Bói không ra bóng dáng đàn ông, có nơi nào trên thế giới mà phụ nữ “làm chủ” như ở hòn đảo được ví là “Tây Lương nữ quốc” này?
Cuộc sống yên bình luôn tràn ngập niềm vui, tiếng cười cùng tiếng đàn ngân vang của những người phụ nữ trên hòn đảo yên bình này thực sự sẽ khiến nhiều người ghen tỵ lắm đấy!
Trong tác phẩm “Tây Du Ký” của tác giả Ngô Thừa Ân không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn vang danh trên khắp thế giới, người ta được nghe đến một vùng đất được gọi là Tây Lương Nữ Quốc hay còn gọi là “vương quốc nữ nhi”, nơi mà phụ nữ hoàn toàn làm chủ mọi thứ trong cuộc sống. Những tưởng vùng đất như vậy chỉ là hư cấu thì ở một đất nước phương Tây xa xôi, thực sự có một hòn đảo mà phụ nữ là “trụ cột” như vậy.
Đó chính là hòn đảo Kihnu, một trong những hòn đảo của Estonia, nằm ở biển Baltic. Đặt chân đến hòn đảo này bạn sẽ rất khó để nhìn thấy bóng dáng của những người đàn ông. Hẳn một số người sẽ thắc mắc rằng: Nhưng không có đàn ông thì làm sao duy trì được nòi giống? Và phụ nữ làm gì mà lại có thể đàn áp được đàn ông như vậy?
Đặt chân đến hòn đảo này, bạn sẽ chỉ thấy toàn nữ là nữ, chẳng thấy bóng dáng đàn ông đâu cả. Hình ảnh bà Mare Matas (đi trước), người đứng đầu cộng đồng này đồng thời là chủ tịch Tổ chức Không gian Văn hóa Kihnu, đi ngang qua ngọn hải đăng được xây dựng từ thế kỷ 19.
Thực ra, những người đàn ông trong làng đều phải lênh đênh trên biển nhiều tháng liền để đánh cá. Chỉ còn những người phụ nữ, người già và cả trẻ nhỏ ở nhà. Chính vì vậy mà họ phải lo liệu tất cả mọi việc như nuôi con, làm lụng đồng áng và những vấn đề liên quan đến chính sự khác trong xã hội. Qua hàng thế kỷ, nếp sống lâu đời hình thành và nay phụ nữ trên đảo nghiễm nhiên trở thành “người thống trị” trong xã hội.
Thực tế, những người đàn ông trên đảo đều phải đi đánh bắt hải sản xa bờ, nhiều tháng mới trở về.
Ngọn hải đăng này là điểm du lịch nổi tiếng trong suốt mùa hè.
Dân số trên đảo chỉ vỏn vẹn 400 người, đây chính là một trong những cộng đồng mẫu hệ hiếm hoi cuối cùng trên thế giới, nơi nữ được nắm quyền “cai trị” xã hội.
Người đứng đầu cộng đồng này là Mare Matas, đồng thời là chủ tịch Tổ chức Không gian Văn hóa Kihnu. Bà giải thích: “Đàn ông ở nơi đây thường xuyên phải đi đánh bắt cá ở xa bờ trong nhiều tháng liền. Đó là lý do tại sao phụ nữ trên đảo trở nên mạnh mẽ và độc lập hơn rất nhiều”.
Bảo tàng Kihnu là nơi sinh hoạt cộng đồng và được dùng làm lớp học cho các khóa học âm nhạc truyền thống.
Video đang HOT
Cô Maria Michelson, 28 tuổi, dạy violin cho trẻ em trên đảo.
Cụ bà Jarsumae Virve (giữa) kỷ niệm sinh nhật lần thứ 87 của mình với gia đình, bạn bè và một ban nhạc dân gian.
Một cụ già ngồi đan len.
Trong khi đàn ông ở ngoài biển, phụ nữ phải ở nhà cáng đáng toàn bộ công việc trong nhà.
Cùng với các điệu múa và bài hát, đan len là một trong những truyền thống quan trọng nhất của người dân trên đảo Kihnu.
Một điều mà những người phụ nữ trên đảo Kihnu rất quan tâm không phải là việc ai nắm quyền mà là việc bảo tồn truyền thống và di sản của Kihnu. Di sản văn hóa của hòn đảo, bao gồm nghề thủ công, điệu múa, trò chơi và phần quan trọng đặc biệt là âm nhạc.
Các bài hát theo phong cách cổ cũng rất quan trọng, cũng như các trang phục truyền thống màu sắc rực rỡ, tượng trưng cho các huyền thoại và thơ cổ. Người Kihnu nói một phương ngữ của tiếng Estonia đôi khi được coi là một ngôn ngữ riêng biệt và chứa đựng nhiều yếu tố từ tiếng Thụy Điển. Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa này. Trẻ em được dạy các nhạc cụ truyền thống ở trường cũng như phương ngữ của Kihnu.
“Văn hoá Kihnu rất thú vị vì chúng tôi vẫn mặc trang phục truyền thống hàng ngày. Những bài hát cổ xưa vẫn “sống bền bỉ” theo thời gian và được lưu truyền trong cộng đồng, kể cả những điệu nhảy được ông bà từ xa xưa để lại. Những bài hát trong đám cưới của người Kihnu và các phong tục tập quán khi cưới xin đến nay đã được 2.000 năm tuổi rồi”, bà Matas cho biết.
