Bốc vác thuê nuôi ước mơ dạy học
Một chàng trai người Giẻ Triêng sớm mồ côi cha, mẹ đi bước nữa, sống dựa vào đám ruộng khô mòn ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Phước Sơn ( Quảng Nam) vừa đậu đại học với điểm số cao khiến nhiều thầy cô và bè bạn bất ngờ.
Hồ Văn Phương bốc đá thuê kiếm tiền vào đại học – Ảnh: Đ.TÂM
Từ trung tâm thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đi xe máy chừng 47km nữa sẽ tới thôn 2, xã Phước Thành. Địa danh này từng khiến không ít người rùng mình mỗi khi nhớ lại thời khắc kinh hoàng của đợt thiên tai làm chết hàng chục người hồi cuối năm 2020. Nhiều ngôi làng hầu như bị xóa sạch sau mỗi trận lũ quét qua nhưng không làm thui chột khao khát học hành của những học trò nghèo.
Biết là chắc sẽ nhiều thua thiệt nhưng mình sẽ cố gắng vượt lên tất cả, các bạn có điều kiện nỗ lực một, mình sẽ nỗ lực gấp ba, bốn lần.
Đầu tuần đi học, cuối tuần bốc vác
Tờ mờ sáng, trên mép dòng suối dẫn qua thôn 1, xã Phước Thành có một chàng trai trong chiếc áo rằn ri tranh thủ những ngày còn nán lại ở quê vác đá, chất lên mép nước để làm căn nhà cho người thân. Bộ dạng khắc khổ, chàng trai ấy là Hồ Văn Phương, tân sinh viên khoa sư phạm lịch sử Trường ĐH Sư phạm (Đại học Huế).
Cha mất năm Phương học lớp 7, một mình mẹ nuôi hai anh em. Mấy năm sau mẹ lấy chồng mới, cả nhà sống dựa vào hai đám ruộng nhưng chưa một ngày Phương vắng học.
Cô Đàm Thị Tâm – giáo viên văn Trường THPT Dân tộc nội trú huyện Phước Sơn – cho biết phần lớn học sinh vì nhà quá xa nên được giữ lại, ăn ở luôn trong trường, thỉnh thoảng mới về nhà. “Riêng Phương gần như chủ nhật nào cũng về nhà đi vác keo, bốc đá thuê để kiếm chút tiền ăn học. Nhìn em lam lũ, cực nhọc để theo đuổi học hành, chúng tôi xót xa và thương vô cùng” – cô Tâm nói.
Làng của Phương nằm chênh vênh bên dòng suối đã bị các trận lũ dữ về xé toác, nham nhở. Sau cơn cuồng nộ của thiên nhiên của trận lũ lịch sử cuối năm 2020, bờ suối lộ ra từng vỉa đá, bà con gạn đất, nhặt đá về chất thành tường rào để làm nhà ở.
Phải rất nhiều lần chúng tôi mới liên lạc được với Phương bởi lúc thì chàng trai này lẩn khuất trong rừng từ tờ mờ sáng tới tối mịt để kiếm cái ăn, lúc lại lầm lụi trong vách núi chẻ vỏ keo cho người buôn. Tranh thủ những ngày còn ở nhà, Phương hì hục từ sáng tới tối ra bờ suối đập đá tảng, chọn những viên đủ lớn để cõng về làm nhà cho bà.
Ngôi nhà của gia đình Phương có vách gỗ, mái tôn. Mùa đông, mưa từ sáng tới tối kèm những đợt gió rét buốt làm tím da thịt. Căn nhà được dựng lên từ khi ba còn sống.
Năm 2017, ba qua đời sau thời gian dài chịu đựng căn bệnh viêm gan. Rồi mẹ lấy dượng, sinh thêm một đứa em. Vậy là tất cả năm người chen nhau trong khoảng không gian ít ỏi ấy.
