn tàu cá của ngư dân xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới trong một lần ra khơi (Ảnh: Đặng Tài)
Thông tin từ anh Nguyễn Ngọc Châu, chủ tàu co sô hiêu QB 91399 TS cho biêt, lúc 14 giờ, tàu Trung Quốc rượt đuổi 20 tàu cá của xã Bảo Ninh (TP Đông Hơi) va xa Đức Trạch (huyện Bô Trach) tại vị trí 1706 N; 11032 E.
Còn thông tin từ anh Nguyễn Minh Tuấn, chủ tàu co sô hiêu QB 93990 TS cho hay, lúc 16 giờ tàu Trung Quốc rượt đuổi 7 tàu cá của xã Cảnh Dương (huyện Quang Trach) tại vị trí 1720 N; 11026 E.
Dù bị tàu cá Trung Quốc liên tục rượt đuổi, nhưng các tàu cá của ta đa tìm cách tranh ne nên vẫn an toàn và hiên đang tiếp tục bám ngư trường để khai thác nguồn lợi thủy hải sản trên vùng biển Việt Nam.
Đặng Tài
Theo Dantri
"Xung đột ở Biển Đông gây hậu quả khôn lường cho kinh tế thế giới" Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á 2014 tại Philippines vào hôm nay 22/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho rằng bất ổn, xung đột ở trên Biển Đông sẽ gây hậu quả về kinh tế khôn lường không chỉ cho khu vực mà cả thế giới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng WEF Đông Á tại Manila,...