‘Bom hẹn giờ’ khu vực Bắc cực
Lớp băng vĩnh cửu tan chảy chính là ‘ quả bom hẹn giờ’, đe dọa sức khỏe mọi người và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên.
Băng vĩnh cửu tan chảy, giải phóng các loại mầm bệnh vào khí quyển.
21.000 tấn dầu động cơ rò rỉ từ bình chứa ở Nhà máy Điện Norilsk (Nga) là sự kiện gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong khu vực Bắc cực. Công ty Norilsk Nikiel, chủ sở hữu bình chứa nói trên, nói rằng bình rò rỉ là do hậu quả của nóng lên toàn cầu.
Nhiệt độ ngày càng cao trên thế giới, trong đó có vùng Bắc cực, dẫn đến việc lớp băng vĩnh cửu tan chảy và nền móng các công trình xây dựng ở đó lún xuống. Các báo cáo cho thấy, giữa năm 2010 và 2017, lực nâng của lớp băng vĩnh cửu giảm khoảng 20%. Đây là một trong những hậu quả của tan chảy băng vĩnh cửu.
Lớp băng vĩnh cửu chính là lớp đất bị đóng băng, xuất hiện chủ yếu ở cực Bắc. Khoảng 1/4 diện tích ở khu vực này bị băng bao phủ trong hàng nghìn năm. Lớp băng vĩnh cửu có độ sâu từ một vài đến vài trăm mét.
Ước tính, trong lớp băng vĩnh cửu có khoảng 1,7 tỷ tấn carbon ở dạng vật chất hữu cơ bị đóng băng, bao gồm xác động vật và cây cối mục nát. Hàm lượng carbon (chủ yếu ở dạng methane và carbon dioxide) chứa trong lớp băng vĩnh cửu lớn hơn khoảng 2 lần so với trong khí quyển.
Khi lớp băng vĩnh cửu bị tan chảy, vật chất tích tụ trong đó bị nóng lên và phân hủy, giải phóng ra carbon dưới dạng các khí nóng. Điều này làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu và do đó dẫn tới tan chảy thêm lớp băng vĩnh cửu.
Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), nếu như hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp tục diễn biến theo nhịp độ như hiện nay, thì đến năm 2100, một phần lớn thể tích băng vĩnh cửu có thể bị tan chảy.
Hơn nữa, lớp băng vĩnh cửu tan chảy cũng là nguy cơ giải phóng các vi khuẩn, virus gây bệnh đang bị “cầm tù” trong băng. Trong quá khứ cũng đã xảy ra những trường hợp như vậy. Vào năm 2016, một bé trai ở Syberia bị chết do nhiễm vi khuẩn than có nguồn gốc từ xác chết tuần lộc. Điều đáng chú ý là những con tuần lộc này đã bị chết từ 70 năm trước và xác của chúng bị băng vĩnh cửu bao phủ.
Các nhà khoa học cảnh báo, trong lớp băng vĩnh cửu còn có thể có các mầm bệnh khác, Vào năm 2014, các nhà khoa học đã hồi sinh virus Pithovirus sibericum (không độc hại) trong lớp băng 30.000 năm tuổi ở Syberia. Trong tương lai, có thể xảy ra những sự kiện tương tự như vậy.
Những mối họa cổ xưa đang 'đội mồ sống dậy'
Sự cố tràn dầu ở Vòng Bắc Cực mới đây tại Nga là những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu những mối họa khôn lường sẽ xuất phát từ việc Trái Đất nóng lên.
Ngày 29/5, một bể chứa dầu diesel thuộc nhà máy nhiệt điện thành phố Norilsk, Liên bang Nga, nằm phía trên Vòng Bắc Cực bị nứt vỡ, làm thất thoát khoảng 21.000 m3 dầu diesel, phần lớn tràn ra sông Ambarnaya, khiến 180.000 m2 diện tích khu vực bị ô nhiễm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay sau đó đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và huy động mọi lực lượng tham gia xử lý "thảm họa" môi trường này.
Dòng sông Ambarnaya chuyển màu do thảm họa tràn dầu gây ra. Ảnh: USA Today.
