Bom nhiệt hạch Triều Tiên khiến Mỹ bỏ rơi đồng minh HQ?
Liên minh Mỹ-Hàn Quốc đang đứng trước thử thách lớn, trong bối cảnh Triều Tiên phô trương sức mạnh hủy diệt các thành phố của cả hai quốc gia.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát tên lửa chiến lược.
Theo Business Insider, Colin Kahl, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama nhận định, vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên là phép thử chưa từng có đối với liên minh Mỹ-Hàn.
Câu hỏi được ông Kahl đặt ra là: Liệu Mỹ có sẵn sàng đánh đổi một thành phố ở Bắc Mỹ để bảo vệ thủ đô Seoul bằng mọi giá?
Trong hàng thập kỷ qua, Mỹ đã ngăn hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân bằng cách hứa sẽ đáp trả hạt nhân nếu Triều Tiên tấn công.
Nhưng ngày nay, Mỹ không thể đơn giản tung đòn đáp trả nhằm vào thủ đô Bình Nhưỡng mà không lo ngại Triều Tiên phóng tên lửa hạt nhân nhằm vào bất cứ mục tiêu nào.
Theo Business Insider, Mỹ dùng vũ khí hạt nhân răn đe Triều Tiên và các nước khác để ngăn các nước này tấn công thành phố Mỹ. Nhưng đối với Hàn Quốc, quốc gia láng giềng với Triều Tiên chỉ có thể dựa vào sự cam kết của Mỹ và đồng minh.
“Điều đó có nghĩa là Hàn Quốc phụ thuộc vào khả năng Mỹ có quyết tâm bảo vệ đồng minh hay không, trong bối cảnh kẻ thù có thể tung đòn tấn công hủy diệt vào chính thành phố Mỹ”, Joe Wit, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ, người sáng lập trang 38 North, chuyên nghiên cứu về Triều Tiên, nói.
Mỹ sẽ tự bảo vệ mình, bỏ rơi đồng minh Hàn Quốc trước tên lửa Triều Tiên?
Theo ông Wit, Mỹ nên tiếp tục các nỗ lực trấn an đồng minh, bảo vệ họ bằng mọi giá, cho dù chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như chưa cam kết như vậy.
Video đang HOT
Sau khi Triều Tiên thử bom nhiệt hạch, ngày càng nhiều người Hàn Quốc lo ngại khả năng Mỹ sẽ bỏ rơi nước này để đổi lấy an ninh quốc gia ở quê nhà.
“ Mối đe dọa Triều Tiên đang treo lơ lửng trên các thành phố Mỹ, liệu người Mỹ có cam kết bảo vệ Hàn Quốc dù lãnh thổ của họ bị đe dọa hay không. Theo tôi, dựa trên những gì ông Trump nói, câu trả lời dường như là không”, Shin Hee-Seok, một chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Yonsei ở Seoul, nói.
Nói cách khác, người Hàn Quốc lo ngại Mỹ sẽ “bán đứng” họ để đạt thỏa thuận với Triều Tiên.
“Mặc dù mới chỉ là ý tưởng, nhưng nhiều người Hàn Quốc đã nhắc đến chuyện sở hữu vũ khí hạt nhân riêng, để tự bảo vệ minh nếu Mỹ không còn là đồng minh tin cậy”, ông Wit nói.
Trước mắt, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép Hàn Quốc phát triển tên lửa, bom đạn mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với Triều tiên. Ông Trump cũng để ngỏ khả năng đưa vũ khí hạt nhân đến Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kiểm tra vũ khí hạt nhân có thể gắn vào tên lửa tầm xa.
Ông Wit cảnh báo, Hàn Quốc và Nhật Bản đang đứng trước “sự chia rẽ chiến lược”, đó là khi họ quyết định không tin vào Mỹ nữa và hành động “theo lợi ích riêng của quốc gia, bằng cách tự phát triển vũ khí hạt nhân”.
Theo các chuyên gia về vũ khí hạt nhân, ngày càng nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hủy diệt này, thế giới sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
“Trong trường hợp Nhật Bản và Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, các đồng minh giàu có của Mỹ ở Trung Đông chắc chắn sẽ không muốn đứng ngoài cuộc chơi”, Kingston Reif, giám đốc phụ trách chính sách giải trừ vũ khí thuộc Hiệp hội Kiểm soát vũ khí, nói.
Chuyên gia Kahl cho rằng, Mỹ nên tái khẳng định cam kết bảo vệ Hàn Quốc bằng mọi giá. Để cụ thể hóa hành động này, ông Trump cần đưa thêm vũ khí chiến lược đến khu vực, trấn an đồng minh.
