Bom Nga thay đổi sức mạnh tác chiến ngầm Mỹ
Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ từng là vũ khí mạnh nhất có thể răn đe Nga nhưng mọi chuyện đã khác khi Moscow công bố bom chống ngầm Zagon-2E.
Nhận định trên được rung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS) đưa khi nói về sự nguy hiểm của loại bom chống ngầm thế hệ mới của Nga Zagon-2E. CSIS cho rằng, Virginia là lớp tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân, một trong những tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Hải quân Mỹ.
Chúng được trang bị ngư lôi để đánh chìm tàu ngầm và máy bay chiến đấu mặt nước của đối phương. Có thể nhắm vào các căn cứ quân sự và tên lửa của đối phương trên bờ bằng tên lửa hành trình Tomahawk.
Những chiếc tàu ngầm này “thực sự hữu ích để thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình chống lại một số hệ thống phòng không của Nga tại khu quân sự phía Tây, trải dài trên vùng biển Baltic.
Thế hệ tàu ngầm lớp Virginia có thể lặn sâu khoảng 245m. Thế hệ tàu ngầm này có khả năng phát hiện địch tốt hơn và thồ được nhiều đạn dược hơn. Tàu được trang bị hai ống phóng thẳng đứng, mỗi ống chứa 6 quả tên lửa, đây công nghệ từng dùng cho các tàu ngầm lớp Ohio.
Video đang HOT
Virginia có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ như săn ngầm, săn chiến hạm, chuyên chở lính biệt kích, hoạt động tấn công quân địch trên bờ và hoạt động bí mật, thu thập thông tin tình báo, phá hủy thủy lôi. Với sức mạnh của mình, tàu lớp Virginia từng được xem là đối thủ đáng gờm đối với tàu ngầm tấn công hạt nhân Project 971 Shchuka-B (Akula) của Nga.
Tuy nhiên, đó là những thế mạnh khi Nga chưa cho ra đời bom chống ngầm Zagon-2E độc đáo, CSIS thừa nhận. Vũ khí này của Nga có thể diệt những mục tiêu ở độ sâu tới 600m. Với độ sâu này, không một loại tàu ngầm nào của Mỹ hay của bất kỳ lực lượng nào bị Nga coi là đối thủ có thể thoát thân.
CSIS cho biết thêm, hiện nay tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia và lớp Ohio của Hải quân Mỹ đều không thể lặn sâu hơn 300m. Như vậy, độ sâu diệt mục tiêu bom Zagon-2E đạt được gấp đôi khả năng lặn của tàu ngầm Mỹ. Do Zagon-2E là loại vũ khí mới nên Mỹ hiện chưa có phương án nào khả thi có thể đối phó, CSIS thừa nhận.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Dựng lên 'mối đe dọa Nga', Mỹ muốn biến Ba Lan thành 'tốt thí'?
Chuyên gia tin rằng một mối liên minh chặt chẽ với Mỹ sẽ mặc định biến Ba Lan thành một quốc gia bọc sườn đông cho NATO và trở thành một tiền đồn quân y.
Chuyên gia người Ba Lan Piotr Panasiuk viết trên cổng thông tin Salon 24 rằng: " Không có gì khó để một người Ba Lan viết về Nga. Đặc biệt là hiện giờ, khi tiếng nói chống Nga đang ầm ầm lan truyền khắp truyền thông Ba Lan, và bất kỳ nhà báo hay chính trị gia nào cũng có nghĩa vụ phải lên án Nga - bởi điều đó là cần thiết. Điều này như một tấm chắn che kín cảm xúc trong đầu của hầu hết người Ba Lan mà không một suy nghĩ sáng suốt nào có thể lọt qua".
" Vấn đề tranh luận chính ở đây có bản chất địa chính trị - đó là lời đáp cho câu hỏi: người Ba Lan cần một Ba Lan như thế nào? Một Ba Lan đóng cửa trên tất cả các biên giới của cái gọi là sườn đông của NATO - đóng vai trò như một pháo đài vũ trang giữa Nga và Đức, một tiền đồn quân y của Mỹ? Hay một Ba Lan nên là cầu nối kinh tế giữa phương Đông và phương Tây, khơi nguồn dòng chảy thương mại từ Đông Á qua Nga vào trung tâm châu Âu?" - tác giả đặt câu hỏi.
