Bôi trơn “sổ đỏ”: Chưa ai gặp Bí thư Hà Nội
Liên quan đến thông tin phải “bôi trơn” 8 triệu đồng khi làm giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, chưa có ai đến gặp Bí thư kể từ khi ông thông báo sẵn sàng gặp người dân…
Như TS đã đưa tin, tại một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương đã cho biết, trong quá trình tiếp xúc với cử tri, ông đã nhận được thông tin có tình trạng nhũng nhiễu, gây khó dễ khiến người dân phải “bôi trơn” những số tiền không nhỏ khi xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị Mễ Trì Thượng, Hà Nội.
Ngay sau khi phương tiện truyền thông đăng tải phát biểu của ông Nguyễn Sỹ Cương, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã yêu cầu Ban cán sự Đảng và các sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương làm rõ thông tin trên, đồng thời cho biết, ông sẵn sàng gặp người dân để tìm hiểu về vấn đề này.
Tại hành lang Quốc hội ngày 25/10, trao đổi với báo chí, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết, từ khi Bí thư đưa ra thông báo là sẵn sàng gặp người dân, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có ai đến gặp ông.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị
Thưa Bí thư, với người dân, ngay cả gặp cấp phường, xã đã khó rồi thì liệu người dân có đủ tự tin để gặp Bí thư không?
Theo tôi không khó đâu. Bây giờ một cửa thì có gì khó? Ai tới cũng được. Mình cứ nói khó nhưng không khó. Ngay bản thân tôi, hàng ngày tôi nhận được rất nhiều đơn các loại, có nghĩa là những thông tin muốn gửi đến tôi đều được. Không có bất kỳ kênh nào ngăn chặn thông tin đến tôi cả. Máy điện thoại của tôi, ngay cả khi tôi ở nước ngoài mà họ vẫn nhắn tin vào. Nhưng từ hôm ấy đến giờ, chẳng có ai nhắn tin thì tôi “xử” thế nào được?
Đối với việc này, tôi cũng muốn làm thật triệt để, đến đầu đến đuôi chứ không phải chỉ nói khơi khơi thế. Nếu người dân không tin các cơ quan chính quyền thì Thành phố này chỉ còn người đứng đầu thôi. Ai đến thì tôi tiếp. Nếu không thì qua cơ quan báo chí.
Video đang HOT
Với người dân, nếu Thành phố cũng không tin, Thanh tra cũng không tin, Bí thư cũng ngại thì gặp báo chí, cung cấp thông tin tư liệu, rằng tôi phải đưa tiền cho người nào, nhận như thế nào…, cứ công bố đi rồi sẽ có cơ quan có trách nhiệm xác minh.
- Vậy sắp tới, Bí thư có chỉ đạo nào mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn để tìm ra chân tướng sự việc hay không?
Trước hết, tôi đã chỉ đạo và Thanh tra đã gặp đại biểu Nguyễn Sĩ Cương, Thanh tra sẽ xác minh và có thông báo sau. Thứ hai, tôi đã giao cho Thanh tra gặp hơn 40 hộ đã được cấp sổ đỏ ở Mễ Trì Thượng để mời người ta tới hoặc phát phiếu cho người ta, tìm hiểu xem ai trong số họ phải chi tiền, chi cho ai và chi bao nhiêu… Yêu cầu là như vậy. Đồng thời, Thanh tra cũng gặp những những hộ dân đã nộp hồ sơ rồi mà chưa được cấp sổ đỏ, xem trong số những hộ ấy có phải là vì gợi ý đưa tiền nhưng chưa đưa nên không được làm hay không, hay vì lý do nào khác.
Nhưng những người đưa tiền rồi, giờ nói ra mà không có chứng cứ thì sao, thưa Bí thư?
Luật đã quy định như vậy thì phải chịu, chứ nói làm sao được? Nói miệng thì ai dám xử. Nhỡ ghét nhau bảo có, yêu nhau bảo không thì xử làm sao?
Vậy thì về phía Thành phố có điều tra độc lập không, thưa Bí thư?
Phải có người tố giác thì mới điều tra được.
- Có đại biểu Quốc hội đề nghị nên để công an Thành phố vào cuộc. Bí thư thấy đề nghị này như thế nào?
Đất nước làm việc phải theo luật. Chưa phải là hình sự, đang là vấn đề dân sự nên phải đưa Thanh tra vào trước. Cơ quan công an sẽ làm việc khi có biểu hiện tội phạm, Thanh tra làm không được thì lúc đó mới chuyển cho công an. Hiện nay Thanh tra làm theo đúng chức năng, thẩm quyền và cũng chưa gặp khó khăn gì.