Phương kể trước đây dù rất vất vả nhưng có đầy đủ cả ba lẫn mẹ nên trong nhà lúc nào cũng vui vẻ. Từ khi ba mất, mọi thứ với em như sụp đổ. Cậu tính bỏ học, ra thành phố kiếm việc gì đó làm thêm phụ mẹ nuôi em nhưng thầy cô giáo và nhiều người vì tiếc sức học của Phương nên tìm cách giúp đỡ để bạn tiếp tục học qua lớp 12.
Giấc mơ thoát khỏi buôn làng
Video đang HOT
Sau ngày thi tốt nghiệp Phương tranh thủ thời gian từ sáng tới tối mịt để đi làm thuê – Ảnh: Đ.TÂM
Nhiều thầy cô ở ngôi trường dành cho học sinh dân tộc nội trú ấy kể gần như suốt ba năm học cấp III, Phương không có thêm một bộ quần áo mới nào. Đem câu chuyện này hỏi chàng trai Giẻ Triêng, câu trả lời nhận được cũng khá bất ngờ. Đấy là những bộ quần áo đi học bạn được thầy cô và một số nhà hảo tâm mua cho mấy bộ vào năm lớp 10. Và từ đó đến nay bạn không phải mua thêm bộ nào.
“Em thấy như vậy là vừa đủ, em phấn đấu học hành thật tốt, đậu đại học để thoát khỏi cảnh nghèo khó hiện tại thôi” – Phương cười.
Cô Đàm Thị Tâm cho biết mỗi lần muốn liên lạc với Phương, các thầy cô đều rất vất vả vì làng nơi Phương ở nằm trong khu vực sóng yếu.
Sau ngày thi tốt nghiệp Phương tranh thủ thời gian từ sáng tới tối mịt để đi làm thuê. Vất vả mưu sinh, cậu nhìn già hơn tuổi của mình. Phương giờ là lao động chính trong nhà, mẹ lại mới sinh thêm em bé mới 4 tháng, các công việc gia đình Phương cáng đáng phần nhiều.
Biết khoản lộ phí ra thành phố đi học sắp tới là tiền triệu, Phương lúc quần quật ở rẫy keo, khi miệt mài trong rừng sâu chắt chiu từng đồng. Mỗi ngày đi bốc keo, người ta trả công 300.000 đồng. Khoản tiền đó giúp Phương phụ mẹ mua thức ăn, bánh sữa cho em nhỏ, cũng để dành được một chút.
“Khoản mình để dành, cộng với anh em họ hàng cũng hứa góp mỗi người một ít để em đi học. Ra thành phố em sẽ tìm việc làm thêm trang trải việc học, mơ ước lớn nhất của em là đi ra khỏi buôn làng, trở thành thầy giáo hoặc làm trong cơ quan nhà nước trong tương lai” – Phương tâm sự.
Cô Đàm Thị Tâm nói trong rất nhiều học sinh mà cô biết, Phương để lại ấn tượng đặc biệt vì là cậu học trò rất hiền lành, chất phác. Biết bao khó khăn, một mình bươn chải là thế nhưng kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, Phương nằm trong nhóm đạt điểm cao nhất trường khiến thầy cô và bè bạn ngỡ ngàng.
Chàng học trò nghèo ấy chọn học sư phạm lịch sử để nuôi ước mơ trở thành thầy giáo Giẻ Triêng nay mai. “Với học sinh vùng cao, đạt mức điểm đủ vào đại học đã là kỳ tích nhưng Phương đạt 26,25 điểm là minh chứng của sự chịu khó tới sắt đá” – cô Tâm nói.
Thượng úy CSGT đi bốc vác, phụ hồ thêm để kiếm tiền cứu hộ chó mèo từ lò mổ
Sau giờ làm việc, thượng úy CSGT Lê Hùng Dương đi làm thêm mọi công việc nặng nhọc để dồn tiền cứu hộ những chú chó, mèo bị bỏ rơi hoặc đang bị đưa đến lò mổ.
