Bom nổ trên xe tốc hành
Với những người lính điều tra trọng án trên quê hương Bác, chuyên án truy lùng kẻ đặt bom gây nổ trên chiếc xe khách tốc hành là hành trình đấu trí, đấu mưu đầy cam go, kịch tính.
Manh mối thủ phạm dường như là con số 0 tròn trĩnh.
Khi chọn cách gây nổ, kẻ thủ ác đã có sự chuẩn bị kỹ càng để xoá dấu vết. Càng khó hơn, khi người mà y muốn giết, không có mặt trên chiếc xe này. Cuộc truy xét đã để lại trong những người trực tiếp phá án những ký ức nghề nghiệp khó quên, cùng những bài học kinh nghiệm quý trong công tác điều tra loại án này.
Tiếng nổ bất ngờ
Chừng ấy năm tháng đã qua nhưng cũng không làm anh Trần Đình Ninh – (tài xế xe ô tô khách giường nằm BKS 29B-05671) cùng hành khách đi trên chuyến xe tốc hành Vinh – Hà Nội hôm ấy quên đi khoảnh khắc kinh hoàng khi từ ca bin phát ra một tiếng nổ xé tai. Trong chớp mắt, mảnh bắn của quả bom đã hạ gục tại chỗ lái xe Ninh, phụ xe Quý cùng nhiều hành khách cũng bị trọng thương.
Chỉ có sự may mắn thần kỳ mới cứu được hành khách trên xe thoát khỏi cái chết trong gang tấc bởi nguy cơ đâm va liên hoàn giữa các phương tiện đang chạy với tốc độ cao. Lúc ấy vào 10 giờ 30 ngày 30-9-2014. Địa điểm quả bom phát nổ trên Quốc lộ 1A, thuộc địa phận xóm 1, xã Nghi Long, Nghi Lộc, Nghệ An.
Tin dữ được báo ngay về Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Nghệ An. Đơn vị đã thành lập hội đồng khám nghiệm, phối hợp với lực lượng kỹ thuật hình sự cùng Công an huyện Nghi Lộc, Công an thị xã Hoàng Mai khẩn trương hành quân đến hiện trường, triển khai công tác khám nghiệm và rà soát nhân chứng, dựng diện đối tượng. Tại hiện trường thu được một số mẫu vật nghi liên quan đến vụ nổ. Viện khoa học hình sự, Bộ Công an đã kết luận vật gây nổ là mìn tự chế.
Anh Trần Văn Quý (phụ xe) nhớ lại: “Trước vụ nổ 9 ngày (tức vào tối ngày 21-9-2014), khi xe 29B – 05671 đang đỗ đón khách tại bến xe Vinh, thì có một nam thanh niên đến gặp tôi để gửi một gói hàng đến cây xăng Trường Lâm ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa và dặn đến nơi cứ gọi điện vào số ghi trên gói quà sẽ có người ra nhận. Tôi có hỏi số điện thoại của người gửi nhưng anh ta không cho.
Ngày hôm sau khi xe chạy đến địa chỉ trên, chúng tôi đã gọi vào số điện thoại ghi trên hộp quà, nhưng không liên lạc được nên gói hàng vẫn để ở trên xe. Sáng ngày 30-9, một anh phụ xe mở gói quà ra xem thì thấy đó là một chiếc loa nghe nhạc (dạng hộp) nên đã cắm điện, bật công tắc để nghe thử thì chiếc loa bỗng hiện nguyên hình là một “quả bom”, phát nổ tức thì làm tài xế và chúng tôi bị trọng thương”.
Hung thủ Lê Đức Đệ tại phiên tòa.
Hành trình truy xét
Video đang HOT
Xác định đây là vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng. Đối tượng gây án bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người, đe dọa sự an toàn cho các doanh nghiệp vận tải thường xuyên nhận chuyển hàng hóa, gây công phẫn và hoang mang trong dư luận, Ban giám đốc Công an tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự xác lập chuyên án truy xét để khẩn trương phá án.
