Bóc vụ liên doanh Lifepro lừa Agribank 2.700 tỷ đồng
Agribank đã bị một số đối tượng nước ngoài lừa đảo, gây thiệt hại lên đến hơn 2.700 tỷ đồng. Nhưng chính các cựu cán bộ cấp cao của ngân hàng này đã giúp hành vi phạm tội được thực hiện trót lọt.
Trong số 18 bị can của vụ án, có 13 bị can nguyên là cán bộ của Agribank
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, có 18 bị can, trong đó 13 bị can nguyên là cán bộ của Agribank, bị truy tố về các tội danh vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động các tổ chức tín dụng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoản thiệt hại nghìn tỷ nói trên có liên quan đến một nhóm các pháp nhân, trong đó hạt nhân là Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam. Tiền thân của Lifepro Việt Nam là CTCP Enzo Việt (thành lập năm 2007), do một nhóm cổ đông người nước ngoài sáng lập, gồm Yang Hong (quốc tịch Trung Quốc) là Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật; Ahmed El Fehdi (quốc tịch Canada), cổ đông; Boubker El Fehdi (quốc tịch Canada) Tổng giám đốc; Driss Bou Chama (quốc tịch Canada), Giám đốc Công nghiệp và Manuela Polga (quốc tịch Italia). Công ty Enzo Việt có dự án xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm may công nghiệp tại Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình) với tổng vốn đầu tư hơn 32 triệu USD, sản xuất vải dệt và quần áo.
Quá trình thực hiện dự án, Enzo Việt đã nhiều lần vay vốn tại Agribank và đã trả nợ gốc và lãi. Năm 2011, Công ty Enzo Việt được chuyển đổi thành Công ty Liên doanh Lifepro và dự án Nhà máy Dệt nhuộm may được đổi tên thành Dự án Luxfashion, Yang Hong là Chủ tịch HĐQT và người đại diện theo pháp luật Công ty. Liên doanh Lifepro tiếp tục đề nghị vay vốn tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội và thực tế đã được giải ngân nhiều lần với tổng số tiền quy đổi lên tới hơn 2.177 tỷ đồng.
Khi vay vốn, các đối tượng đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội thông qua việc tạo lập hồ sơ giả vay vốn để mua máy móc, thiết bị, nguyên liệu và chuyển nhượng 6 thương hiệu thời trang. Các đối tượng còn thực hiện hành vi lừa đảo chiếm tiền vay của một số đối tác Việt Nam. Riêng đối với việc chuyển nhượng thương hiệu, Agribank đã giải ngân 50 triệu USD cho Lifepro nhưng kết quả điều tra xác định, những thương hiệu này không có thật hoặc không thuộc sở hữu của bên chuyển nhượng, số tiền bị chủ đầu tư chuyển ra nước ngoài để chiếm đoạt.
Cơ quan điều tra xác định, tổng cộng thiệt hại của Agribank thông qua việc cho vay đối với nhóm các công ty liên quan đến Lifepro là 2.755 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau khi gây án, các đối tượng đã bỏ trốn ra nước ngoài trước khi vụ án bị phát hiện. Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đang thực hiện lệnh truy nã quốc tế đối với các đối tượng trên.
Để xảy ra vụ án gây hậu quả nghiêm trọng này, cơ quan tố tụng xác định một số cá nhân nguyên là cán bộ ngân hàng, doanh nghiệp và hải quan đã có các hành vi phạm tội. Cụ thể, từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2012, Phạm Thị Bích Lương, cựu Giám đốc Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội, đã ký các đề nghị HĐQT Agribank nâng quyền phán quyết cho vay, ký hợp đồng thế chấp, phê duyệt cho vay các khoản mà Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội cho vay đối với các đơn vị: Công ty Liên doanh Lifepro Việt Nam, CTCP Vietmade, CTCP Lifepro Việt Nam.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong việc nâng quyền phán quyết, Lương lập hồ sơ cho vay hoàn toàn không có căn cứ, không thẩm định thực tế, mà chỉ dựa vào thông tin do doanh nghiệp cung cấp, cố tình bỏ qua các điều kiện về giải ngân của Agribank như tài sản đảm bảo, giá trị tiền cho vay…, từ đó dẫn đến việc Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội bị thiệt hại hơn 2.755 tỷ đồng.