Một mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ sẽ đặt Ba Lan vào thế " tốt thí" - một căn cứ tiền phương có nhiệm vụ cắt đứt tuyến thương mại nối liền các lục địa được tạo ra bởi cái gọi là " Con đường tơ lụa". Người Mỹ không muốn mất quyền kiểm soát tuyến thương mại hàng hải có lợi và chứng kiến sự phát triển của một mạng lưới đường bộ trên đất liền - ông Panasiuk giải thích.
Dựng lên 'mối đe dọa Nga', Mỹ muốn biến Ba Lan thành 'tốt thí'? (Ảnh: Reuters)
Vai trò thứ hai mà Mỹ đã chuẩn bị sẵn cho Ba Lan là vai trò của một quốc gia, dựa trên vị trí địa lý của mình, có thể kiềm tỏa Nga và Đức trong kế hoạch quân sự với sự trợ giúp của các căn cứ Mỹ, nơi các loại vũ khí tầm ngắn của Mỹ - như tên lửa Tomahawk và máy bay chiến đấu F-35 - sẽ được triển khai.
Điều này dẫn đến thực tế là các thành phố chính của Nga - Matxcơva và St. Petersburg - có thể bị phá hủy trong vòng chưa đầy 10 phút. " Và tất nhiên, sẽ chẳng ai quan tâm rằng sự đáp trả của Nga sẽ phá hủy phần lớn lãnh thổ Ba Lan cũng trong vòng 10 phút, trong khi một kịch bản tương tự đang được xem xét bởi chính Mỹ" - chuyên gia Ba Lan cho biết.
Một liên minh vô điều kiện với Mỹ để đổi lấy sự đảm bảo an ninh trước Nga cũng tước đi bất kỳ chính sách độc lập nào của Ba Lan. Hơn nữa, quốc gia này cũng buộc phải mua sắm những vũ khí hiện đại nhất thế giới từ Mỹ, và tất nhiên, với giá cao nhất - ông Panasiuk nhấn mạnh.
Còn nếu theo cách nhìn thứ hai - Ba Lan đóng vai trò như là cầu nối kinh tế giữa phương Đông và phương Tây, quốc gia này sẽ loại bỏ được những xung đột giữa các nước láng giềng và tìm cách lôi kéo họ vào các cấu trúc chính trị và kinh tế lớn. Từ đó sẽ cho phép người Ba Lan nhận ra đầy đủ vị thế của mình và kiếm tiền nhờ vào việc lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ.
Tuy nhiên, cách nhìn như vậy là đi ngược lại với việc thực hiện các chính sách của các nước thứ ba, mà điển hình là Mỹ. Thay vào đó, nó sẽ tập trung vào các mối quan hệ trong khu vực, theo đuổi các chính sách độc lập, cũng như duy trì mối quan hệ tốt với phương Đông - chủ yếu là với Nga.
Nếu lựa chọn một Ba Lan với tư cách là sườn đông của NATO và tiền đồn quân y sẽ là bước đi sai lầm và tự sát - nó đẩy Ba Lan vào nhóm các nước hạng ba, phụ thuộc vào chính sách chính trị của các cường quốc thế giới. Với vị thế đó, Ba Lan sẽ không thể giàu lên và phát triển đúng hướng.
" Tóm lại, cái gọi là mối đe dọa quân sự từ Nga rất có thể là một sự hư cấu thuần túy, không liên quan gì đến thực tế. Nga không mạnh đến nỗi muốn tấn công Ba Lan, và họ cũng không có yêu sách lãnh thổ đối với các vùng đất Ba Lan. Mối đe dọa quân sự này được dựng lên với mong muốn Ba Lan sẽ mua nhiều vũ khí 'Made in USA' đắt tiền và giúp Mỹ hiện thực hóa các mục tiêu chính trị của riêng mình" - chuyên gia Piotr Panasiuk kết luận.
(Nguồn: Salon24)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Infographic: Sức mạnh kinh hoàng của khu trục hạm Mỹ mang tên Tp Huế, Việt Nam Ít ai biết rằng, trong biên chế hải quân Mỹ có một chiếc tàu chiến mang tên cố đô Huế của Việt Nam, đó là tuần dương hạm USS Hue City (CG-66). Đây là một trong số những lớp tuần dương hạm mạnh nhất thế giới hiện nay. Tàu USS Hue City (CG-66) được đặt theo tên trận đánh ở TP Huế mà...