Nhiều giả thiết được đặt ra trong suốt quá trình điều tra. Tuy nhiên, chia sẻ với RBC, công ty Năng lượng Norilsk Taimyr cho rằng sự cố tràn dầu xảy ra do các cọc móng của bể chứa dầu bất ngờ bị sụt lún. Nguyên nhân sâu xa có thể do bề mặt băng vĩnh cửu ở khu vực này đang có dấu hiệu tan chảy khi chịu ảnh hưởng của việc Trái Đất nóng lên.
Chủ yếu bao phủ ở Bắc Bán Cầu, băng vĩnh cửu là tầng đất bị đóng băng có tuổi thọ hàng nghìn năm tuổi. Lớp băng vĩnh cửu này tạo thành một vành đai trải dài qua Alaska, Canada và Nga, có độ sâu từ vài cho đến hàng trăm mét.
Sâu bên trong tầng đất đóng băng này là khoảng 1,7 nghìn tỷ tấn carbon dưới dạng chất hữu cơ đông lạnh. Không chỉ bao gồm xác thực vật hay động vật mực rữa mắc kẹt trong trầm tích, lớp băng vĩnh cửu còn chứa lượng carbon, chủ yếu là metan và CO2, gấp đôi khí quyển của Trái Đất.
Sự tan chảy của băng vĩnh cửu đang diễn ra sớm hơn dự kiến 70 năm. Ảnh: Russian Beyond.
Khi băng tan, lượng khí CO2 và metan sẽ được giải phóng, gây nên hiệu ứng khí nhà kính. Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) tháng 9/2019, một phần lớn băng vĩnh cửu có thể sẽ tan chảy vào năm 2100 nếu các nước trên thế giới không chung tay có biện pháp giảm thải ô nhiễm CO2 ra môi trường.
Đồng thời, sự tan chảy của băng vĩnh cửu có thể là "chìa khóa" giải thoát các loại vi khuẩn gây bệnh từ xa xưa mắc kẹt trong băng.
Năm 2014, một loại virus khổng lồ nhưng vô hại mang tên Pithovirus Sibericum đã được phát hiện đang ngủ đông trong lớp băng Siberia suốt 30.000 năm.
Ngoài ra vào năm 2016, một nạn nhân trẻ tuổi đã chết ở vùng cực bắc Siberia trong một đợt bùng phát căn bệnh than. Các nhà khoa học cho rằng nguồn gốc của căn bệnh có khả năng đến từ xác chết của những con tuần lộc nhiễm bệnh được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu tan chảy.
Băng tan gây ảnh hưởng không chỉ cho con người mà nhiều loài động thực vật sinh sống tại khu vực này. Ảnh: The Guardian.
Theo góc nhìn tích cực, quá trình tan chảy của băng vĩnh cửu có thể mang lợi ích cho các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ tại Bắc Cực. Nhưng nếu con người tác động quá sâu vào tầng đất bên trong, các nhà khoa học cảnh báo hành động của chúng ta sẽ đánh thức sự trở lại của các virus nguyên thủy.
Đồng thời, lớp băng vĩnh cửu đang là mối đe dọa nghiêm trọng và tốn kém cho cơ sở hạ tầng, có nguy cơ gây sạt lở cho các tòa nhà, đường xá và những ống dẫn dầu khổng lồ vốn nổi tiếng ở miền bắc nước Nga.
Trái Đất sẽ ra sao nếu tất cả núi lửa phun trào cùng lúc? Có khoảng 1.500 ngọn núi lửa đang hoạt động trên đất liền và một số lượng chưa xác định ở dưới đại dương. Nếu tất cả chúng phun trào cùng lúc, con người có thể sống sót không?
Bắc Cực bốc cháy: Loài người đến rất gần thảm họa diệt vong Các đám cháy lớn chưa từng có ở Bắc Cực đang xảy ra là lời cảnh báo về nguy cơ hủy diệt hệ sinh thái toàn cầu, khiến thảm họa diệt vong của nhân loại cận kề. Bắc Cực liên tục bốc cháy, 600 tỷ tấn băng tan chảy Sau thảm họa cháy rừng Amazon năm 2019, thế giới đang phải đối mặt...