Theo các nghị quyết HĐQT Agribank, nguồn vốn cho vay đối với dự án của Công ty Liên doanh Lifepro là do Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội thu xếp từ nguồn vốn vay tài trợ thương mại hoặc từ nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trong quá trình điều hành, bị can Phạm Thanh Tân, cựu Tổng giám đốc Agribank, đã ký cho Agribank chi nhánh Nam Hà Nội vay ngoài kế hoạch 75 triệu USD từ Hội sở, trái với Nghị quyết của HĐQT Agribank. Trong quá trình giải quyết cho vay này, Phạm Thị Bích Lương và Chử Thị Kim Hiền (cựu Phó giám đốc Agribank chi nhánh Nam Hà Nội) khai đã nhận từ đối tác nước ngoài số tiền 898.000 USD để chi phí, trong đó, bị can Phạm Thanh Tân nhận 310.000 USD (bị can Tân thừa nhận khoản tiền này).
Các bị can từng là lãnh đạo Agribank như: Phạm Thanh Tân, Hoàng Tuấn Anh, cựu Ủy viên HĐQT; Đỗ Quang Vinh, cựu Trưởng ban tín dụng doanh nghiệp; Kiều Trọng Tuyển, cựu Phó tổng giám đốc… còn bị cáo buộc đã thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng khi đã ký duyệt nâng quyền phán quyết cho vay tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội thiếu căn cứ, không kiểm tra kỹ các hồ sơ thẩm định do cấp dưới trình, không chỉ đạo kiểm tra giám sát trong quá trình vay vốn…
Được biết, cơ quan điều tra xác định, tổng cộng tài sản đảm bảo, thu hồi và có cơ sở xác định được giá trị là 621 tỷ đồng. Các bị can và người liên quan trong vụ án đã nộp lại số tiền được hưởng lợi là hơn 7,8 tỷ đồng.
Bùi Trang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đại án tham nhũng gần ngàn tỷ đồng: Cấp dưới đổ lỗi cho cấp trên
Được gọi thẩm vấn tại tòa, nhiều bị cáo đổ lỗi cho cấp trên khi khai nhận việc làm trái các quy định pháp luật là do có sự chỉ đạo của...sếp.
Sáng ngày 22/10, 11 bị cáo được dẫn giải đến tòa từ khá sớm, hầu hết các bị cáo khi bước xuống từ xe cảnh sát đề tỏ ra thoải mái.
Trong số các bị cáo được dẫn giải tới tòa, có nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - chi nhánh 6 (viết tắt là Agribank chi nhánh 6) Hồ Đăng Trung. Ông này tỏ ra khá suy sụp và lo lắng trước phiên tòa.
11 bị cáo bị đưa ra trước vành móng ngựa và bị truy tố về các tội: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Phiên tòa có khá đông người tham gia, ngoài 11 bị cáo, còn có khoảng hơn 20 luật sư bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền lợi cho các đương sự. Trong buổi sáng, tòa dành thời gian thẩm vấn lý lịch các bị can và công bố cáo trạng vụ đại án làm thất thoát gần 1.000 tỷ đồng xảy ra tại ngân hàng Agribank Chi nhánh 6 (TP. HCM).
Đến chiều cùng ngày, VKS mới công bố xong cáo trạng và chuyển sang phẩn thẩm vấn xét hỏi. Bị cáo Dương Thanh Cường (nguyên tổng giám đốc và giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tấn Phát) là người được gọi thẩm vấn đầu tiên.
Các bị cáo tại tòa
Bị cáo Cường thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. Theo đó, Cường dù không có khả năng về tài chính nhưng đã thành lập nhiều công ty. Sau đó, y thuê nhiều người làm giám đốc và chỉ đạo những người này lập nhiều hồ sơ để vay vốn ngân hàng.
Để có vốn đầu tư vào dự án xây dựng Trung tâm thương mại, dịch vụ và chung cư cao tầng tại số 10, đường Âu Cơ (quận Tân Phú, TP HCM), Thanh Cường đã chỉ đạo thuộc cấp là Thái Cường (nguyên giám đốc Công ty TNHH đầu tư xây dựng Tấn Phát) mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời tại lô đất số 10 Âu Cơ của Công ty Đông Phương và lấy bất động sản khác tại số 44 An Dương Vương do công ty của Thanh Cường đứng tên để thế chấp, vay 170 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6.
