Bội thu lúa vụ xuân nhờ “trợ lực” từ phân bón Lâm Thao
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HNDT của Ban Chấp hành Hội Nông dân Hà Tĩnh về “Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân”, thời gian qua Trung tâm Hỗ trợ nông dân đã phối hợp với Tập đoàn Hoành Sơn, các chi hội cơ sở đẩy mạnh cung ứng các loại phân bón dưới hình thức trả chậm cho nông dân.
Cung ứng phân bón kịp thời vụ
Thực hiện kế hoạch hoạt động công tác hội năm 2020, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội ND phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh đã trực tiếp tham mưu cho UBND phường trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất các loại giống lúa mới, liền vùng, liền thửa từ 5ha trở lên để được hỗ trợ kinh phí đất trồng lúa theo Nghị định 62/2019 của Chính phủ.
Vụ xuân năm 2020, phường Đức Thuận đã xây dựng 3 mô hình tổ chức sản xuất các loại giống lúa mới với tổng diện tích 20,27ha. Mô hình được UBND phường hỗ trợ 70% kinh phí mua giống, phân bón với hai loại giống ADI 168 và BT09 tại 3 TDP Thuận Hòa, Thuận An và Đồng Thuận.
Trung tâm Hỗ trợ ND tỉnh cung ứng cho 3 mô hình tổng cộng hơn 20,5 tấn phân bón Lâm Thao các loại và cung ứng cho các hộ ngoài mô hình thêm 8 tấn.
Mô hình bón phân Lâm Thao trên lúa tại xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ An (Hà Tĩnh)do Trung tâm Hỗ trợ ND triển khai. Ảnh: T.A
Ngoài cung ứng trực tiếp phân bón chất lượng tới tận tay nông dân thực hiện mô hình, Trung tâm Hỗ trợ ND còn phối hợp với Hội ND, cán bộ Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức mở 3 lớp tập huấn về kỹ thuật sử dụng phân bón NPK Lâm Thao cho cây lúa, thâm canh cây trồng cho các hộ sản xuất với gần 200 lượt người tham dự.
Đến nay, các mô hình đã bước vào thu hoạch. Nhờ chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật, đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây lúa sinh trưởng, phát triển nên các mô hình đều cho năng suất cao. Đối với 2 mô hình sản xuất giống BT09, năng suất đạt 59 tạ/1 ha; giống lúa ADI 168 cho năng suất vượt trội 62- 63tạ/ha. Lúa được mùa, được giá nên bà con nông dân rất phấn khởi.
Video đang HOT
Hay như tại phường Thạch Linh (TP.Hà Tĩnh), trong 5 tháng đầu năm 2020, Hội ND phường cũng đã chủ động phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ ND tỉnh cung ứng 55 tấn phân bón Lâm Thao các loại, trong đó vụ xuân là 32 tấn, vụ hè thu 23 tấn; phối hợp với Ban Khuyến nông phường hỗ trợ, cung ứng gần 1 tấn lúa giống, 21kg giống rau các loại, 500 cây ăn quả và cây gỗ phục vụ chỉnh trang vườn hộ…
Giao tận nhà, đảm bảo chất lượng phân bón chậm trả
Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ ND Hà Tĩnh, vụ đông xuân 2019 – 2020, Trung tâm đã thực hiện cung ứng hơn 2.200 tấn phân lân và NPK các loại của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh.
Theo kế hoạch vụ hè thu năm nay và căn cứ theo số lượng các đơn vị đã đăng ký, Trung tâm sẽ tiếp tục cung ứng phân bón Lâm Thao theo hình thức trả chậm khoảng 700 tấn, và đến nay đã cung ứng được 200 tấn.
Ông Nguyễn Tiến Anh – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ND Hà Tĩnh cho biết: Những năm qua có rất nhiều doanh nghiệp phân bón muốn phối hợp với trung tâm để cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm cho bà con, nhưng trung tâm chỉ chọn Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, vì đây là doanh nghiệp phân bón có bề dày lịch sử nhiều năm hoạt động, là doanh nghiệp phân bón lớn, uy tín, chất lượng sản phẩm đã được khẳng định.
