Bồi thường 1m2 đất bằng giá… nắm xôi
Khởi công từ năm 2009, Dự án Khu du lịch (KDL) Bãi Xép (xã An Chấn, huyện Tuy An, Phú Yên) liên tục đối mặt với sự phản ứng của nhiều hộ dân về cách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng…
Dân không hợp tác
Vợ chồng ông Lê Văn Hai – bà Nguyễn Thị Tùng đưa phóng viên xem “giấy xác nhận quyền sử dụng đất vườn” do ông Hai đứng tên có diện tích 1.180m2, có chữ ký xác nhận của ông Dương Hồng Châu – Chủ tịch UBND xã An Chấn.
Bà Tùng cho hay, khu đất này được gia đình bà khai hoang từ năm 1976 để trồng dưa, bắp và đậu phộng. Nay chính quyền thu hồi giao cho Công ty Sao Việt, nhưng do hỗ trợ đất với giá quá thấp nên gia đình không đồng ý. Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Lanh và một số hộ khác có đất tại đây cũng có giấy tờ chứng minh sở hữu đất như vợ chồng bà Tùng…
Theo ông Nguyễn Xuân Khiêm – Trưởng phòng TNMT huyện Tuy An, đất rừng phòng hộ và đất lấn chiếm thì không được bồi thường.
Còn đất tại gành Bà, trước đây người dân tự khai hoang, mà trong quá trình sản xuất, do đất cằn cỗi nên người dân đã bỏ hoang nên chỉ được hỗ trợ. Tại Thông báo số 694 ngày 26/10/2012, UBND tỉnh Phú Yên đã thống nhất với chủ đầu tư, hỗ trợ về đất cho các hộ dân bị ảnh hưởng của dự án bằng 50% giá trị đất rừng sản xuất cùng vị trí, tức 6.500 đồng/m2.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân được hỗ trợ đều không hợp tác trong việc xác định ranh giới, diện tích để chủ đầu tư hỗ trợ, vì họ cho rằng mức hỗ trợ 6.500 đồng/m2 là “chỉ bằng nắm xôi”. Mới đây, chính quyền tỉnh Phú Yên đã yêu cầu Công ty Sao Việt điều chỉnh mức hỗ trợ cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án KDL Bãi Xép, từ 6.500 đồng/m2 lên 10.000 đồng/m2…
Người dân trên phần đất bị thu hồi phục vụ Dự án KDL Bãi Xép
Bít lối ra biển của dân
Không chỉ vậy, nhiều hộ dân trong vùng phản ánh, Dự án KDL Bãi Xép gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân, như làm cản trở đường dân sinh xuống biển, mất tự do đi lại, thu tiền ra vào bãi tắm…
Dự án KDL Bãi Xép do Công ty TNHH Du lịch Sao Việt làm chủ đầu tư, được giao đất hoàn toàn từ năm 2009, với diện tích gần 25ha, có giá thuê đất chỉ 18.000 đồng/m2 trong vòng 50 năm.
Theo quan sát của phóng viên, xung quanh khu vực dự án có khá đông người dân sinh sống, chủ yếu làm nghề biển. Điều khác lạ là cửa chính vào KDL Bãi Xép luôn đóng kín cửa. Người ngoài muốn ra vào đều phải đi qua con đường đất kề bên hông cửa chính; trong khi đó, nhiều đoạn tường rào baoquanh khu du lịch được xây dựng theo kiểu “xiên xẹo, lắt léo”…
Về vấn đề này, bà Trần Thị Tâm – Phó Tổng Giám đốc Công ty Sao Việt cho rằng: Trước đây, người dân không hề tắm ở Bãi Xép, chỉ từ khi công ty này làm sạch bãi biển và đường bê tông thì họ mới xuống tắm; và không có chuyện thu tiền của dân khi vào tắm, doanh nghiệp chỉ thu tiền du khách tắm nước ngọt với giá 20.000 đồng/lần.