Sau khi được Agribank Chi nhánh 6 giải ngân, Cường lại chỉ đạo cấp dưới mượn lại giấy tờ đất đang thế chấp để đi làm thủ tục. Tuy nhiên, sau khi làm được giấy tờ, Cường nghe nói Agribank không đồng ý cho vay tiếp nên ông ta nảy sinh ý định không trả lại tài sản thế chấp này mà mang sang Ngân hàng Phương Nam để vay hơn 15.000 lượng vàng.
Theo bị cáo Cường, nếu lúc đó Agribank Chi nhánh 6 không tiếp tục cho vay vốn thì dự án tại số 10 Âu Cơ không thể tiếp tục thực hiện và sẽ thiệt hại nặng nề nên buộc phải lấy giất tờ đất đã thế chấp cho Agribank Chi nhánh 6 để thế chấp vay ngân hàng khác nhằm tiếp tục duy trì tiến độ thực hiện dự án.
Chưa dừng lại ở đó, tháng 10/2007, Cường còn chỉ đạo thuộc cấp lập hồ sơ vay của Agribank Chi nhánh 6 để thực hiện dự án khu biệt thự nhà vườn. Cường lấy 23 bất động sản để thế chấp và được Agribank Chi nhánh 6 phê duyệt, giải ngân số tiền 628 tỷ đồng.
Bị cáo Cường cho biết, tất cả các khoản tiền vay được Cường đã dùng trả nợ và đầu tư vào các dự án xây dựng, mua lại các bất động sản nhưng thua lỗ.
Các bị cáo còn lại trong nhóm doanh nghiệp gồm Thái Cường, Phạm Hoàng Thọ (nguyên phó giám đốc Công ty TNHH sản xuất xây dựng thương mại Thanh Phát) đều thừa nhận hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, hai bị cáo này đổ lỗi cho Thanh Cường, vì Thanh Cường là cấp trên, chỉ đạo như thế nào thì làm như vậy. "Bị cáo chỉ là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo của Thanh Cường", bị cáo Thái Cường trình bày.
Để có thể vay được số tiền lớn từ Agribank Chi nhánh 6, Thanh Cường đã nhận được sự "ưu ái" của nguyên Giám đốc Agribank Chi nhánh 6 Hồ Đăng Trung. Cáo trạng quy kết bị cáo Trung dù biết hồ sơ của Thanh Cường không đủ điều kiện nhưng vẫn ký duyệt cho vay đến 2 lần với số tiền cực lớn.
Bị cáo Trung thừa nhận đã làm thất thoát số tiền hơn 966 tỷ đồng của nhà nước nhưng cho rằng mình hoàn toàn không cố ý. "Bị cáo không cố ý làm thất thoát tiền của ngân hàng, bị cáo chỉ là nạn nhân của hành vi lừa đảo do Thanh Cường và đồng phạm thực hiện", bị cáo Trung biện bạch.
Khi được gọi thẩm vấn, các bị cáo trong nhóm Ngân hàng gồm: Hồ Văn Long (nguyên trưởng phòng tín dụng Agribank Chi nhánh 6), Trương Quốc Bảo, Trương Nhật Quang (nguyên cán bộ tín dụng Agribank Chi nhánh 6) thừa nhận hành vi phạm tội.
Riêng bị cáo Nguyễn Hoàng Quốc Thụy không đồng ý với cáo buộc đưa tài sản không hợp lệ vào hợp đồng thế chấp. Thụy thừa nhận hành vi không thực hiện đúng quy trình nhưng không phải vì cố ý mà là được cấp trên chỉ đạo.
Ngày mai (23/10) phiên tòa sẽ tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo liên quan đến khoản vay 170 tỷ đồng của Agribank.
Công Thư
Theo_Người Đưa Tin
Ba cán bộ Agribank hầu toà vì gây thiệt hại hơn 600 tỉ đồng Tòa án Nhân dân TPHCM bắt đầu đưa ra xét xử vụ án cho vay sai quy định tại Agribank chi nhánh 7 gây thiệt hại hơn 600 tỷ đồng. Ngày 21/9, TAND TP.HCM mở phiên xử sơ thẩm vụ án cho vay sai quy định xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh 7 (Agribank chi...