Bồi thường 14 triệu đồng vì dùng ảnh không xin phép tác giả
Hội đồng xét xử tuyên buộc Công ty TNHH MTV tư vấn giải pháp CNTT Toàn Cầu Xanh (trụ sở tại Đà Nẵng) phải bồi thường 14 triệu đồng cho ông Mạc Bảo Khánh vì đã “vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh”.
Ngày 12/5, TAND quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm bản quyền đối với tác phẩm nhiếp ảnh giữa ông Mạc Bảo Khánh (SN 1992, trú quận Hải Châu, Đà Nẵng) và Công ty TNHH MTV tư vấn giải pháp CNTT Toàn Cầu Xanh (Cty Toàn Cầu Xanh).
Theo đơn khởi kiện của ông Mạc Bảo Khánh, ngày 20/7/2014, ông phát hiện Cty Toàn Cầu Xanh sử dụng bức ảnh “Đà Nẵng hướng đến tương lai” có chữ ký chìm của ông rồi tự ý đổi tên là “Đà Nẵng và những cây cầu” để đăng trên trang http://m.wifi.danang.gov.vn với mục đích thương mại nhằm quảng bá cho dự án Cổng wifi TP Đà Nẵng do UBND TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư, Cty Toàn Cầu Xanh là nhà thầu.
Ông Mạc Thanh Sơn, đại diện nguyên đơn và bà Nguyễn Thị Yến Vy đại diện bị đơn tại phiên tòa ngày 12/5
Đại diện Cty Toàn Cầu Xanh, bà Nguyễn Thị Yến Vy cho hay, trong quá trình thiết kế bản demo, nhân viên đã lấy bức ảnh cầu Trần Thị Lý trên mạng internet, trong forum.photo (một diễn đàn ảnh). Bức ảnh tuy có chất lượng thấp, nhưng chỉ sử dụng cho bản demo nên công ty vẫn giữ nguyên chữ ký chìm của tác giả chứ không tẩy xóa và thay đổi nội dung bức ảnh.
Dựa trên những cơ sở này, công ty đã đề nghị đàm phán mức thù lao hợp lý chứ không mua bản quyền bức ảnh vì không có nhu cầu sử dụng tiếp. Tuy nhiên phía ông Khánh không đồng ý và tiếp tục đưa mức bồi thường lên 30 triệu đồng rồi giảm xuống 25 triệu đồng.
Sau nhiều lần các bên thương lượng bất thành, ông Khánh quyết định khởi kiện ra TAND quận Hải Châu. Qua hai lần hòa giải không thành, ngày 9/3/2015, TAND quận Hải Châu quyết định thành lập Hội đồng định giá bức ảnh kể trên với sự tham gia của đại diện 5 cơ quan gồm Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh TP Đà Nẵng, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Sở VHTT-DL, Sở KH-CN và Phòng Tài chính UBND quận Hải Châu. Ngày 17/3/2015, Hội đồng đã họp và xác định bức ảnh của ông Khánh trị giá 20 triệu đồng.
Tại phiên tòa, ông Mạc Thanh Sơn, đại diện ủy quyền của ông Khánh cho biết, bức ảnh “Đà Nẵng hướng đến tương lai” được đăng trên báo với tư cách là ảnh báo chí, chưa hề nhượng quyền thương mại bất cứ lần nào, cho bất cứ một nơi nào… Do vậy, tại phiên tòa hôm nay, ông yêu cầu Cty Toàn Cầu Xanh bồi thường thiệt hại 90% giá trị của bức ảnh và các chi phí vô hình với tổng giá trị bồi thường là 20 triệu đồng (chưa kể thuế).
Video đang HOT
Bức ảnh “Đà Nẵng hướng đến tương lai” của ông Mạc Bảo Khánh.