Trực tiếp chỉ đạo các tổ trinh sát điều tra vụ án, Trung tá Trần Hoa Kỳ (khi đó là Đội trưởng Đội trọng án, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An) nhớ lại: “Anh Quý (phụ xe) không thể nhớ đặc điểm nhận dạng của kẻ gửi hàng, vì thời gian từ lúc hàng được giao cho nhà xe đến khi bom phát nổ cách nhau 9 ngày. Với đặc thù địa bàn bến xe là đầu mối giao thông với mật độ cao, nên việc rà soát nhân chứng hiện trường cũng không thu được thông tin gì đáng kể. Chúng tôi dồn mọi hy vọng vào hệ thống camera ở bến xe Vinh có lưu lại hình ảnh của kẻ gửi hàng vào tối 21-9. Thế nhưng khi kiểm tra mới thấy trong số 8 chiếc camera tại bến xe có đến 5 cái đã bị hỏng, không có hình ảnh, 3 chiếc còn lại thì toàn những hình ảnh nhòe nhoẹt. Do cơ chế máy ghi đè hình ảnh mới lên tư liệu cũ, nên dù đã đưa cả ổ cứng ra Viện khoa học hình sự – Bộ Công an nhờ phục hồi hình ảnh trên máy chuyên dụng nhưng cũng không có kết quả”.
Không có manh mối nào nổi bật đã khiến lực lượng phá án rơi vào ma trận của những câu hỏi, như hung thủ là ai? Gây án về động cơ gì? Ai là người mà hắn muốn trừ khử? Là nhà xe hay hành khách đi trên xe, hay còn một ai khác? Yêu cầu đầu tiên của hoạt động truy xét trọng án là phải xây dựng giả thuyết điều tra và đi tìm chứng cứ chứng minh cho giả thuyết đó. Lúc này, giả thiết các nhà xe giải quyết mâu thuẫn cạnh tranh trong làm ăn với nhau được đặt ra, tuy nhiên đi theo hướng này mất khá nhiều công sức mà án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Cùng lúc này, một hướng điều tra mới được mở ra, đó là lần theo thông tin ghi trên gói hàng. Khi khám nghiệm chiếc xe, lực lượng điều tra đã thu được vỏ chiếc loa có ghi địa chỉ và số điện thoại của người nhận hàng. Tiến hành xác minh được biết chủ thuê bao là anh Lê Công T. (ở xã Quỳnh Lộc, TX. Hoàng Mai, Nghệ An).
Anh T. chuyên làm cửa cuốn, cửa sắt và nhận thầu thi công các công trình làm trần thạch cao, sơn, ốp Alu. Tại thời điểm xảy ra vụ nổ, T. đang làm việc tại các tỉnh phía Bắc. Sau nhiều ngày tìm kiếm mới gặp được T., các trinh sát thu được nhiều thông tin quan trọng. Trong đó nổi lên hàng loạt mâu thuẫn cạnh tranh trong làm ăn, vay nợ, tranh chấp đất đai và quan hệ tình cảm… Bản thân anh T. đã nhiều lần nhận được tin nhắn đe dọa giết chết cả nhà.
Ban chuyên án quyết định tung quân đi Hà Nội, Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam… dựng lại tất cả các mâu thuẫn nổi để rà soát, loại trừ. Cuối cùng “đọng” lại 3 “mối” chính. Đó là một cô gái ở Phú Thọ trước đây đã từng cặp kè với T. nhưng sau đó chia tay, nên người này đã có lần nhắn tin dọa giết cả nhà T.; “Mối” thứ hai là người công nhân trước đây từng làm việc cho T. nhưng bị đuổi việc nên đem lòng thù tức.
Mâu thuẫn thứ ba mà anh em làm án “kết” nhất, đó là một kẻ mang nick name trên Zalo là “Đệ kaka”. Anh T. cho biết đã nhiều lần bị tên này nhắn tin dọa giết. Tiến hành rà soát thận trọng, có căn cứ để loại trừ nghi vấn về cô gái và người công nhân, chỉ còn lại kẻ mang nick “Đệ kaka”.
Tuy nhiên, khó khăn với Ban chuyên án là T. chưa từng gặp mặt tên này, không biết ở đâu, tài khoản trên mạng Zalo của y cũng đã bị gỡ xuống. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu tỉ mỉ từng tin nhắn đe dọa anh T, trinh sát phát hiện có một tin nhắn “Đệ kaka” tự bộc lộ mình làm nghề ốp trần thạch cao.
