Bơm chất độc vào sừng tê giác để cảnh báo người Việt
Các nhà bảo tồn đã bơm hóa chất độc hại vào sừng rất nhiều cá thể tê giác, nhằm ngăn chặn các hoạt động săn bắn bất hợp pháp và cảnh báo người tiêu thụ.
Tê giác con không chịu rời xác mẹ bị những kẻ săn trộm hạ sát. Ảnh: Waterbergrhino.com.
LiveScience cho biết, một bộ phận người Việt Nam đang sử dụng sừng tê giác để chữa bệnh. Tuy nhiên, trang tin khoa học hàng đầu dẫn các nghiên cứu khẳng định, sừng tê giác hoàn toàn không có giá trị y khoa. Nó được cấu thành từ chất sừng, giống với móng chân, móng tay của con người. Chính vì vậy, sừng tê giác hoàn toàn không có giá trị chữa bệnh.
Dẫu vậy, niềm tin vào tác dụng thần kỳ của sừng tê giác ở các nước châu Á, điển hình là Trung Quốc và Việt Nam vô tình đẩy loài động vật này đến bờ vực của sự tuyệt chủng. Do được lùng mua với giá cao ở châu Á khiến những con tê giác ở châu Phi bị săn lùng ráo riết, bất chấp nỗ lực bảo vệ của các chuyên gia bảo tồn.
Chỉ tính riêng trong năm nay, 688 con tê giác Nam Phi đã bị giết để lấy sừng. Con số này khiến năm 2013 trở thành năm tồi tệ nhất với loài tê giác, vốn đang bị đẩy tới sát mép vực tuyệt chủng. Khi các biện pháp bảo vệ không đạt được hiệu quả, người ta buộc phải tiến hành các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng đối với sừng tê giác.
Theo LiveScience, Việt Nam là một trong những thị thường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất bởi khá nhiều người hiểu không đúng về giá trị thực sự của loại mặt hàng này. Những người đánh giá cao sừng tê giác coi đó là tiên dược, một món quà cao cấp hay biểu tượng của sự vương giả. Chính vì lẽ đó, các tổ chức bảo tồn đã hợp tác với chính phủ Việt Nam để khởi động chiến dịch kéo dài 3 năm, nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với giá trị thực của sừng tê giác.
Video đang HOT
Việc thay đổi nhận thức của người trưởng thành là một thách thức không nhỏ, chính vì vậy, kế hoạch này nhằm giáo dục nhận thức cho trẻ em về mối họa tuyệt chủng mà loài tê giác đang phải đối mặt. Cuốn sách mang tên “Tôi là con tê giác nhỏ” đã và đang được chuyển tới tay của trẻ em Hà Nội và các tỉnh thành khác.
Những người thực hiện chiến dịch hi vọng, việc giáo dục nhận thức của trẻ em sẽ tác động tích cực những người lớn trong gia đình, giúp lan truyền những kiến thức về giá trị thực của sừng tê giác. Mục tiêu cuối cùng nhằm giúp những người tin vào loại “biệt dược” sừng tê giác hiểu rằng, họ đang lãng phí tiền bạc và đẩy loài động vật này tới bước đương cùng.
Thậm chí, chương trình này còn cho biết một số sừng tê giác được tiêu thụ ở Việt Nam có khả năng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người sử dụng. Cụ thể, người ta nhắc đến nỗ lực trong tuyệt vọng của các nhà bảo tồn động vật hoang dã Nam Phi khi buộc phải bơm các loại hóa chất độc hại vào sừng tê giác. Tuy các chất độc không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con vật nhưng nó sẽ tác động xấu tới sức khỏe người sử dụng
Theo Xahoi
Sừng tê giác không hơn gì... sừng trâu!
Đây là khẳng định của GS Nguyễn Lân Dũng - Chủ tịch Hội các ngành sinh học VN, liên quan đến sừng tê giác - sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD) buôn bán trái phép đang được không ít con buôn ưa chuộng giao dịch trên thị trường hiện nay.
Khẳng định này sẽ khiến không ít "tín đồ" xài ĐVHD giật mình, nhất là ở thị trường VN được cho là một trong những nơi tiêu thụ sừng tê giác sôi động nhất thế giới.
Việt Nam là nơi chung chuyển sừng tê giác lớn nhất thế giới. Ảnh: TTXVN
Hàng chục nghìn đô và cái sừng trâu!
Chỉ cần lướt web, có thể dễ dàng tìm mua sừng tê giác đủ các kiểu với giá lên đến hàng nghìn USD. Với lời đồn thổi sừng tê giác có khả năng chữa "bách bệnh", giá trị của sản phẩm này đã đội giá khủng khiếp trên thị trường ĐVHD vốn đang rất sôi động ở VN.
