Vì sao liên tiếp xuất hiện các vụ bạo hành trẻ em thời gian qua?
“Trước khi trở thành bị hại trong các vụ án hình sự, nhiều đứa trẻ đều ở cảnh lời ru chia đôi, là nạn nhân trực tiếp, đầu tiên của các cuộc hôn nhân tan vỡ.
Chỉ khi gia đình bền vững, mới đỡ đi những cái chết tức tưởi như đang thấy”.
BỊ can Nguyễn Trung Huyên người dùng đinh đóng vào đầu bé gái 3 tuổi – Ảnh do công an cung cấp
Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, nhận định của khi chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về việc gần đây xảy ra nhiều vụ án bạo hành, tra tấn trẻ em một cách man rợ.
Đó là vụ bé gái 8 tuổi ở TP.HCM bị “dì ghẻ” hành hạ đến chết; vụ bé gái 6 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội bị bố đánh đập bằng đũa gỗ, chổi và que tre dẫn đến tử vong.
Hay gần nhất là vụ bé gái Đ.N.A. (3 tuổi, trú tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất) bị người tình của mẹ hành hạ bằng các thủ đoạn như cho uống thuốc trừ sâu, bắt nuốt đinh ốc vít, đánh gãy tay, đóng đinh vào đầu dẫn đến nguy kịch.
Trẻ em là nạn nhân trực tiếp, đầu tiên
Theo ông Đào Trung Hiếu, trước khi trở thành bị hại trong các vụ án hình sự, nhiều đứa trẻ bị bạo hành đều ở cảnh “lời ru chia đôi”, là nạn nhân trực tiếp, đầu tiên của các cuộc hôn nhân tan vỡ.
“Khi mẹ hoặc cha đẻ đưa những cháu bé đến ở cùng với những người khác, cuộc sống các con trở thành địa ngục nếu kẻ gá nghĩa đó ích kỷ, máu lạnh, nhẫn tâm. Trong sâu thẳm tâm lý nội tâm, họ coi núm ruột của bồ là cái gai trong mắt”, ông Hiếu nói.
Vì thơ ngây, không có khả năng tự vệ, phản kháng…. nên những đứa trẻ này âm thầm chịu trận, lãnh đủ sự tàn bạo, vô nhân tính của người lớn, mà không hiểu sao mình bị phạt.
“Đạo trời, luật đời, lòng người đều không thể dung thứ những kẻ tội đồ như thế. Một bản án thích đáng dành cho kẻ có tội là đòi hỏi của xã hội.
Hình phạt ở mức cao nhất, về bản chất là sự trả thù của cộng đồng dành cho những người đã mất lương tri, tính người, không thể giáo dục, cải tạo để tái hoà nhập với đời sống chung”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Xếp sau kẻ trực tiếp gây tội ác là người thân của trẻ
Video đang HOT
Hình ảnh chụp X-quang hộp sọ bệnh nhi Đ.N.A. (3 tuổi, trú tại huyện Thạch Thất) – Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Cũng theo chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu, các vụ án giết trẻ em mới xảy ra đều dưới hình thức bạo hành gia đình. Trước khi bị giết, trẻ đã có một khoảng thời gian hứng chịu bạo lực, đòn roi, với những chấn thương để lại trên thân thể.
“Có thực sự khó để không thể biết trẻ bị bạo hành hay không? Tôi nghĩ là không!
Tiếng quát tháo, đòn roi, đổ vỡ, tiếng khóc ré vọng ra từ nhà bên, sao không thể nghe thấy.
Những người cha, người mẹ dù không ở cùng con, nhưng khi đến thăm, chẳng nhẽ không nhìn thấy những vết bầm tím đòn roi? Rồi cô giáo mầm non, thầy giáo trường học… có khó gì khi nhận ra những biểu hiện bất thường của một học sinh. Biểu hiện đó là những khác lạ về tâm lý và thể chất”, trung tá Hiếu phân tích.
Theo chuyên gia tội phạm học, chỉ cần có một lòng thật tâm yêu trẻ, một ý thức trách nhiệm công dân… sẽ không khó để nhận ra trẻ cần được cứu trước khi quá muộn.
Ở các vụ án đã xảy ra, xếp sau kẻ trực tiếp gây tội ác về mặt trách nhiệm, chính là người thân của các cháu, rồi đến hàng xóm, giáo viên…
“Tội của họ là tội thờ ơ, vô cảm, chỉ chăm lo cho mối quan tâm hay lợi ích của mình, mà không biết rằng giá như họ bao đồng chút thôi, là một sinh linh đã có thể được giữ lại”, ông Hiếu cho hay.
Con cái như một trở ngại cho hành trình tìm duyên mới?
Bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang và Nguyễn Kim Trung Thái – nghi phạm gây ra cái chết thương tâm cho bé gái 8 tuổi ở TP.HCM.
