Bồi thường sát giá thị trường
Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ Tài nguyên – Môi trường tại hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi và dự thảo Nghị định quy định về giá đất.
Giá đất nông nghiệp bồi thường hiện nay bị cho là quá rẻ – Ảnh: Đình Sơn
Hội thảo diễn ra tại TP.HCM vào ngày 18.2, do Ngân hàng phát triển châu Á và Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên – Môi trường – TN-MT) tổ chức. Tại hội thảo, hầu hết các ý kiến đều nhận định, vướng mắc lớn nhất hiện nay địa phương nào cũng gặp phải là bảng giá đất quá thấp, chỉ bằng 20 – 30% so với giá thị trường. Một lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh An Giang phân tích, lâu nay quan điểm vẫn cho rằng, đền bù giá đất nông nghiệp phải theo mục đích sử dụng. Tuy nhiên, một khu đất nông nghiệp nếu có một con đường “xẻ” ngang qua, giá đất sẽ tăng hàng chục lần so với giá đất thuần nông.
Ở một khía cạnh khác, Phó giám đốc Sở TN-MT TP.HCM Nguyễn Văn Hồng cho rằng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hiện chỉ mới giải quyết phần trước và trong bồi thường, sau đó người dân sống thế nào, công việc, học hành ra sao thì chưa ai quan tâm. Theo điều tra của Sở TN-MT TP.HCM, 40% người dân sau khi mất đất không có việc làm. Cho nên, theo ông, cần có chính sách sau bồi thường áp dụng cho các đối tượng dễ bị tổn thương, áp dụng trong 3 năm. Nguồn kinh phí này trích từ Quỹ phát triển đất. Giám đốc Sở TM-NT Đồng Nai Lê Viết Hưng thì đề nghị nên khuyến khích hình thức tự thỏa thuận việc mua đất giữa doanh nghiệp và người dân.
Video đang HOT
Một lãnh đạo Tổng cục Đất đai cho biết, theo quy định của luật Đất đai mới được thông qua và dự thảo Nghị định hướng dẫn luật Đất đai đang đưa ra lấy ý kiến đóng góp, giá đất được áp dụng để bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là giá phù hợp với thị trường tại thời điểm thu hồi đất. Nghị định lần này đưa ra hai phương án, phương án 1 tính giá đền bù sát giá thị trường. Chỉ hỗ trợ người dân mất đất chuyển đổi ngành nghề. Phương án 2 là vẫn tính theo giá thị trường nhưng có hỗ trợ không quá 4 lần bảng giá đất với các đô thị đặc biệt như TP.HCM, Hà Nội và không quá 3 lần ở các nơi khác. “Ở Đài Loan, những trường hợp này người ta tính giá đất bồi thường bằng 138% giá đất thị trường với lý do người dân buộc phải đi khi bị thu hồi đất”, ông này phân tích.
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai Lê Thanh Khuyến nói rõ hơn về phần hỗ trợ, nếu như trước đây luật căn cứ vào diện tích đất bị thu hồi để hỗ trợ, thì nay hỗ trợ toàn bộ nhân khẩu trong độ tuổi lao động hiện có của gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp. Hình thức hỗ trợ được tính bằng tiền do UBND cấp tỉnh quyết định tùy theo điều kiện thực tế của địa phương. Người dân cũng được đào tạo, chuyển đổi nghề. Một phương án khác được đưa ra là hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ bằng tiền toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi.
Hỗ trợ chuyển đổi nghề Một điểm mới nữa so với luật Đất đai năm 2003 là những hộ gia đình có đất ở kết hợp kinh doanh bị thu hồi đất cũng được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Những trường hợp hộ gia đình bị sạt lở, sụt lún đột xuất một phần hoặc toàn bộ thửa đất, mà phần còn lại không tiếp tục sử dụng được, người dân được hỗ trợ đất ở tái định cư (trước đây không được – PV). Trong nghị định hướng dẫn lần này cũng quy định rõ diện tích nhà, đất tái định cư tối thiểu được nhận không nhỏ hơn diện tích tách thửa đất và không nhỏ hơn diện tích căn hộ hiện nay là 35 m2.
Theo TNO
Kêu gọi đầu tư vào công trình ngầm công viên 23.9
Ngày 18.1, thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho biết sau khi nghe báo cáo tiến độ quy hoạch và đầu tư các dự án liên quan đến khu vực Công viên 23.9 (quận 1), Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín đã có ý kiến với các sở ngành liên quan.
Ảnh minh họa
Theo đó, ông Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai ngay công tác kêu gọi và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 về xây dựng công trình ngầm tại công viên 23.9 và báo cáo UBND TP kết quả thực hiện trong vòng 1 tháng.
Ông Tín cũng giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương chấn chỉnh việc tổ chức kinh doanh, mua bán và quảng cáo tại khu vực sân khấu Sen Hồng (khu B, công viên 23.9).
Điều này phải thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện cho UBND TP trước tết Nguyên đán năm 2014.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM cũng giao Trung tâm Phát triển quỹ đất (Sở Tài nguyên - Môi trường), rà soát, tổng hợp báo cáo và đề xuất UBND TP hiện trạng về tình hình khai thác và sử dụng mặt bằng công viên 23.9. Trước mắt, trong lúc TP đang triển khai thực hiện đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực công viên 23.9, nên chấp thuận chủ trương cho Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Thương mại Cửu Long được đầu tư cải tạo, chỉnh trang nâng cấp một phần công viên 23.9 (khu B), để khai thác tạm thời dịch vụ mua sắm, vui chơi, giải trí cho người dân và khách du lịch.
Thời hạn khai thác sử dụng 2 năm và khi nhà nước có nhu cầu sử dụng thì thu hồi vô điều kiện. Trường hợp sau 2 năm TP vẫn chưa có nhu cầu sử dụng sẽ xem xét gia hạn thời gian khai thác cho phù hợp.
Tuy nhiên, khu vực này phải sử dụng đúng mục đích phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân, thiết kế đẹp, phù hợp và hài hòa với mỹ quan đô thị, thân thiện, an toàn, trật tự và vệ sinh môi trường; đặc biệt, không xâm hại đến cây xanh trong công viên.
Theo TNO
Sử dụng đất đai sai mục đích có thể bị phạt tới 1 tỷ đồng Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đã soạn thảo dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị phạt cao nhất là 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỷ đồng đối với tổ chức. Cá nhân vi phạm có thể bị...