Tuy nhiên, ngày nay việc bảo tồn di sản văn hóa lại càng trở nên khó khăn hơn khi những người trẻ lần lượt rời đảo để nâng cao trình độ học vấn và tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn rồi họ không quay trở lại quê hương nữa. Trong khi đó, rất nhiều người châu Âu vì tò mò nên muốn đến tận nơi tham quan và tìm hiểu về phong tục tập quán cũng như lối sống của người dân trên đảo. Sự “du nhập” của thế giới hiện đại bên ngoài khiến bà Matas lo lắng rằng nó sẽ không đủ hấp dẫn để người trẻ trên đảo tiếp tục bảo tồn các nét đẹp truyền thống văn hóa của cộng đồng mình.
“Tôi có một nỗi lo lắng thường trực là cái cốt, nét độc đáo trong văn hóa của chúng tôi có thể sẽ mất đi. Thật sự rất quý giá nếu những thứ như thế này được bảo tồn và sống mạnh mẽ trong thời hiện đại”, bà nói.
Văn hóa Kihnu, đặc biệt là các truyền thống đám cưới, đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Ngoài ra, Bảo tàng Kihnu đã được khôi phục và bảo tồn lịch sự địa phương, tôn vinh các cư dân xuất chúng, gìn giữ tập quán và tục lệ của đảo còn mãi với thời gian.
Xe đạp là trợ thủ đắc lực nhất của người dân.
Trên đảo gần như không xuất hiện các phương tiện giao thông tiện ích của thời hiện đại vì xe đạp là trợ thủ đắc lực nhất vì vậy mà nó trở thành một nơi yên tĩnh, thanh bình đáng kinh ngạc. Người dân trên đảo Kihnu có một lối sống khác biệt so với đất liền, thậm chí còn rất nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên, cư dân địa phương không có cách nào khác và họ vẫn luôn vui vẻ, hạnh phúc và tin rằng mình đang được sống ở nơi tốt nhất thế giới.
Theo Helino
Có một hiểu lầm rất lớn về quả dâu tây mà gần như tất cả chúng ta đều không hề hay biết
Quả dâu tây chúng ta vẫn ăn bấy lâu nay hóa ra ẩn chứa một bí mật mà rất nhiều người không biết.
Gần như mọi thực vật trên trái đất đều có hạt được bao bọc phía trong quả, bởi đây là bộ phận nắm giữ một trọng trách vô cùng lớn: phát triển thành cây mới khi tiếp đất và từ đó giữ gìn nòi giống của loài.
Thế nhưng có một giống cây dường như đã phá vỡ nguyên tắc này. Đó là dâu tây.
Trên bề mặt của dâu tây có những chấm vàng nhỏ xíu mà chúng ta vẫn quen gọi là hạt
Các nhà thực vật học rất tò mò về điều này, và vì vậy đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu. Nhưng bạn biết gì không, trong quá trình ấy, họ đã phát hiện ra một điều còn bất ngờ hơn.
Thì ra những thứ chúng ta gọi là "hạt" kia mới chính là quả thật của dâu tây. Còn phần thịt quả màu đỏ thực ra chỉ là "quả giả" mà thôi.
Cấu trúc cơ bản của hoa
Nhưng tại sao lại vậy? Vì sao quả luôn bao lấy hạt?
Thông thường, ở đa số các loài cây sinh sản hữu tính, hoa gồm 4 bộ phận chính: đế hoa, cánh hoa, bầu nhụy và noãn.
Sau khi noãn được phụ phấn và trở thành hạt, phần bầu nhụy bao quanh nó sẽ lớn dần và trở thành quả.
Một bộ phận chỉ được gọi là "quả" khi nó thỏa mãn định nghĩa trên. Như vậy, mỗi bầu nhụy chứa hợp tử sẽ trở thành một quả tách biệt.
Phần lớn các loài cây chỉ có một bầu nhụy trên một hoa, nên quá trình tạo quả diễn ra theo một mô hình chung. Thành phẩm vì thế cũng giống nhau: quả bao giờ cũng bao lấy hạt.
Tuy nhiên, cây dâu tây không thể đi theo con đường thông thường này. Vấn đề của nó nằm ở chỗ thay vì một, mỗi bông hoa dâu tây có tới vài trăm bầu nhụy.
Khi noãn phía trong được thụ phấn, bầu nhụy không lớn lên mà đế hoa mới là thứ phát triển, từ đó tạo nên phần "quả" giả chẳng chứa một hạt nào bên trong cả.
Tóm lại, thứ chúng ta vẫn ăn bấy lâu nay thực ra là đế hoa dâu tây, chứ không phải quả dâu đâu. Quả thực thụ chính là các chấm nhỏ li ti, và dù có vẻ lép vế nhưng bên trong vẫn có hạt, với khả năng sinh sản như tất cả các loại quả khác.
Thật thú vị phải không?
Nguồn: Botany Professor
Theo Helino
Không phải Trung Quốc mới có "Tây Lương nữ quốc", có một nơi trên Trái đất phụ nữ cũng "làm chủ" Cái tên "Tây Lương nữ quốc" dường như quá quen thuộc với nhiều người vì xuất hiện trong tác phẩm "Tây Du Ký" nổi tiếng, nhưng không mấy ai biết rằng ở một đất nước phương Tây xa xôi cũng có một hòn đảo như vậy. Chúng ta vẫn đang ngày ngày đấu tranh vì bất bình đẳng giới, điều đó có nghĩa...