Hung thủ lộ diện
Xác định đây chính là manh mối quan trọng, không quản ngày đêm, hàng chục tổ công tác đã vào Nam ra Bắc, rà soát tất cả những người đã từng có tranh chấp trong làm ăn với T. “Đãi cát tìm vàng”, cuối cùng cái tên Lê Đức Đệ (SN 1989, ở khối 15, phường Mai Hùng, TX. Hoàng Mai, Nghệ An) đã được đưa vào diện hiềm nghi nổi, bởi thỏa mãn mấy dấu hiệu như cùng làm nghề ốp trần thạch cao với anh T; đã mấy lần tranh giành mối việc với T., đặc biệt là gã sinh sống ở vùng có nhiều mỏ đá, nơi nhiều người biết chế tạo mìn. Ban chuyên án chọn “đột phá khẩu” là bằng mọi cách thu được “tự dạng” (mẫu chữ) của Đệ để đối chiếu, so sánh, truy nguyên đồng nhất với mẫu chữ trên vỏ chiếc loa.
Một kế hoạch “rắc thính dụ cá” độc đáo được bày ra để Đệ tự bộc lộ. Theo đó, một ngôi nhà đang xây được mượn để làm “đạo cụ”, cùng thông tin tìm thợ làm trần thạch cao được “bắn” đi. Trực tiếp Thiếu tá Kỳ là chủ căn nhà, còn anh Quý (phụ xe) vào vai thợ xây. Quả nhiên, “độc chiêu” này đã có kết quả ngay tắp lự. Đệ đã tự tìm đến gặp “chủ nhà” sau 4 lần giao dịch qua điện thoại. Thỏa thuận chóng vánh nhưng khi Trung tá Kỳ yêu cầu viết báo giá thì Đệ tỏ ra rất cảnh giác, chần chừ mãi rồi mới cầm bút, mà toàn viết chữ in hoa. Anh Quý cũng không nhận mặt được vì thời gian qua đã lâu.
Đi sâu nắm tình hình về Đệ, được biết vợ chồng gã vừa mở một ki-ốt kinh doanh đèn ốp trần ở xã Quỳnh Thiện. Công tác kiểm tra hành chính, khai báo tạm trú và khai báo kinh doanh được triển khai rất bài bản… nhưng mẫu chữ thu được của Đệ vẫn không đồng nhất (vì y đã thay đổi kiểu chữ thường viết). Những thủ đoạn đối phó ấy càng làm các trinh sát có thêm niềm tin thủ phạm vụ “bom thư” chính là Đệ, nên tiếp tục đi sâu tìm hiểu về hoạt động của gã nhằm phát hiện các vấn đề khác.
Cuối cùng, thông tin Đệ bán một chiếc xe Airblade không giấy tờ vào đầu năm 2014 đã đến tai trinh sát. Ban chuyên án quyết định triệu tập Đệ để đấu tranh làm rõ về chiếc xe. “Rút kinh nghiệm hai lần trước, lần này chúng tôi yêu cầu Đệ phải viết đi viết lại nhiều bản tường trình với nhiều nội dung khác nhau, buộc y phải trở về với nguyên bản chữ của mình.
Kết luận giám định của Viện khoa học hình sự – Bộ Công an đã làm anh em ngập tràn niềm vui. Mẫu chữ viết của Đệ trên các bản tường trình này và mẫu chữ trên vỏ “bom thư”, là do cùng một người viết ra. Như vậy, y chính là người liên quan trực tiếp đến vụ án. Ban chuyên án quyết định bắt khẩn cấp tên này” – Trung tá Kỳ nhớ lại.
Tại Cơ quan điều tra, Đệ đưa ra nhiều bằng chứng cứ ngoại phạm giả khiến tổ làm án phải tỏa đi nhiều nơi để xác minh. Với quyết tâm cao độ cùng phương pháp, chiến thuật xét hỏi sắc sảo, các điều tra viên đã bẻ gãy ý chí chống đối của Đệ, buộc gã phải khai nhận về tội ác của mình. Lý do Đệ rắp tâm hãm hại anh T. là vì cay cú trong những lần “bỏ giá” tranh thầu làm trần thạch cao, anh T. luôn “chào” thấp hơn vài giá, khiến Đệ thấy “hết cửa” làm ăn.
Với kinh nghiệm chế tạo mìn phá đá, y đã làm một quả bom tự tạo nhét trong chiếc loa nghe nhạc, vận hành theo cơ chế chỉ cần cắm điện bật công tắc, là khối nổ được kích hoạt. Án mạng không xảy ra nằm ngoài ý muốn của y.
Đau lòng những vụ án do người tâm thần gây ra
Người tâm thần được điều trị tại gia, nhưng gần đây tại một số địa phương trên cả nước đã xảy ra không ít vụ trọng án do người tâm thần sống trong cộng đồng gây ra.
