Bôi kem chống nắng được bao nhiêu tiếng?
Dùng kem chống nắng đúng cách thôi chưa đủ mà bạn cần phải chú ý khoảng thời gian để chúng phát huy tác dụng.
Từ trước giờ các cô nàng thường có thói quen chống nắng bằng cách che khẩu trang, găng tay, áo tránh nắng… thật kỹ trước khi ra đường nhằm bảo vệ da không bị đen sạm. Như vậy là đúng nhưng chưa đủ vì các tia UVA, UVB vẫn có thể xuyên qua lớp khẩu trang, găng tay, áo tránh nắng… gây ra những bệnh về da, đặc biệt là yếu tố thẩm mỹ. Nghiên cứu khoa học cho thấy kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da lên đến 90%.
Cách tính thời gian chống nắng an toàn cho da
Chỉ số SPF trê vỏ kem biểu thị cho mức độ chống nắng. Mỗi đơn vị SPF có khả năng bảo vệ da từ 10 đến 15 phút. Công thức này dành cho trường hợp ít tiếp xúc nắng hoặc có lớp bảo vệ khác.
Ví dụ: Bạn mua kem chống nắng có chỉ số SPF 30. Bạn sẽ lấy 30 x 10 (hoặc 15 phút) = 300 (hoặc 450 phút), tường đương 5 giờ hoặc tối đa là 7,5 giờ.
Ngoài ra, một phương pháp khác được áp dụng cho những cô nàng thường xuyên tiếp xúc với nắng. Công thức tính thời gian chống nắng cho da dựa trên chỉ số chống nắng và thời gian làn da bị kích ứng dưới nắng. Tùy thuộc vào mỗi làn da mà công thức này cho ra kết quả khác nhau.
Ví dụ: Khi ra ngoài nắng, khoảng bao lâu thì da bạn bắt đầu rát, ửng đỏ thì đó là thời gian da bị kích ứng dưới nắng. Thời gian trung bình là khoảng 5 phút, da sẽ có biểu hiện ngứa, rát, Vậy bạn có thời gian chống nắng cho da với dòng kem SPF 30 là: 30 x 5 = 150 phút, khoảng hơn 2 giờ đồng hồ.
Video đang HOT
Dù công thức là vậy, nhưng khả năng chống nắng thực sự bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Cường độ nắng nơi bạn ở, mức độ tiết dầu, mồ hôi của da, chất lượng kem sử dụng, kem chống UVA hay UVB, là kem vật lý hay hóa học… và nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng khả năng chống nắng. Do vậy, cách tốt nhất để xác định là dựa vào cảm nhận của làn da. Nếu làn da bắt đầu “phản ứng” bằng cách đồ mồ hôi chứng tỏ nơi đó nắng gắt, rát nhẹ, lớp nền mỏng dần, da nhẹ như không trang điểm… là những dấu hiệu “nhắc nhở” bạn cần dặm lại kem chống nắng. Vậy để xác định kem chống nắng giữ được bao lâu, cách hữu hiệu nhất là dựa vào “tiếng nói” của làn da.
Những điều cần tránh khi dùng kem chống nắng
- Cần tránh nước khi dùng kem chống nắng: Bởi nước sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ da của kem chống nắng rất nhiều đấy. Do đó, khi dùng kem chống nắng bạn không nên tắm, hoặc nếu tắm thì cần lau khô người và thoa kem chống nắng ngay sau đó nhé;
- Tránh thoa kem chống nắng lên niêm mạc mắt, miệng: Bởi vùng da này hết sức nhạy cảm và kem chống nắng có thể gây kích ứng khiến vùng da này bị tổn thương đấy;
- Tránh đổ mồ hôi khi thoa kem chống nắng: Việc bạn xông hơi, vận động thể lực nhiều khiến mồ hôi trong cơ thể thoát ra làm trôi kem chống nắng, do đó mà tác dụng chống nắng cho da cũng bị giảm đi rất nhiều;
- Tránh dùng kết hợp kem chống nắng với các loại thuốc bôi ngoài da khác: Vì có thể các thành phần trong các loại thuốc bôi ngoài da sẽ tương tác với kem chống nắng gây nên tình trạng kích ứng da, giảm tác dụng của kem chống nắng, tác dụng chữa bệnh của thuốc bôi ngoài da rất nhiều.