Bí thư có định dành riêng một buổi để gặp bà con không?
Tôi dự định đến một lúc nào đó, nếu không có thông tin gì, rất có thể tôi sẽ đến thẳng khu tập thể đó, có thông báo trước, ai đến gặp, đưa gì (tài liệu chứng minh có tiêu cực- PV) tôi xác nhận. Nhưng bây giờ tôi chỉ đạo để mọi người làm đã. Nếu không, mình lại thành làm thay các cơ quan chức năng. Bí thư cũng chỉ làm những việc cần thiết, tiêu biểu thôi. Thành phố, đất nước còn rất nhiều việc, còn rất nhiều việc tiêu cực khác chứ không phải có mỗi việc này.
- Vậy vấn đề mà đại biểu Nguyễn Sĩ Cương nêu ra, Bí thư có tin là có cơ sở không?
Tôi nghĩ rằng chuyện đó có thể có. Không thể nói tuyệt đối không có tiêu cực được, nhưng để xử lý được thì phải có bằng chứng. Nhưng chí ít, giả thuyết như sắp tới kết luận rằng không có ai thì đây cũng là một sự cảnh báo, nhắc nhở, răn đe chứ không phải là không được cái gì. Như chuyện thi công chức, tuy rằng không tìm ra được ai nhưng Thành phố đợt vừa qua chỉ đạo việc thi công chức rất nghiêm, rất khách quan, vô tư, không có ai can thiệp vào được. Tuy là không bắt được ông A, ông B nhưng yêu cầu bộ máy của mình phải đổi mới, phải cải tiến, nếu không sẽ mang tiếng oan. Nếu cứ làm như cũ thì sẽ bị nghi ngờ.
Xin cảm ơn Bí thư.
Theo VnMedia
Đại biểu QH: Quan chức tín nhiệm thấp phải từ chức
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp phải từ chức.
Thảo luận về Luật tổ chức Quốc hội ngày 22/1, Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị, người được lấy phiếu tín nhiệm mà có 2/3 đánh giá tín nhiệm thấp thì ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.
Ông Tám đề xuất, nên quy định thêm người này được quyền từ chức. Nếu họ không từ chức thì mới báo cáo Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm...
"Về mặt tâm lý, để có kết quả tín nhiệm thấp như vậy có thể họ sẽ muốn từ chức để tránh cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà kết quả sẽ không thay đổi số phận", ông Tám nói.
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám
Cùng ý kiến với Đại biểu Tám, tuy nhiên, Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) nhấn mạnh, nên thay đổi từ "không tín nhiệm có thể từ chức" thành "phải từ chức" để thể hiện tính khẳng định.
Còn đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị, cần làm rõ trường hợp nào là kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, trường hợp nào là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Hiến pháp phải quy định nguyên tắc một trong những công cụ kiểm soát của quyền lập pháp đối với quyền hành pháp là bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Nếu hành pháp cảm thấy chưa thoả mãn với những phê phán đối với mình thì có thể đề nghị cơ quan lập pháp bỏ phiếu tín nhiệm. Đó là Chính phủ kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm.
Trường hợp đại biểu Quốc hội hay một cơ quan Quốc hội cảm thấy không thể tín nhiệm Chính phủ hoặc thành viên Chính phủ thì kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm. Quy định như vậy mới đảm bảo tính khả thi trong thực hiện kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Quốc hội
Là đại biểu phát biểu cuối cùng trong phiên thảo luận ngày 22/10, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, trong Hiến pháp không quy định lấy phiếu tín nhiệm. Do vậy, ông cho rằng, Luật tổ chức không nên quy định lấy phiếu tín nhiệm.
Ông cho rằng, Hiến pháp quy định "bỏ phiếu tín nhiệm" chứ không "lấy phiếu tín nhiệm". Do vậy, có thể ra một Nghị quyết riêng, chứ không nên ghi trong luật.
"Tôi thấy nghị quyết này thay đổi thường xuyên. Chúng ta vừa có nghị quyết 35 xong, sau đó lại thay đổi. Vừa rồi, các đại biểu có buổi góp ý sâu sắc rõ ràng nhưng khi tiếp thu giải trình vẫn nguyên như cũ, không có gì thay đổi", Đại biểu Thuyền bày tỏ.
Theo Khampha
Thăng Long - Hà Nội đã trải qua những cột mốc huy hoàng "Sáng 10/10/1954, các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. 40 vạn nhân dân Thủ đô trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui tột độ đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về", Bí thư Thành ủy Hà Nội hồi tưởng. Sáng nay 10/10, tại Trung tâm Hội nghị...