Phát hiện, ngăn ngừa đối tượng này gây án là một vấn đề không đơn giản, cần sự chung tay của toàn xã hội, trong đó yếu tố then chốt nhất vẫn là gia đình.
Xót xa những cái chết tức tưởi
Tối 12/5/2022, sau gần một ngày tích cực truy bắt, lực lượng chức năng của Công an tỉnh Hà Tĩnh, Công an huyện Hương Sơn đã phát hiện, bắt giữ được đối tượng Nguyễn Ngọc Nhung (SN 1968), trú tại thôn Lâm Bình, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn. Nhung được xác định là hung thủ dùng dao sát hại anh Nguyễn Đình S. (SN 1985), trú xã Thanh Long, huyện Thanh Chương (Nghệ An) khi đang ở nhà mẹ ruột tại thôn Lâm Trung, xã Sơn Lâm vào sáng 12/5.
Trước đó, vào khoảng 8 giờ sáng 12/5, một số người dân tại thôn Lâm Trung, xã Sơn Lâm đi ngang qua nhà bà Nguyễn Thị P. ở sát quốc lộ 8C, phát hiện có nhiều dấu hiệu bất thường. Khi vào bên trong, mọi người hốt hoảng khi phát hiện anh Nguyễn Đình S. nằm chết trên giường với nhiều vết máu vương vãi dưới sàn nhà, cạnh đó có 2 con dao nhọn. Sự việc ngay lập tức được trình báo cơ quan chức năng. Công an tỉnh Hà Tĩnh nhanh chóng vào cuộc và xác định, thời điểm xảy ra vụ việc, bà P. đang đi làm ở huyện Đức Thọ, không có mặt ở nhà. Anh S. sinh sống ở tỉnh Nghệ An, thi thoảng mới về đây thăm mẹ nên hầu như không có mâu thuẫn, xích mích với bất kỳ ai.
Cơ quan Công an hỏi cung một đối tượng gây án có tiền sử bệnh tâm thần.
Tích cực vào cuộc điều tra, đến chiều tối cùng ngày, cơ quan Công an đã có đủ cơ sở, bằng chứng để xác định, hung thủ ra tay sát hại anh S. là Nguyễn Ngọc Nhung nên đã tiến hành bắt giữ để phục vụ công tác điều tra. Điều đáng nói, Nhung là đối tượng bị bệnh tâm thần, không biết chữ, được điều trị tại gia nhưng lại thường xuyên đi lang thang trên địa bàn. Vụ việc hiện vẫn đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân, động cơ gây án của đối tượng.
Cũng trên địa bàn huyện Hương Sơn, dư luận còn chưa hết bàng hoàng khi trước đó, vào ngày 26/3/2022, tại xã Sơn Long cũng xảy ra vụ án mạng kinh hoàng. Vào thời điểm nói trên, người dân ở thôn 4, xã Sơn Long phát hiện bà Lê Thị H. (SN 1958) tử vong tại nhà riêng với nhiều vết chém trên cơ thể. Vào cuộc điều tra, lực lượng chức năng xác định, hung thủ gây án chính là Phạm Thị Hiền (SN 1979), con gái ruột của nạn nhân.
Hiền bị bệnh tâm thần, lấy chồng về xã Sơn Trà và đã có 4 người con. Tuy nhiên, thời gian gần đây Hiền về sống với mẹ đẻ. Nguyên nhân của việc ra tay sát hại mẹ, đối tượng khai nhận do xin tiền để mua một chiếc vòng nhưng mẹ không cho nên đã xuống tay với đấng sinh thành. Một vụ án khác rúng động dư luận phố núi vào ngày 25/10/2021, khi đối tượng Hà Trọng Quyết (SN 1993), trú xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn dùng dao chém nhiều nhát khiến cháu Hà Trọng Đ. (SN 2013), học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Sơn Ninh tử vong.
Chỉ vì xích mích với bố của nạn nhân về những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống, Quyết đã sinh lòng thù hằn, nảy sinh ý nghĩ và hành động dùng dao chém chết con trai của người này để trả thù. Được biết, đối tượng Quyết là người có biểu hiện tâm thần rối loạn, đã từng có thời gian chữa trị về các chứng bệnh tâm thần tại bệnh viện.