Bà Yến Vy thừa nhận công ty đã sử dụng bức ảnh của tác giả mà chưa có sự đồng ý, nhưng vẫn tôn trọng tác giả, không hề xóa chữ ký chìm và cũng chưa biết tác giả là ai để liên lạc. Đồng thời thống nhất kết quả của Hội đồng định giá về trị giá của bức ảnh là 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, với đề nghị bồi thường cho bức ảnh đến 90% giá trị, theo bà Yến Vy là không hợp lý vì dung lượng bức ảnh mà công ty đã sử dụng rất thấp và chỉ sử dụng trong 10 ngày. Căn cứ theo nhuận ảnh (thù lao) mà đơn vị báo đã trả cho Mạc Bảo Khánh 200 ngàn đồng cho bài báo có sử dụng ảnh và đã đăng tải từ tháng 8/2013 đến nay thì công ty chỉ chấp nhận chi trả nhuận bút (thù lao) cho tác giả trong thời gian 10 ngày sử dụng là 2 triệu đồng.
Tại phiên tòa, HĐXX khẳng định ông Mạc Bảo Khánh là tác giả của bức ảnh “Đà Nẵng hướng đến tương lai”. Một tác phẩm không thể tự nhiên mà ra đời mà là kết quả của sự đầu tư chất xám, vật chất lẫn tinh thần. Do đó cần phải có sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu chính đáng. Việc Cty Toàn Cầu Xanh sử dụng trái phép bức ảnh của ông Mạc Bảo Khánh là vi phạm quyền sở hữu của tác giả đã được quy định tại khoản 1, Điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi vật chất của tác giả về mặt thương mại.
Tuy nhiên, theo thẩm phán Nguyễn Hoàng Vũ – chủ tọa phiên tòa, việc bên nguyên đơn cho rằng Cty Toàn Cầu Xanh đăng tải trái phép bức ảnh của mình làm mất giá trị thương mại, không còn giá trị chuyển nhượng, thiệt hại đến 90% giá trị bức ảnh là quá cao so với thực tế. Do vậy, HĐXX chỉ chấp nhận mức thiệt hại là 70% so với trị giá 20 triệu đồng mà Hội đồng định giá đã kết luận, tương đương 14 triệu đồng.
Tại phiên tòa, cả nguyên đơn lẫn bị đơn vẫn bảo lưu ý kiến của mình. Theo đó, nguyên đơn vẫn yêu cầu bị đơn bồi thường mức thiệt hại là 90% tác phẩm tương đương với số tiền 18 triệu, cộng với 2 triệu tiền chi phí vô hình, tổng cộng 20 triệu.
Bị đơn cho rằng không có nhu cầu mua bức ảnh với giá 20 triệu đồng khi đã được các đơn vị, các trang mạng sử dụng trong thời gian qua và Cty Toàn Cầu Xanh chỉ bồi thường theo giá sử dụng trong 10 ngày Cty đã sử dụng là 2 triệu đồng.
Cuối cùng, HĐXX đã chấp nhận một phần nội dung khởi kiện của ông Khánh đối với Cty Toàn Cầu Xanh, buộc Cty Toàn Cầu Xanh bồi thường mức thiệt hại là 70% tác phẩm cho tác giả, tương ứng với số tiền 14 triệu đồng. Ngoài ra yêu cầu Cty Toàn Cầu Xanh phải trả 2,5 triệu đồng chi phí định giá bức ảnh “Đà Nẵng hướng đến tương lai”.
Công Bính
Theo Dantri
9 năm nữa chị ve chai nhặt được 5 triệu yên mới được nhận tiền?
Chị mua ve chai nhặt được 5 triệu yên cần phải chờ thêm 9 năm nữa mới có thể nhận được tiền, trong trường hợp không có ai tranh chấp và chứng minh được mình là chủ sở hữu là ý kiến của chuyên gia.
Theo những tin tức mới nhất trên báo VTV, vụ việc người mua ve chai nhặt được 5 triệu yên Nhật hiện vẫn tiếp tục làm dư luận hết sức quan tâm và băn khoăn. Sau đúng 1 năm theo quy định của pháp luật, số tiền 5 triệu yên vẫn chưa thuộc về chị Huỳnh Thị Ánh Hồng.
Nguyên nhân là do Công an quận Tân Bình, TP.HCM, đơn vị thụ lý vụ việc này cho rằng, sự việc đang có dấu hiệu của tranh chấp khi nhận được đơn trình báo của bà Phạm Thị Ngọt nhận số tiền này thuộc về mình. Hiện những vấn đề pháp lý lại tiếp tục được đặt ra, khi mà công an Tân Bình đã chuyển hồ sơ lên toà án giải quyết.
Bàn về những diễn biến mới nhất của vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật, đã có nhiều ý kiến của giới luật sự và chuyên gia pháp lý nhưng kết quả vẫn chưa ngã ngũ. Mới đây, trong một buổi trao đổi với báo Thanh Niên, luật sư Nguyễn Tấn Thi (Đoàn luật sư TP.HCM) đã phân tích tính chất của vụ việc người mua ve chai nhặt được tiền ở một góc cạnh khác.
Vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và giới chuyên gia luật. Ảnh Thanh Niên
Theo đó, luật sư Thi cho rằng để xác định điều luật nào điều chỉnh đến đối tượng nào thì cần xác định tính chất của đối tượng đó là gì. "Phải xác định 5 triệu yên là gì? Hầu hết các ý kiến cho rằng là vật, từ đó áp dụng quy định đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên, vật vô chủ...
Tuy nhiên, điều hiển nhiên ai cũng biết 5 triệu yên là tiền. Điều 163 Bộ luật Dân sự (BLDS) về tài sản đã ghi rõ: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tác giả. Vậy 5 triệu yên là tiền chứ không phải là vật, vậy tại sao chúng ta cứ lấy quy định đối với vật để áp dụng trong trường hợp này", luật sư Thi đặt vấn đề.
Theo ý kiến của luật sư Thi, tiền là một tài sản được xác định hoàn toàn khác hẳn với vật. Chị Hồng phát hiện được 5 triệu yên trong thùng loa cũ và chiếm hữu nó là hoàn toàn ngay tình, chị cũng đã công khai. Do đó, đây là trường hợp sẽ được xác lập quyền sở hữu tài sản theo khoản 7, Điều 170, tức chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều, 247 BLSD.
Trong khi đó, khoản 1, Điều 247 BLDS quy định: "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ khi chiếm hữu...". Sau khi tài sản được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu thì quyền sở hữu của chủ sở hữu sẽ chấm dứt.
Theo ý kiến của Luật sư Thi, phải sau 9 năm nữa thì chị ve chai nhặt được 5 triệu yên mới có thể được nhận được. Ảnh Tuổi Trẻ
"Theo quy định tại Điều 174 BLDS thì tiền được phân loại là động sản. Do đó, người chiếm hữu ngay tình, công khai, liên tục 10 năm thì mới trở thành chủ sở hữu. Cụ thể, chị Hồng cần phải chờ thêm 9 năm nữa thì trở thành chủ của 5 triệu yên nếu không có ai tranh chấp và chứng minh được mình là chủ sở hữu.
Trong trường hợp này, cơ quan công an cần trả số tiền cho chị Hồng nhưng chị chưa được sở hữu nên chưa được sử dụng và định đoạt. Vì vậy, cần phải mở một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng đợi đến hạn mới được nhận", luật sư Thi nói.
Vấn đề pháp lý ở đây là cơ quan nào sẽ quản lý hay giám sát tài sản trong trường hợp chờ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Luật sư Thi cũng đề xuất nên chăng cần bổ sung thêm chức năng, thẩm quyền này cho tòa án, và cần được nghiên cứu để sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng Dân sự cho phù hợp.
Theo Chât lương Viêt Nam
Nhái thương hiệu bị phạt thế nào? Tôi muốn mở cửa hàng thời trang nhưng trước đó, trên thị trường có thương hiệu na ná như thế nên không biết phải làm sao?. Tôi muốn mở cửa hàng thời trang trên phố Tôn Đức Thắng ở quận Đống Đa, Hà Nội. Tuy nhiên, trước đó, trên thị trường có thương hiệu na ná như thế. Xin hỏi như vậy có...