Trung tá Đào Trung Hiếu cho hay, kẻ trực tiếp bạo hành với trẻ chủ yếu là mẹ kế, chồng hờ, nhân tình của bố, mẹ trẻ.
Điểm chung trong đặc điểm tâm lý thủ phạm là sự thoái hoá về nhân cách, với các đặc điểm lệch lạc như: tính ích kỷ cao độ, tuyệt đối hoá lợi ích cá nhân, lối sống vị kỷ, hưởng thụ, thói quen dùng bạo lực để giải tỏa bức xúc tâm lý trong giao tiếp xã hội, coi thường các chuẩn mực về đạo đức và pháp luật.
“Người liên quan trực tiếp sau hung thủ là bố hoặc mẹ của trẻ. Họ cũng đồng điệu với kẻ thủ ác ở thái độ thờ ơ trước an nguy, hạnh phúc của con.
Rất có thể trong họ tồn tại suy nghĩ đứa con là một gánh nặng, việc phải nuôi nó như một nghĩa vụ, chứ không có tình mẫu tử, phụ tử thật thà.
Rất có thể, trong sâu thẳm, họ cũng thấy đứa con như một trở ngại cho hành trình tìm duyên mới. Chưa hết, đứa bé còn nhắc họ nhớ về những buồn thảm đã qua với mảnh ghép không hoàn hảo cũ”, đại tá Hiếu phân tích.
Cũng theo chuyên gia tội phạm học, với các sắc thái tâm lý trên, ở một chừng mực nào đó, có thể họ đồng tình với hành động bạo hành của nhân tình với chính núm ruột của mình.
Từ các vụ án đau thương này, đặt ra vấn đề xã hội hệ trọng, đó là phải làm sao để khôi phục lại truyền thống văn hoá gia đình Việt Nam. Đó là xây dựng gia phong, gia đạo, nề nếp, ông bà cha mẹ nêu gương, con cháu thảo hiền; làm sao để gia đình Việt bền vững trước đại dịch có tên: ly hôn.
“Chỉ khi gia đình bền vững, mới đỡ đi những cái chết tức tưởi như đang thấy”, ông Hiếu nhấn mạnh.
Chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm lý giải hành vi liên tục tra tấn bé 3 tuổi của gã nhân tình: Phần con hoang dã lớn hơn phần người
Chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm từ Công ty luật Multi Law - Lê Bảo Ngọc cho biết, nhiều nghiên cứu và thực tiễn đã phát hiện ra rằng, sau khi các cặp vợ chồng ly hôn và sống với người mới, những đứa con riêng dễ trở thành nạn nhân của bạo hành.
Công an TP. Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng Nguyễn Trung Huyên (SN 1992, là thợ mộc, trú tại xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, Hà Nội), nghi phạm chính trong vụ án bé Đ.N.A. (3 tuổi) bị bạo hành dẫn đến nguy kịch.
Điều khiến dư luận bàng hoàng bởi từ lời khai của đối tượng, hắn nhiều lần định sát hại cháu bé, khiến cháu phải 4 lần nhập viện do ngộ độc thuốc diệt cỏ, gãy tay, nuốt dị vật là đinh và đỉnh điểm bị găm 9 chiếc đinh vào đầu. Nhiều lần cháu qua khỏi là do được cấp cứu kịp thời.
Lý giải về việc đối tượng "hết lần này đến lần khác" ra tay với cháu bé, Chuyên viên nghiên cứu tâm lý tội phạm từ Công ty luật Multi Law - Lê Bảo Ngọc cho biết, nhiều nghiên cứu và thực tiễn đã phát hiện ra rằng, sau khi các cặp vợ chồng ly hôn và sống với người mới, những đứa con riêng dễ trở thành nạn nhân của bạo hành.
Tâm lý học tiến hóa giải thích hiện tượng này do "lý thuyết đầu tư của cha mẹ". Trong tự nhiên, việc cha mẹ kế ngược đãi con riêng thực sự là một hiện tượng khá phổ biến.
Bị can Huyên tại cơ quan công an
Ví dụ, khi một con sư tử đực đầu đàn bị đánh bại và thay thế, con đực đầu đàn mới sẽ giết hết bầy sư tử con để cùng các sư tử cái sinh ra những con non khác mang nguồn gene của nó.
Các nhóm linh trưởng như đười ươi, khỉ voọc đực cũng làm điều tương tự. Với loài chim jaanas, con trống sẽ xây tổ để con mái đẻ trứng ở đó. Khi một con chim mái khác đến để cặp với chim trống, nó sẽ đập vỡ bất kỳ quả trứng nào mà con mái trước đó đã đẻ...
Do việc nuôi dạy con cái tốn nhiều thời gian và công sức nên bản năng chọn lọc tự nhiên thúc đẩy các sinh vật đầu tư vào những đứa trẻ có cùng huyết thống.