Thông tin rao bán sừng tê giác được rao như: Bán sừng tê giác Châu Á, giá 40 triệu có fix... Ngoài sừng tê, không khó khăn để tìm mua ngà voi, cao hổ... Thông tin kèm theo khiến người mua càng bị "mê hoặc" như "Nhà em làm thuốc đông y nên các bác không phải sợ đây là hàng quốc cấm...". Hàng trăm comment quan tâm và hỏi han về giao dịch này.
Theo khảo sát của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS), lợi nhuận từ sừng tê giác lớn hơn nhiều so với các sản phẩm khác từ ĐVHD, như mật gấu hay cao hổ, thậm chí ngang với vàng. Theo đó, 1kg bột sừng tê giác có thể được bán với giá tới 60.000 USD (trên 1 tỉ đồng). Con số này lớn hơn cả mức giá của một kg cocaine được bán tại Mỹ.
Tuy nhiên mới đây, GS Nguyễn Lân Dũng đã đưa ra những nhận định khiến giới săn ĐVHD phải giật mình: Giá trị của sừng tê giác chỉ tương đương... sừng trâu! GS cho hay: "Bệnh ung thư hiện nay chỉ có 3 cách chữa và điều trị gồm phẫu thuật, truyền hóa chất và sử dụng một số loại thuốc làm giảm tốc độ phát triển của ung thư, còn lại chưa có trường hợp nào sử dụng sừng tê giác có thể chữa khỏi ung thư cả.
Theo nghiên cứu của lương y Trần Văn Quản, sừng tê giác có tính lạnh, nam giới lại có tính nóng, khi uống sừng tê giác nóng lạnh xung khắc có thể dẫn đến tử vong, trường hợp nhẹ có thể gây mất năng lực tự nhiên, mất hỏa tự nhiên cho người".
Thị trường sừng tê giác "béo bở" ở VN
Đây không phải là lần đầu tiên VN "được" để ý bởi nạn buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác từ Nam Phi. Không chỉ tiêu thụ, VN còn là nơi trung chuyển không chỉ mẫu vật này mà còn rất nhiều loại ĐVHD quý hiếm khác.
Julian Rademeyer - nhà báo Nam Phi chuyên viết về nạn săn bắn, buôn bán sừng tê giác ở Nam Phi, đã có mặt ở Hà Nội chia sẻ với báo chí: "Trung bình mỗi ngày có 2 cá thể tê giác Nam Phi bị giết hại trái phép để lấy sừng. Vài năm trở lại đây, đã có 600 sừng tê giác được cho là xuất khẩu hợp pháp sang VN, trong số này chỉ có 170 sừng được xác nhận qua hải quan".
Nhà báo này cũng đưa ra số liệu, hiện tê giác ở Nam Phi chiếm 73% số lượng tê giác trên thế giới, trong đó có khoảng 19.000 tê giác trắng, 2.000 tê giác đen. Từ năm 2007 đến nay, Nam Phi mất 2.200 cá thể tê giác do bị giết hại, trong đó chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã có 668 cá thể tê giác bị giết.
Ngoài ra, theo Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam, từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã phát hiện, điều tra và xử lý 20 vụ vận chuyển và buôn bán trái phép sừng tê giác, tuy nhiên chỉ có 3 vụ đưa ra xét xử.
Tốc độ săn bắn, buôn bán trái phép xuyên biên giới các loài thuộc CITES ngày càng gia tăng, trong đó đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác và hổ. Trong đó, chỉ riêng tốc độ săn bắn trái phép ĐVHD tăng đột biến từ năm 2008, từ vài chục cá thể một năm lên đến trên 300 cá thể vào năm 2010, 450 cá thể vào năm 2011, 650 cá thể năm 2012, còn riêng 8 tháng đầu năm 2013 đã là hơn 600 cá thể.
Ông Đỗ Quang Tùng - GĐ Cơ quan CITES cho hay: "Mua bán ĐVHD trở nên quá dễ dàng, đặc biệt với phương thức sử dụng internet. Đã đến lúc các cơ quan thực thi pháp luật, các bộ, ngành cần tăng cường phối hợp, quản lý, đưa ra những biện pháp xử phạt thật nặng đối với hành vi này".
Theo Lao động
Sự thật "dự án nuôi tê giác lấy sừng" của tội phạm Nam Phi Bọn tội phạm thường yêu cầu đặt cọc trước tối thiểu 10% giá trị hợp đồng qua hình thức điện chuyển tiền. Người Việt Nam xem sừng tê giác là "thần dược" Tuy nhiên, sau giao dịch đó, đã không ít người ngậm đắng mà không thể kêu ai bởi "đối tác" đã "cao chạy xa bay" không để lại một thông tin....