Boeing lỗ 3,3 tỷ USD trong quý III/2022
Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing của Mỹ ngày 26/10 bất ngờ công bố lỗ 3,3 tỷ USD trong quý III/2022, khi chi phí cho một số chương trình quốc phòng tăng, một phần do chi phí cho chuỗi cung ứng.
Máy bay Boeing 737 MAX thưc hiện chuyến bay kiểm tra tại nhà máy của Boeing ở Seattle, Washington, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Doanh thu của tập đoàn tăng 4%, lên 16 tỷ USD, thấp hơn dự báo của các nhà phân tích.
Trong khi đó, Boeing tái khẳng định vẫn trên đà đạt lợi nhuận trong năm 2022.
Video đang HOT
Boeing cho biết một số hợp đồng quốc phòng có chi phí tăng mạnh, trong đó có hợp đồng sản xuất máy bay KC-46, một máy bay vận tải quân sự chiến lược và tiếp nhiên liệu trên không, và máy bay của Tổng thống Mỹ Air Force One.
Các dự án trên thua lỗ chủ yếu do chi phí cho chuỗi cung ứng và chế tạo tăng cũng như các vấn đề về kỹ thuật.
Theo Giám đốc điều hành Boeing, Dave Calhoun, gần như tất cả các ngành công nghiệp đều đang đối mặt với các thách thức về chuỗi cung ứng, lạm phát, lao động và kinh tế vĩ mô. Boeing chắc chắc cũng không tránh khỏi những thách thức này.
Tuy nhiên, doanh thu của Boeing từ bộ phận sản xuất máy bay thương mại tăng, sau khi tập đoàn nối lại việc bàn giao máy bay 787 Dreamliner và tăng cường bàn giao máy bay 737 MAX.
Boeing ước tính Trung Đông cần gần 3.000 máy bay mới vào năm 2041
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ ước tính khu vực này sẽ cần 2.980 máy bay mới, trị giá 765 tỷ USD, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ lưu lượng hành khách và việc mở rộng đội tàu bay thương mại vào năm 2041.
Máy bay Boeing 737 MAX thưc hiện chuyến bay kiểm tra tại nhà máy của Boeing ở Seattle, Washington, Mỹ, ngày 30/9/2020. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Trong báo cáo tiêu đề "Triển vọng thị trường thương mại của Boeing", hãng này cho biết lưu lượng hành khách trong khu vực Trung Đông dự kiến sẽ tăng với tốc độ hằng năm là 4% đến năm 2041.
Giám đốc quản lý tiếp thị thương mại khu vực Trung Đông, châu Phi, Nga và khu vực Trung Á của Boeing Randy Heisey khẳng định khu vực Trung Đông là trạm trung chuyển các chuyến bay phổ biến đối với du khách quốc tế và thương mại. Hiện khu vực này cũng đang phát triển như một điểm đến cho các hành khách kinh doanh và giải trí.
Ông Heisey nói thêm khu vực Trung Đông sẽ tiếp tục đòi hỏi một đội bay đa năng nhằm đáp ứng nhu cầu của các mô hình kinh doanh và vận tải hàng không.
Boeing dự báo đội bay của khu vực sẽ mở rộng lên 3.400 máy bay để phục vụ lưu lượng hành khách đang tăng nhanh, cũng như nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong hai thập kỷ tới.
Boeing tiết lộ hơn 2/3 số lượng máy bay mới này sẽ giúp phục vụ mục tiêu tăng trưởng của khu vực Trung Đông, trong khi 1/3 còn lại sẽ thay thế các máy bay cũ bằng các mẫu tiết kiệm nhiên liệu hơn như Boeing 737 MAX, 787 Dreamliner và 777X.
Báo cáo lưu ý rằng các hãng vận tải ở Trung Đông đã thành công trong việc đối phó với những tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19 gây ra, bằng cách điều chỉnh mô hình kinh doanh và tăng cường sử dụng các máy bay vận tải để tối đa hóa doanh thu.
Theo Boeing, số lượng các máy bay vận tải hàng hóa của khu vực Trung Đông dự kiến sẽ đạt 170 chiếc vào năm 2041, cao hơn gấp đôi so với với trước đại dịch.
Báo cáo cho biết thêm rằng lưu lượng hành khách và đội tàu thương mại dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2041 và lĩnh vực này cũng sẽ cần thêm 202.000 nhân viên hàng không mới, bao gồm 53.000 phi công, 50.000 kỹ thuật viên và 99.000 tiếp viên trong 20 năm tới.
Trung Quốc cho phép Boeing 737 Max bay trở lại sau gần 4 năm Chuyến bay thương mại đầu tiên của phi cơ Boeing 737 Max đã nối lại ở Trung Quốc sau gần 4 năm. Đây sẽ là bước đột phá lớn đối với loại máy bay bán chạy nhất của hãng Boeing. Ảnh minh họa: Bloomberg Theo dữ liệu của trang theo dõi các chuyến bay FlightRadar24, một chuyến bay khứ hồi của hãng hàng...