BoJ quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng, đồng yen lại lao dốc
Ngày 22/9, Hội đồng Chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ( BoJ) đã quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng bất chấp việc chỉ vài giờ trước đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) đã tăng lãi suất lần thứ 5 liên tiếp trong năm nay để đối phó với lạm phát.
Đồng 10.000 yên Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết thúc phiên họp thường kỳ kéo dài hai ngày, Hội đồng Chính sách BoJ đã quyết định giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và lãi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0%.
Theo giới phân tích, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến BoJ chưa thay đổi chính sách tiền tệ là do đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản vẫn còn rất mong manh. Trong khi đó, lạm phát ở Nhật Bản vẫn còn khá thấp so với nhiều nước khác trên thế giới.
Trong tháng 8/2022, mặc dù Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản ở Nhật Bản đã tăng cao nhất trong gần 8 năm qua nhưng nó cũng chỉ đứng ở mức 2,8%. Nhiều khả năng lạm phát ở Nhật Bản có thể sẽ tiếp tục tăng nhưng cũng chỉ vượt ngưỡng 3% vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Ngay sau khi BoJ công bố quyết định trên, đồng yen đã mất giá mạnh so với đồng USD. Tỷ giá giao dịch giữa hai đồng tiền này trên thị trường Tokyo đã tăng vượt ngưỡng 145 yen/USD, thấp nhất trong 24 năm qua.
Giới phân tích dự báo với việc BoJ quyết định duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng, nhiều khả năng đà mất giá của đồng yen so với đồng bạc xanh của Mỹ sẽ chưa dừng lại. Tỷ giá giữa hai đồng tiền này có thể tăng lên mức 147,66 yen/USD, mức cao nhất kể từ năm 1998.
Trước đó, vào giữa tháng này, đồng bản tệ của Nhật Bản đã tụt xuống mức thấp nhất trong 24 năm so với đồng bạc xanh của Mỹ, chủ yếu do khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng nới rộng do sự khác biệt về chính sách tiền tệ giữa BoJ và Fed. Tuy nhiên, đồng yen đã tăng nhẹ trở lại sau khi giới chức Nhật Bản cảnh báo sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ để chặn đà giảm giá của đồng yen.
Triển vọng Fed tăng lãi suất phủ bóng lên chứng khoán châu Á phiên sáng 19/9
Sáng 19/9, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trước dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố một đợt tăng lãi suất tiếp theo trong tuần này.
Bên cạnh đó, một loạt vấn đề bất ổn như xung đột Nga - Ukraine và chính sách phong tỏa của Trung Quốc cũng khiến các chỉ số chứng khoán có nguy cơ rơi trở lại mức thấp hồi tháng 6.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải giảm 3,64 điểm (0,12%) xuống 3.122,75 điểm, còn chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong giảm 66,34 điểm (0,35%) xuống 18.695,35 điểm.
Phiên này, các thị trường chứng khoán Sydney (Australia), Seoul (Hàn Quốc), Singapore, Manila (Philippines) và Wellington (New Zealand) cũng chìm trong sắc đỏ. Trong khi thị trường Tokyo đóng cửa nghỉ lễ.
Những hy vọng rằng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất đã tiêu tan sau khi Mỹ công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với dự báo 8,1% của các nhà kinh tế đưa ra trước đó.
Số liệu trên đã khiến các nhà đầu tư ngày càng bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu. Nhiều nhà quan sát đã cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở nhiều quốc gia khi lạm phát "bào mòn" ngân sách của các hộ gia đình.
Bên cạnh đó, một loạt vấn đề bất ổn như xung đột Nga-Ukraine và chính sách phong tỏa của Trung Quốc cũng khiến các chỉ số chứng khoán có nguy cơ rơi trở lại mức thấp hồi tháng 6.
Nhiều các nhà giao dịch dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp, thậm chí một số người còn dự đoán về mức tăng 100 điểm cơ bản. Các nhà hoạch định chính sách, trong đó có cả Chủ tịch Fed Jerome Powell, đã nhiều lần khẳng định mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Môi trường lãi suất cao không phải là nhân tố tích cực với giá cổ phiếu. Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 16/9 đóng cửa trong sắc đỏ và khép lại tuần tồi tệ nhất kể từ giữa tháng Sáu.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 15/9 cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu đang gia tăng trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tập trung nỗ lực vào việc kiềm chế lạm phát leo thang. Mới đây, Tổng giám đốc công ty giao nhận kho vận FedEx Corp của Mỹ, ông Raj Subramaniam, cũng cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào thời kỳ suy thoái.
Tại thị trường trong nước, sáng 19/9, chỉ số VN - Index giảm 13 điểm (1,05%) xuống 1.221,03 điểm. Chỉ số HNX - Index cũng để mất 3,04 điểm (1,11%) xuống 269,84 điểm.
Lạm phát của Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao trong tháng 8 Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo của Bộ Lao động Mỹ về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 cho thấy lạm phát của Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, mức tăng này là thấp hơn so với mức tăng 8,5% trong tháng 7/2022 và 9,1% trong tháng...