Bội chi ngân sách 4.500 tỷ đồng trong 15 ngày đầu năm
Tổng thu ngân sách ước đạt 36 nghìn tỷ đồng, trong khi tổng chi ước đạt 42,5 nghìn tỷ đồng…
Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo sơ bộ về tính hình thu, chi Ngân sách Nhà nước trong 15 ngày đầu tiên của năm 2021.
Theo đó, tổng thu ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng 1/2021 ước tính đạt 36 nghìn tỷ đồng, bằng 2,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 22,5 nghìn tỷ đồng, bằng 2%; thu từ dầu thô 989 tỷ đồng, bằng 4,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 12,6 nghìn tỷ đồng, bằng 7%.
Chi tiết hơn trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 1.006 tỷ đồng, bằng 0,7% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 2.863 tỷ đồng, bằng 1,4%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 3.727 tỷ đồng, bằng 1,6%; thu thuế thu nhập cá nhân 2.485 tỷ đồng, bằng 2,3%; thu thuế bảo vệ môi trường 329 tỷ đồng, bằng 0,5%; thu tiền sử dụng đất 6.621 tỷ đồng, bằng 5,9%.
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng Một ước tính đạt 42,5 nghìn tỷ đồng, bằng 2,5% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 29,7 nghìn tỷ đồng, bằng 2,9%; chi đầu tư phát triển 3 nghìn tỷ đồng, bằng 0,6%; chi trả nợ lãi 9,8 nghìn tỷ đồng, bằng 8,9%.
Như vậy, trong 15 ngày đầu tiên của năm 2021, Ngân sách Nhà nước đã bội chi khoảng 4,2 nghìn tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thống kê đánh giá, nguyên nhân dẫn đến bội chi như trên là do mới bước vào đầu năm và chưa đến kỳ hạn kê khai nộp thuế nên nhiều khoản thu nội địa đạt mức thấp. Đồng thời, chi ngân sách Nhà nước phải đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Được biết, mới đây lãnh đạo Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2021 và chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 của Bộ Tài chính.
Trong đó, lãnh đạo Bộ Tài chính đề ra các chỉ tiêu cụ thể như tỷ lệ động viên vào ngân sách là 15,5% GDP; tỷ lệ nợ đọng thuế thấp hơn 5% tổng thu ngân sách; phấn đấu tăng thu ngân sách so với dự toán là 3%; tỷ trọng chi thường xuyên (không gồm chi lương và tinh giản biên chế) là 61,5%; tỷ trọng chi đầu tư phát triển là 28,3%; bội chi ngân sách so với GDP là 4%; dư nợ công trên GDP là 46,1%, nợ Chính phủ là 41,9% GDP.
Tại kế hoạch hành động này, Bộ Tài chính đã đề ra nhóm nhiệm vụ tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương trong điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm điều tiết vĩ mô, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu
Ngành nông nghiệp tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ.
Triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kế hoạch hành động; trong đó, toàn ngành tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ.
Theo đó, với nhóm 7 chỉ tiêu giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định phấn đấu thực hiện cao hơn so với chỉ tiêu Chính phủ giao.
Trồng xoài xuất khẩu đang là một hướng đi mới của ngành nông nghiệp tỉnh An Giang trong nỗ lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Ảnh: TTXVN
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp khoảng 2,78 - 3% (Chính phủ giao 2,78%); tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản khoảng 3,1%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 70% (Chính phủ giao 68%); có trên 200 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (Chính phủ giao 193 đơn vị cấp huyện); tỷ lệ che phủ rừng 42%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 91,5% (Chính phủ giao 91%); có trên 75% xã đạt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (Chính phủ giao 75%).
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung nhóm các chỉ tiêu riêng như: kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; tổng số hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả là 16.500 hợp tác xã; số lượng sản phẩm đạt chuẩn thuộc Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP 4.000 sản phẩm.
Để đạt được kết quả trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hoàn thiện thể chế, pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường, nhằm khơi thông nguồn lực phát triển ngành.
Bộ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Do đó, ngành nông nghiệp tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để thúc đẩy phát triển và cơ cấu lại ngành. Thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả, sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Ngành chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa, hiện đại, trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, thích ứng với biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường trên cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.
Ngành điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất nông lâm thủy sản. Theo đó, trồng trọt sử dụng linh hoạt, có hiệu quả diện tích đất trồng lúa, chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, thu nhập cao hơn.
Chăn nuôi sẽ chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm và gia súc lớn; thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tái đàn lợn; phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hướng hữu cơ và chuyên môn hóa; tiếp tục mở rộng chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, thân thiện với môi trường; xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi.
Thủy sản tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi trồng thủy sản với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp từng vùng kinh tế, sinh thái trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, đẩy mạnh nuôi biển. Ngành kiểm soát chặt chẽ và khống chế tốt dịch bệnh trên tôm; kịp thời cảnh báo để hạn chế rủi ro.
Ngành giảm dần sản lượng khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ gắn liền với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch; nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống dịch vụ hậu cần thủy sản. Đồng thời, triển khai đồng bộ, hiệu quả các khuyến nghị mà Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra để rút "thẻ vàng" và hướng tới phát triển thủy sản biển bền vững, hiệu quả; hài hòa hóa các quy định về kiểm soát thủy sản theo thông lệ quốc tế.
Lâm nghiệp sẽ kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng, thực hiện tốt bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên hiện có, duy trì độ che phủ rừng. Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng. Ngành xây dựng, triển khai thực hiện Đề án trồng mới 1 tỷ cây xanh ngay từ "Tết trồng cây" xuân Tân Sửu năm 2021, góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bộ cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị gia tăng lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản khoảng 9%. Theo đó, ngành phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa theo hướng nâng cao tỷ trọng chế biến sâu các mặt hàng có giá trị kinh tế cao; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh Việt Nam; nhân rộng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ.
Bộ thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi nông nghiệp số; triển khai các giải pháp để tận dụng tối đa cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, công nghệ sinh học... Ngành tăng cường huy động và khai thác nguồn lực đầu tư từ xã hội cho nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, biến khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực đột phá đẩy nhanh chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngành; khuyến khích đầu tư các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Để tổ chức lại sản xuất, đổi mới và nhân rộng các mô hình có hiệu quả, bên cạnh việc phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, ngành thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu; trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt; đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục khuyến khích hình thành các tổ hợp tác, trang trại liên kết với doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ, coi đây là tiền đề phát triển sản xuất quy mô lớn và thay thế vai trò sản xuất nông hộ nhỏ lẻ.
Ngành nông nghiệp tiếp tục nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh và tiếp cận thị trường cho sản phẩm, gia tăng xuất khẩu nông sản có lợi thế, thị trường. Đồng thời, tăng cường năng lực nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường trong bối cảnh tác động của dịch bệnh xuyên biên giới để tổ chức sản xuất, tiêu thụ hiệu quả; đẩy mạnh tiêu thụ nông lâm thủy sản tại thị trường trong nước.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2021 Tại Nghị quyết số 195/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã đề ra; phấn đấu năm 2021 tăng trưởng kinh tế đạt từ 6 - 6,5%. Chiều 13/1/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Cần...