Cách chọn kem chống nắng cho từng loại da bạn phải biết
Bạn cần ghi nhớ cách dưới đây để chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình nhé.
Ánh nắng mặt trời tác hại đến da như thế nào?
Ảnh minh họa.
Ánh nắng mặt trời là nguồn phát ra tia tử ngoại (hay còn gọi là tia cực tím - tia UV). Loại tia này chính là tác nhân gây nên rất nhiều tác hại cho làn da. Mức tác hại của tia UV phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, thời gian tiếp xúc với ánh sáng, và việc da có được bảo vệ hay không. Nếu không bảo vệ da khỏi tia nắng mặt trời, chỉ cần vài phút tiếp xúc mỗi ngày theo thời gian sẽ tạo ra những thay đổi đáng chú ý cho da. Tàn nhang, đồi mồi, gân máu, da thô, nếp nhăn, mất collagen, sừng hóa đều có nguyên nhân do ánh nắng mặt trời và chắc chắn một điều rằng ánh nắng mặt trời có thể gây ung thư da.
Cơ chế tác động cơ bản như sau: Khi ánh nắng mặt trời tác động đến các vùng da, ngay lập tức, các tế bào da sẽ phản ứng ngược lại bằng cách tăng sản sinh Melanin - sắc tố quyết định màu da. Melanin càng nhiều, da càng bị sậm đen.
Có 3 loại tia cực tím là UVA, UVB và UVC. Tia UVC có khả năng gây ung thư cao nhất nhưng bị tầng ô zôn hấp thụ và phản xạ nên không đến được mặt đất. Tuy nhiên hiện tại có nhiều nơi tầng ô zôn bị thủng hoặc bị mỏng thì nguy cơ từ UVC là rất lớn. 99% các loại kem chống nắng không có tác dụng chống UVC. Ở phạm vi bài này chúng ta chỉ nói về UVA và UVB.
Kem chống nắng cho da dầu
Da dầu mà phải chịu lớp kem dày bám trên mặt thì sẽ nhớp nháp khó chịu vô cùng, chưa kể nếu lớp kem vốn có màu trắng hơn da, lúc bị hòa vào dầu rồi loang lổ không đều màu mới thật là thảm họa.
Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ "No Sebum" (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, còn một lưu ý khác: nếu bạn muốn chọn kem chống nắng khi đi bơi thì tốt nhất nên lựa chọn những loại có ghi "Water Resistant" hoặc "Water Proof" trên bao bì, với chỉ số SPF từ 50 đến 70 và chỉ số PA . Những loại này có thể chống được tối đa khoảng 40 phút đến 1 giờ và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.
Da nhạy cảm
Da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng dưới ánh nắng và nhiều thành phần hóa học có trong kem chống nắng, vì thế hãy nói không với kem chống nắng hóa học (sunscreen) mà chọn kem chống nắng vật lý (sunblock) lành tính hơn với da. Chọn sản phẩm có kết cấu mỏng, nhẹ hoặc kem chống nắng ghi rõ là dành cho da nhạy cảm.
Da thường
Đây là loại da dễ chiều nhất trong tất cả các loại da, vì thế hầu như bạn có thể dùng bất kỳ loại kem chống nắng nào. Tuy nhiên, vào mùa Hè vẫn nên ưu tiên những sản phẩm nhẹ, mát, không gây bí bách đối với làn da.
Kem chống nắng cho da khô
Đối với da khô, bạn hãy chọn những sản phẩm kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm, nhằm cung cấp độ ẩm cần thiết, cải thiện tình trạng khô sần và tạo lớp màng bảo vệ da không bị mất nước.
Bên cạnh đó, kem chống nắng cho da khô cũng nên tích hợp thêm tính năng không thấm nước, thành phần có chứa chất chống oxy hóa để tăng cường bảo vệ da khỏi tác động xấu của tia cực tím và ngăn ngừa kích ứng da.
Ăn cam có giảm cân không? Câu trả lời khiến nhiều người hối tiếc vì không biết sớm hơn Dưới đây là những lý do khuyến khích bạn nên ăn loại quả kỳ diệu này hàng ngày để bồi bổ cơ thể. 1. Ăn cam có giảm cân không? Quả cam chứa hàm lượng vitamin C cao cùng với các dưỡng chất rất có lợi đối với sức khỏe của con người. Ngoài ra, cam còn có vô vàn những công dụng...