“Cùng với phân bón, một số đơn vị còn chủ động kết nối với doanh nghiệp cung ứng các giống lúa đảm bảo chất lượng cho hội viên nông dân sản xuất. Việc tổ chức cung ứng giống, phân bón dưới hình thức trả chậm cũng góp phần giảm bớt gánh nặng lo đầu vào cho sản xuất”.
Ông Nguyễn Tiến Anh
Quan trọng nhất là Supe Lâm Thao có nhiều dòng phân bón khác nhau phù hợp với mỗi loại cây trồng, giá bán ổn định và cạnh tranh so với các thương hiệu phân bón khác.
“Nhiều hội viên, nông dân Hà Tĩnh khi biết về chương trình cung ứng phân bón trả chậm đều thích đăng ký tham gia vì công ty cho trả chậm 6 tháng đối với cây lúa và hoa màu; 12 tháng đối với cây ăn quả. Nghĩa là bà con được cấp phân bón từ đầu vụ sản xuất, tới khi thu hoạch nông sản mới phải trả tiền mà không hề bị tính lãi suất”- ông Nguyễn Tiến Anh cho biết.
“Mua phân bón theo hình thức này, nông dân bớt hẳn nỗi lo phân bón đầu vụ, giảm bớt áp lực về vốn, không lo mua phải phân bón giả, kém chất lượng” – ông Tiến Anh nói thêm.
Chị Trần Thị Hương (nông dân ở xã Phương Điền, huyện Hương Khê) cho hay: “Cứ vào đầu vụ, gia đình lại lo lắng khoản tiền mua phân bón nhưng đợt này, Hội ND xã đã ký cam kết mua trả chậm cho bà con trong xã hơn 60 tấn phân Lâm Thao. Gia đình tôi và hàng trăm hội viên trong xã được ưu tiên mua phân trả chậm, nhờ đó không phải vay tiền mua phân bón như trước mà chất lượng phân bón lại được đảm bảo”.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Anh, tham gia mua phân bón trả chậm, nông dân còn được thêm một cái lợi, đó là được cán bộ của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao quan tâm hỗ trợ thường xuyên về kỹ thuật bón phân, chăm sóc hoa màu sao cho hiệu quả, tiết kiệm lượng phân bón mà cây trồng vẫn lớn nhanh, cho năng suất cao.
Nam Định: Dân khấm khá nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá nước ngọt
Nhiều hộ nông dân huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã có đời sống khá giả hơn nhờ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi cá nước ngọt
Những năm qua, các cấp Hội ND huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đề ra nhiều chương trình hành động thiết thực nhằm hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế. Trong đó, nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) được coi là hiệu quả đã giúp nông dân thoát nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng.
Giúp nông dân mạnh dạn làm ăn
Ông Trần Văn Đoàn (ở xóm 3, thôn Quần Phương, xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng) là hộ gia đình tiêu biểu sử dụng vốn ủy thác có hiệu quả cao. "Năm 2016, thông qua hoạt động ủy thác giữa Hội ND và Ngân hàng CSXH, gia đình tôi được vay 40 triệu đồng. Kết hợp với số vốn tích góp được, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi vùng đất chiêm trũng thành ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, diện tích nuôi tôm của gia đình tôi đã lên tới 6.000m2, thâm canh được nhiều vụ trong năm, cho thu nhập bình quân 4 tấn mỗi năm" - ông Đoàn chia sẻ.
Ông Hà Văn Lệ - Chủ tịch Hội ND xã Nghĩa Bình chia sẻ: Thực hiện hợp đồng ủy thác vay vốn Ngân hàng CSXH, hiện nay, Hội ND xã Nghĩa Bình quản lý 5 tổ vay vốn với tổng số dư nợ hơn 3,6 tỷ đồng...