Nhưng không thể phủ nhận, nắm trong tay bom nhiệt hạch cực mạnh, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang mở ra cơ hội đàm phán trực tiếp với Mỹ, tạo ra chia rẽ lớn chưa từng có với các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo Danviet
TQ hưởng lợi bất ngờ từ vụ thử bom nhiệt hạch Triều Tiên?
Lập trường trái chiều của Trung Quốc về vụ thử bom nhiệt hạch Triều Tiên cho thấy Bắc Kinh không loại trừ khả năng chấp nhận Bình Nhưỡng là cường quốc hạt nhân.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) chưa từng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh minh họa.
Theo CNN, Triều Tiên thử bom nhiệt hạch đúng ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh BRICS được coi là thông điệp mạnh mẽ nhà lãnh đạo Kim Jong-un gửi đến ông Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, kết thúc hội nghị vào ngày 5.9, ông Tập không hề nhắc đến Triều Tiên trong bài phát biểu bế mạc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc phần nào phản ánh lập trường khi lên án vụ thử bom nhiệt hạch, khẳng định quan điểm giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Nhưng trên các trang mạng xã hội và giới học giả Trung Quốc, CNN lại nhận thấy quan điểm trái ngược, đề cập đến những thách thức lâu dài hình thành nên quan hệ đồng minh Trung Quốc-Triều Tiên.
"Mỹ đang đứng trước quyết định khó khăn: Họ sẽ giải trừ vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên như thế nào hay chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân?", Zhang Liangui, giáo sư về Triều Tiên tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nói.
"Vụ thử bom nhiệt hạch khẳng định lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hợp Quốc đã không đem lại tác dụng. Họ không gây được khó dễ cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un thì không thể ngăn được Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân", ông Zhang nhận định.
Các quan chức Trung Quốc cũng nhiều lần khẳng định, lệnh trừng phạt Triều Tiên sẽ không đem lại kết quả, kêu gọi các bên cùng ngồi vào bàn đàm phán.
Trung Quốc và Nga đã kêu gọi Mỹ-Hàn ngừng tập trận quân sự, đổi lấy việc Triều Tiên ngừng thử hạt nhân. Nhưng phía Mỹ đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu này trước khi Triều Tiên lên tiếng.
"Khi một quốc gia thù địch có vũ khí hạt nhân và chĩa tên lửa nhằm vào Mỹ, chúng ta không thể lùi lại hay lơ là cảnh giác. Mỹ chắc chắn sẽ không ngừng tập trận", Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Nikki Haley nói.
Giới phân tích phương Tây tin rằng, mặc dù thất vọng với Triều Tiên, Trung Quốc vẫn sẵn sàng chấp nhận khả năng Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân vì hai lý do chính.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chấp nhận để Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân.
Thứ nhất, Trung Quốc không muốn Triều Tiên khủng hoảng để tiếp tục duy trì sự ổn định tình hình ở biên giới.
Thứ hai, Triều Tiên là đồng minh quan trọng của Trung Quốc, đóng vai trò là cửa ngõ ngăn Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự từ Thái Bình Dương.
Ngày nay, vị thế chiến lược của Triều Tiên có phần nào suy giảm vì Mỹ không ngừng cải thiện năng lực phóng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo từ xa.
Nhưng việc Trung Quốc chấp nhận một Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là điều khó tránh khỏi, theo giới phân tích.
"Thay vì đối đầu với Triều Tiên, Trung Quốc nên coi nước này là một quốc gia bình thường. Đó cũng là điều mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un mong muốn", Li Fang, chuyên gia quan hệ quốc tế ở Trung Quốc nhận định.
Theo CNN, quan chức Trung Quốc không công khai chấp nhận Triều Tiên sở hữu hạt nhân, nhưng dường như không ai muốn gây sức ép lên Triều Tiên như đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
"Mỹ, với tư cách là một cường quốc thế giới, nên tự mình giải quyết vấn đề này. Ngăn Triều Tiên thử hạt nhân được hay không còn dựa vào quyết tâm và trách nhiệm của Mỹ", ông Zhang nói.
Ông Zhang nhấn mạnh: "Nhưng đừng hy vọng Trung Quốc sẽ giúp giải quyết vấn đề. Đa số người Trung Quốc thậm chí còn ủng hộ chương trình hạt nhân Triều Tiên, vì vũ khí hạt nhân Triều Tiên chế tạo chính là nhằm vào Mỹ".
Theo Danviet
Vũ khí hạt nhân Triều Tiên có thể "xóa sổ 90% người Mỹ"? Kho vũ khí hạt nhân đáng sợ của Triều Tiên có thể hủy diệt đến 90% dân số Mỹ, theo nguồn tin từ hai chuyên gia tình báo hàng đầu. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh minh họa. Theo Daily Star, căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên đang ở mức cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt...