Bợm nhậu cười: Nước lã liều cao
Một tay đệ tử Lưu Linh vào quán bar khoe khoang có khả năng phân biệt bất kỳ loại rượu nào khi bị bịt mắt.
Ảnh minh họa
Nhiều người trong quán cá cược anh ta sẽ không làm được điều đó.
Anh hầu bàn đưa ra từng loại rượu và lần nào người này cũng đoán trúng.
Tức mình, anh bồi mang ra một cốc nước lã. Tay thử rượu uống một ngụm và nhổ toẹt ngay ra, thú nhận:
- Ôi thứ đồ uống quái quỷ! Tôi chưa từng uống loại rượu nặng đến thế này. Nhưng tôi đoán chắc rằng ít người muốn sử dụng loại nó.
Theo baodatviet
Cháy xe ra mặt... xăng, dầu
Từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2012, đã xảy ra tổng cộng 552 vụ cháy xe...
Đầu tháng 10/2012, một doanh nghiệp tại Gia Lai đã bán xăng có đến quá nửa là nước lã cho người tiêu dùng
Sau hàng trăm vụ cháy ôtô, xe máy trong gần hai năm trở lại đây, vấn đề chất lượng xăng, dầu đang được đặc biệt quan tâm.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, chỉ thống kê trên các phương tiện truyền thông đại chúng, từ tháng 1/2011 đến tháng 9/2012, đã xảy ra tổng cộng 552 vụ cháy xe, trong đó có 252 xe ôtô và 300 xe máy.
Các vụ cháy, nổ xảy ra đối với ôtô và xe máy của nhiều hãng khác nhau đối với cả xe cũ và xe mới, trong các điều kiện làm việc khác nhau như khi đang hoạt động trên đường, khi đang đỗ hoặc khi đang khởi động, có cả cháy do hỏa hoạn.
Trước sự gia tăng đột biến về số lượng xe cháy và các hình thức cháy xe, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập hợp các nhà khoa học, chuyên gia độc lập tiến hành nghiên cứu nguyên nhân. Và, chất lượng xăng dầu đã dần dần "lộ mặt" như một nguyên nhân chính.
Tổng hợp kết quả từ các nghiên cứu, thí nghiệm, Bộ Công Thương nêu thực trạng những cơ sở pha chế nhiên liệu có chất lượng thấp (xăng A83, naphtha condensat) được pha chế để gian lận thành nhiên liệu có chất lượng cao (A92, A95). Dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao 2500 ppm hoặc phân đoạn cũng thường được sử dụng để pha chế gian lận thành diesel 500 ppm.
Kết quả là nhiên liệu thu được, hoặc không đạt quy chuẩn, hoặc nếu có đạt thì trong nhiên liệu cũng có nhiều thành phần lạ, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự an toàn cháy nổ.
Đối với các phụ gia đã được sử dụng trên thế giới có thể rất phù hợp với nguyên liệu có chất lượng tốt (hàm lượng lưu huỳnh rất thấp - đạt tiêu chuẩn Euro 4) nhưng lại không phù hợp với nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao (đạt tiêu chuẩn Euro 2) ở Việt Nam. Đây cũng là một nguyên nhân gián tiếp gây cháy nổ do hình thành nên hợp chất trung gian giữa thành phần kim loại trong phụ gia (đặc biệt là phụ gia chứa sắt đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam) và các hợp chất chứa lưu huỳnh trong nhiên liệu.
Đầu năm nay, sau loạt vụ cháy xe liên tiếp xảy ra, rất nhiều ý kiến đã đặt vấn đề về nhiên liệu (xăng, dầu). Bởi trong số các nguyên nhân, thì nguyên nhân từ nhiên liệu xem ra khó lý giải nhất.
Thống kê của Bộ Công Thương cho biết, trong số 252 ôtô bị cháy có 6 xe do va chạm, 11 xe bị chập điện, 3 xe cháy ở nơi hỏa hoạn và có đến 74 xe không rõ nguyên nhân. Cùng với đó, trong số 300 xe máy cháy cũng chỉ có 9 xe do va chạm hoặc đỏ, 10 chập điện, 132 cháy tại nơi có hỏa hoạn, 6 xe bị rò rỉ xăng và cũng có đến 98 xe không rõ nguyên nhân.
Mới đây, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã công bố một số kết quả đáng chú ý. Cụ thể, qua kiểm tra 5.278 cơ sở kinh doanh khí hóa lỏng và xăng dầu đã có đến 678 cơ sở vi phạm các quy định của nhà nước. Đáng chú ý, tỷ lệ cơ sở bán xăng, dầu không đạt chất lượng ở mức cao, cụ thể có đến 90/836 mẫu xăng, dầu được kiểm nghiệm không đạt chất lượng.
Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới các chuyên gia và nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm để xác định toàn diện, đầy đủ căn cứ, cơ sở khoa học về nguyên nhân gây cháy, nổ ôtô và xe máy. Trong đó, sẽ tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của phụ gia nhiên liệu và nhiên liệu đến các vật liệu làm chi tiết tiếp xúc với nhiên liệu trong phương tiện giao thông, đánh giá khả năng gây cháy từ các bộ phận trong phương tiện, đánh giá ảnh hưởng của các kết cấu, vật liệu tới khả năng cháy nổ phương tiện, đánh giá các nguyên nhân từ thao tác kỹ thuật vận hành, môi trường và địa điểm tổ chức bảo quản phương tiện đến khả năng gây cháy...
Theo An Nhi
Vneconomy
Kỳ quặc kiểu nhịn ăn chữa bệnh Một bác sĩ về hưu tại thành phố Huế có cách chữa trị kỳ quặc cho nhiều người mắc các loại bệnh khác nhau: buộc nhịn ăn dài ngày để thanh lọc cơ thể. Cơ sở chữa bệnh "chui" duy trì nhiều năm, nhưng cơ quan chức năng tại TT- Huế lại không hay biết. Nhiều ngày qua, vùng núi Bình Điền (thị...