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng CSXH, nhiều nông dân huyện Nghĩa Hưng mạnh dạn đầu tư nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Ảnh: Thu Hà
Tương tự ông Đoàn, được Hội ND tín chấp, anh Nguyễn Văn Kiên (xóm 4, xã Nghĩa Tân) cũng được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH theo chương trình cho vay hộ cận nghèo. Có vốn, anh Kiên đã đầu tư nuôi cá nước ngọt kết hợp nuôi ốc bươu, trồng rau màu. Sau 3 năm thoát cận nghèo, anh được vay thêm với mức vay 50 triệu đồng để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất. Đến nay, gia đình anh có trên 1 mẫu trồng cà chua, đinh lăng, dưa chuột, dưa lê và 2 sào ao nuôi cá trắm, chép, xuất bán mỗi năm 1,7 tấn cá. Bên cạnh đó, mỗi năm anh Kiên nuôi khoảng 3.000 ốc bươu bố mẹ, bán ra thị trường 70 triệu đồng ốc giống/năm.
Bà Lê Thị Thu Hà - Chủ tịch Hội ND huyện Nghĩa Hưng có 39.712 hội viên, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra còn có một số ngành nghề mới và nghề truyền thống như nón lá, dệt chiếu, đan cói xuất khẩu, trồng nấm, trồng hoa cây cảnh.
Hội ND huyện Nghĩa Hưng coi việc hỗ trợ về đồng vốn, khoa học kỹ thuật là một trong những giải pháp quan trọng để xây dựng hội ngày càng vững mạnh".
Theo đó, năm 2019, Hội ND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ sở Hội tập trung phát triển nguồn Quỹ hội để hỗ trợ vốn cho nông dân. Hiện Hội ND huyện Nghĩa Hưng đang quản lý hơn 3,7 tỷ đồng nguồn vốn quỹ tạo điền kiện cho hàng trăm hộ nông dân vay vốn.
Bên cạnh đó, thực hiện chương trình phối hợp với các tổ chức tín dụng, Hội ND các cấp trong huyện còn nhận ủy thác, tín chấp cho hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Đến nay, các cấp hội đã nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH để cho 2.828 hộ hội viên vay vốn theo các chương trình hỗ trợ với lãi suất thấp qua 92 tổ tiết kiệm và vay vốn với tổng dư nợ gần 103 tỷ đồng.
Quản lý vốn vay chặt chẽ
Để quản lý tốt nguồn vốn ủy thác, Hội ND huyện Nghĩa Hưng đã chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn; bám sát kế hoạch cho vay và thu hồi nợ, nắm bắt, xử lý kịp thời các trường hợp nợ xấu, nợ quá hạn, các trường hợp bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, thu lệ phí sai quy định. Do làm tốt công tác kiểm tra nên những năm qua, trên địa bàn huyện không xảy ra các sai phạm trong thực hiện chương trình ủy thác vay vốn của Ngân hàng CSXH. Nguồn vốn chính sách được chuyển tải kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng.
Ngoài ra, các cấp Hội còn hỗ trợ vật tư nông nghiệp và mở lớp tập huấn kiến thức KHKT để hội viên có thêm kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Trong năm 2019, Hội ND huyện phối hợp tổ chức mở 68 lớp tập huấn cho nông dân tiếp cận các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi cho 10.260 lượt hội viên, tổ chức 17 lớp dạy nghề cho 590 lao động nông thôn, cung hơn 600 tấn phân bón trả chậm...
Từ việc tăng cường phối hợp với Ngân hàng CSXH, hỗ trợ nguồn vốn vay cho hội viên, các cấp Hội ND huyện Nghĩa Hưng đã góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo và làm giàu bền vững. Đến nay, toàn huyện có trên 13.000 hộ SXKD giỏi các cấp; thu nhập bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,74%...
Dân "chảo lửa" Ninh Thuận chật vật trong nắng hạn, nước suối đục ngầu cũng tranh nhau lấy Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt ở vùng đất Ninh Thuận trong những ngày này chẳng khác nào "chảo lửa". Những cánh đồng cỏ khô héo, một số nơi thiếu nước sinh hoạt, trong khi người chăn nuôi hàng ngày phải chạy đôn chạy đáo lo thức ăn và nước uống cho đàn gia súc. Ghi nhận của PV Dân Việt, những ngày...