Cũng theo bà Tâm, trong quy hoạch được duyệt của chính quyền tỉnh, không có con đường dân sinh xuống biển mà người dân cho rằng bị “phong tỏa”. Thế nhưng UBND tỉnh Phú Yên vừa yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương xây dựng tuyến giao thông để người dân thôn Mỹ Quang Bắc (An Chấn) đi ra biển làm ăn, sinh hoạt…
Riêng việc bà Tâm nói “trước đây, người dân không hề tắm ở Bãi Xép” là điều khó chấp nhận, bởi đây là bãi biển đẹp, được bao bọc giữa hai bãi đá vươn ra biển, mà từ bao đời nay người dân quen gọi là gành Ông và gành Bà, được nhiều người biết đến từ lâu…
Theo khampha
Đỏ mắt chờ tái định cư
Một số hộ dân ở P.6, Q.Gò Vấp (TP.HCM) gửi đơn đến Báo Thanh Niên phản ánh, cách đây 7 năm họ đã giao đất xây dựng công viên văn hóa Gò Vấp và được quận "hứa" trả lại nền tái định cư. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa nhận được nền.
Ông Nguyễn Văn Gắt (nhà 92/1002 Lê Đức Thọ) cho biết năm 2005, chấp hành chủ trương của UBND quận về việc xây dựng công viên văn hóa Gò Vấp tại P.6, gia đình ông cùng hơn 90 hộ dân khác đã giao đất cho chính quyền. Ban Quản lý dự án hạ tầng công viên văn hóa Gò Vấp "hứa" sẽ giao ngay nền tái định cư để người dân xây nhà ở. Ông Gắt đã giao hơn 2.000 m2 đất (trong đó có 200 m2 đất thổ cư) và được xác nhận sẽ giao 3 nền nhưng đến nay ông và nhiều người khác vẫn mỏi mòn chờ đợi. Từ năm 2005 đến 2008, nhiều lần chính quyền hứa sẽ giao nền nhưng rồi vẫn rơi vào im lặng. Quá chán nản, ông đề nghị phải cam kết bằng văn bản. Tuy nhiên, đã có nhiều công văn hứa giao nhưng đến nay cũng chưa thấy đâu. "Năm nào họ cũng làm văn bản hứa. Mới đây họ thông báo đến cuối quý 3/2012 sẽ giao nền, nhưng rồi khi hỏi, họ lại bảo chờ", ông Gắt bức xúc. "Cuối năm 2011, người dân thấy hạ tầng khu tái định cư đã làm xong liền liên hệ với quận để nhận nền nhưng không hiểu sao nơi đây vẫn yêu cầu tiếp tục chờ. Trong khi chờ, nhiều hộ dân phải đi thuê nhà ở rất khổ sở", một người dân khác cho biết.
Sau khi nhường đất cho dự án công viên, người dân chờ đợi suốt 7 năm vẫn chưa được
nhận nền tái định cư - Ảnh: Đình Sơn
Bà Lâm Thị Hồng Phúc, Phó phòng Tài nguyên - Môi trường Q.Gò Vấp, cho biết một số hộ chậm nhận nền là do phải bố trí tái định cư vào một dự án khác. Trong khi khu tái định cư đang thực hiện thì Nghị định 90 ra đời, không cho phân lô bán nền mà buộc phải lập dự án phát triển nhà ở, dù trước đó dự án đã được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho phân nền. Điều này dẫn đến việc phải thay đổi thủ tục đầu tư và mãi đến cuối năm 2009 mới giải quyết xong theo quy định mới.
Cũng theo bà Phúc, do trong quá trình thực hiện, dự án còn xảy ra chồng lấn quy hoạch với dự án nâng cấp đô thị thành phố và sau đó tiếp tục xảy ra chồng lấn với đất của người dân xung quanh. Đến nay việc chồng lấn quy hoạch với dự án nâng cấp đô thị đã giải quyết xong nhưng việc chồng lấn ranh với đất của dân vẫn chưa xong. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, trong quá trình chỉnh sửa, chuyển đổi thủ tục dự án, các cơ quan chức năng làm các thủ tục pháp lý quá chậm khiến dự án kéo dài. Ngay việc chồng lấn với đất của dân được phát hiện cách nay 4 năm, nhưng hiện cũng chưa giải quyết được. Đây là lý do dự án đã hoàn thành và nghiệm thu cách nay hơn một năm nhưng chưa thể bàn giao nền.
Bà Phúc cho biết, hiện các thủ tục đã cơ bản hoàn thành, sẽ sớm giao nền cho người dân, nhưng "sớm" là bao giờ thì bà vẫn không nói rõ.
Theo TNO
Không mở rộng đường Trường Chinh đến 60 m như đề xuất Ngày 24.12, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo không thực hiện di dời, bồi thường giải phóng mặt bằng mở rộng đường Trường Chinh (đoạn từ Cộng Hòa đến Âu Cơ) theo quy hoạch lộ giới 60 m để phục vụ dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 như đề xuất. Ngoài ra, đối với các...