Cần sự chung tay của toàn xã hội
Thời gian gần đây, tình trạng tội phạm do đối tượng là người mắc bệnh tâm thần gây ra trên địa bàn Hà Tĩnh ngày càng diễn biến phức tạp, với nhiều hành vi nguy hiểm. Nạn nhân chủ yếu là người thân ruột thịt, họ hàng hay hàng xóm, hành động bột phát trong vô thức nhưng hậu quả hết sức nghiêm trọng. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ tính từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra 15 vụ trọng án giết người, cùng với đó là hàng trăm vụ án cố ý gây thương tích, huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản do người bị rối loạn tâm thần hoặc biểu hiện loạn thần gây ra.
Kết quả rà soát bước đầu cũng cho thấy, hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh có khoảng hơn 500 người bị tâm thần. Trong đó, có khoảng gần 30 trường hợp bị bệnh tâm thần do rối loạn sử dụng ma tuý đá, có biểu hiện loạn thần "ngáo đá", đây là mầm móng dễ phát sinh tội phạm, có nguy cơ gây án cao. Hậu quả đau lòng và xót xa hơn cả là những vụ án mà người tâm thần gây ra mà bị hại chính người thân của mình. Trong những thời điểm bản thân họ bị rối loạn về tâm lý, không đủ khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của bản thân, đã xuống tay trong vô thức.
Hiện nay, không riêng gì tại tỉnh Hà Tĩnh mà tại nhiều địa phương khác trên cả nước vẫn còn lượng lớn người bị bệnh tâm thần đang được điều trị tại cộng đồng, tuy nhiên không phải ai cũng được gia đình quan tâm, chăm sóc đúng mực. Nhiều người bệnh tâm thần không được khám và chữa trị dứt điểm nên bệnh nặng, không kiểm soát được hành vi dẫn đến những hệ lụy đau lòng.
Trong khi đó, pháp luật hiện hành vẫn còn thiếu quy định về việc yêu cầu chữa bệnh bắt buộc đối với người bị bệnh tâm thần trong trường hợp họ chưa có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Nghị định số 64/2011/NĐ-CP đều không quy định chữa bệnh bắt buộc đối với người tâm thần bị hạn chế, mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, khi họ có biểu hiện mắc bệnh để ngăn ngừa những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
Trong khi đó, theo quy định tại Điều 21, Bộ luật Hình sự 2015 thì "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".
Tuy nhiên, không phải bất cứ vụ án nào do người có bệnh án tâm thần gây ra cũng được miễn trách nhiệm hình sự. Song, dù chịu trách nhiệm hay được miễn trách nhiệm thì hậu quả cũng đau đớn và dai dẳng cho người thân, xóm làng. Đó là chưa kể, một số người tâm thần gây án, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đưa đi chữa trị bắt buộc và xác định khỏi bệnh, được trở về sinh sống với gia đình. Đây thực sự là mối bất an lớn cho cộng đồng, vì không có gì bảo đảm chắc chắn rằng họ sẽ không tiếp tục phạm tội khi bệnh tình tái phát.
Theo nhận định của các lực lượng chức năng, phòng ngừa tình trạng người tâm thần gây án là vấn đề không hề đơn giản, thậm chí mất rất nhiều thời gian bởi lẽ họ có thể hành động mất kiểm soát bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế mức thấp nhất xảy ra các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ trọng án do đối tượng bị bệnh tâm thần gây ra, thì trách nhiệm đó không thuộc về riêng một cá nhân hay tổ chức nào mà cần sự chung tay của toàn xã hội. Trong đó, gia đình vẫn là yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu, không được giấu bệnh mà phải thường xuyên theo dõi, khi phát hiện người bệnh có biểu hiện bất thường phải ngay lập tức đưa đi khám, chữa; phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để nhờ sự giúp đỡ. Người bị bệnh tâm thần sống trong cộng đồng cần được sự quan tâm thường xuyên của mọi người xung quanh, họ cần được theo dõi hành vi, cử chỉ, biểu hiện hằng ngày để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường, qua đó có biện pháp để ngăn chặn hành vi tiêu cực, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Mâu thuẫn bột phát, nhiều thanh, thiếu niên gây trọng án Hàng loạt vụ trọng án do thanh thiếu niên gây ra tại các tỉnh Tây Nam bộ, nguyên nhân do mâu thuẫn nhất thời, thiếu kiềm chế, dẫn đến giải quyết bằng bạo lực. Khuya 13/3, tại khu vực cầu Quay (TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), Nguyễn Ngọc Ty (SN 2005) và Nguyễn Thành Mạnh (SN 2001, cùng ngụ phường 6, TP...