Những con non không mang nguồn gene của mình là gánh nặng và sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh nguồn thức ăn với con của chúng. Do vậy, nhiều loài sinh vật có xu hướng tấn công nhằm loại bỏ những con non khác cùng đàn để tập trung đầu tư tất cả nguồn lực cho sự phát triển của con ruột chúng.
Bản năng đáng sợ này không chỉ xảy ra ở các loài động vật, mà xã hội loài người cũng vẫn còn, chỉ là cách tiếp cận của con người ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn.
Hiện cháu bé đang được điều trị tích cực tại bệnh viện Xanh-Pôn
Có thể thấy, trong xã hội có nhiều cha mẹ kế tốt bụng đối xử tử tế với trẻ em, đồng thời có những vụ án cha mẹ kế hành hạ, ngược đãi con trẻ.
Điểm khác biệt giữa họ chính là khả năng nhận thức và lựa chọn cách sống. Sống bằng đạo đức và tình cảm của phần "người", hay để bản năng của phần "con" lấn át rồi trở thành những con thú tàn bạo mất tính người.
Nguyên nhân sâu xa nhất của việc hành hạ con riêng là cái ác thuần túy trong bản năng động vật. Do đó, những kẻ bạo hành trẻ em cần bị trừng trị nghiêm minh trước pháp luật để làm gương, bởi không gì có thể bao biện được cho hành vi dã man đối với những đứa trẻ vô tội không có khả năng tự vệ.
Đối với dã tâm của những cha mẹ kế độc ác, nếu không có sự can thiệp và giám sát kịp thời thì những đứa con riêng sẽ liên tục bị ngược đãi, hành hạ. Như trong trường hợp bé 3 tuổi bị đóng đinh vào đầu, bé đã bị hành hạ rất nhiều lần, nhưng những gì mẹ của bé làm chỉ là đưa con đi bệnh viện.
Sau khi ra viện, em bé lại tiếp tục bị ngược đãi với mức độ ngày càng nặng hơn. Khó có thể nói, mẹ bé không biết rằng con mình bị hành hạ và rất có thể chính sự hời hợt vô cảm, bao che cho nhân tình của người mẹ đã góp phần đẩy cháu bé vào bi kịch.
Hành vi xâm hại gia đình thường bí mật và dai dẳng, thủ phạm giỏi che giấu với cái mác "chuyện riêng của gia đình" nên thường khó phát hiện. Trong khi đó, những đứa trẻ yếu đuối bất lực trong việc thể hiện bản thân và tự bảo vệ mình.
Vì vậy, tất cả mọi người cần quan tâm hơn đến những gì xảy ra với trẻ em xung quanh. Nếu phát hiện có dấu hiệu lạm dụng trẻ em thì hãy nhanh chóng can thiệp hoặc báo ngay cho cơ quan chức năng. Điều này sẽ góp phần hạn chế sự hoành hành của cái ác.
Trước đó, khoảng 13h ngày 18/1, Công an huyện Thạch Thất nhận được tin báo về việc Bệnh viện đa khoa Thạch Thất tiếp nhận bé gái trong tình trạng nguy kịch.
Ngay trong ngày 18/1, cơ quan công an đã triệu tập các đối tượng liên quan, gồm Nguyễn Trung Huyên và bạn gái chị N.T.L. (mẹ đẻ bé A.).
Năm 2012, N.T.L., 27 tuổi, kết hôn với anh Đỗ Hữu Chung, 38 tuổi, trú tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Quá trình sinh sống, hai người có 3 người con chung, gồm 3, 6 và 9 tuổi. Bé Đỗ Ngọc A. là con út.
Do mâu thuẫn trong sinh hoạt, tháng 6/2021, L. ly hôn chồng. Hai bé lớn về ở với anh Chung và ông bà nội tại xã Canh Nậu, bé Ngọc A. sống với mẹ.
Sau đó, L. nảy sinh tình cảm với Nguyễn Trung Huyên (chưa có tiền án, tiền sự, hộ khẩu thường trú tại thôn 5, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất). Cả hai chung sống cùng với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn.
Đến tháng 9/2021, hai người cùng bé A. đến thuê trọ tại thôn Phú Đa 1, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất. Từ đây, những bi kịch bắt đầu ập đến với cháu bé.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Trung tá phân tích vụ bé 3 tuổi bị "cha dượng" đóng đinh vào đầu: Án tử hình là thỏa đáng! Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, vụ việc "cha dượng" đóng đinh vào đầu bé 3 tuổi cho thấy hành vi phạm tội vì động cơ đê hèn và có hành trình nhiều lần hãm hại để tước đoạt sinh mạng. Lòng ích kỷ cao độ, không muốn nuôi con người khác Vụ việc bé gái 8 tuổi ở TP HCM bị dì...