Đang nằm chơi trên sân, hàng chục chú cún bỗng dưng im bặt. Chúng hếch mũi rồi vểnh tai, đuôi thì vẫy loạn xạ, chừng 30 giây tất cả ùa ra phía cổng sắt của ngôi nhà ngồi chờ đợi một điều gì đó...
Cánh cổng sắt từ từ mở ra rồi đóng lại một cách nhanh chóng, một người đàn ông đầu đội mũ bảo hiểm và mang sắc phục của lực lượng Cảnh sát giao thông đi vào. Bầy cún lao tới quấn quít, con thì sủa, con thì rên ư ử để đón mừng "người bố" của mình đã về nhà.
Không kịp cởi mũ bảo hiểm, người CSGT ấy ngồi xuống giữ đám cún đang vẫy đuôi và nhảy chồm lên phía mình, anh vuốt ve từng con một, nựng cún này rồi bế cún kia. Chúng quấn lấy anh rồi theo sau đi vào trong nhà giống như "đàn gà nhíp lẽo đẽo theo mẹ".
Thanh xuân làm việc "bao đồng"
"Người bố" của hơn 60 chú chó, mèo bị bỏ rơi được giải cứu trong ngôi nhà đó chính là Thượng úy Lê Hùng Dương (sinh năm 1990) hiện đang công tác tại đội CSGT Thành phố Buôn Ma Thuột, công an tỉnh Đắk Lắk.
Khi tôi hỏi về cơ duyên nào đang là một chiến sĩ CSGT lại lao vào làm thêm công việc "bao đồng" này, Dương cười bẽn lẽn bảo có lẽ do cái duyên cái số nó vồ đến nhau. Từ nhỏ, Dương đã hết lòng yêu thương động vật; từ con gà, con mèo đến những chú chó của nhà cũng như xung quanh làng xóm.
Dương kể câu chuyện giải cứu chó có lẽ bắt đầu từ năm 2017 (khi đó còn đang công tác ở cảnh sát hình sự), trong một buổi tối đi làm về Dương tình cờ phát hiện 2 đối tượng chạy xe máy chở theo 2 bao tải có dấu hiệu nghi vấn nên lập tức đuổi theo. Lúc này, do hoảng sợ, các đối tượng đã ném bao tải xuống đất rồi bỏ chạy thoát thân.
"Lúc mở bao tải ra, em thấy rất nhiều chó bên trong. Trong số này, có một bạn cún cái đang mang thai gần sinh nở nhưng bị chích điện và nhốt bao bịt kín, ngạt thở, cơ thể đang rất yếu. Em quyết định đem nó về nhà trọ để chăm sóc. Tuy nhiên sau cùng lại chỉ giữ lại được 1 đứa con của bạn cún này, em xem bé như con nuôi và đặt tên là bé Trề".
Cứ vậy, tình thương dành cho đàn chó, mèo ngày càng lớn trong người Dương, khiến chàng Thượng úy trở thành người "bao đồng", chuyên giải cứu chó bị chích điện, bị đánh đập, bỏ rơi, thậm chí chuẩn bị vào lò mổ để phục vụ các quán nhậu đông khách...
Thượng úy Dương cứu hộ một chú chó bị buộc mõm đang trên đường đưa vào lò mổ
Dương bảo, trừ khi bị ốm liệt giường mới không thể chăm lo được cho đàn chó, mèo của mình. Còn bất cứ lúc nào anh em chia sẻ thông tin "các bạn" ấy cần cứu hộ là mình sẽ lên đường liền. Bình thường cậu đi cứu chỉ dùng một cái bao tải, ra cứu hộ thì cũng phải vật lộn, đôi khi bị các bé cắn, cào xước hết mặt. Đến bây giờ sau 4 năm Dương đã phải tiêm 6 mũi phòng ngừa bệnh dại. "Em không quan trọng mạng sống của mình, chỉ cần mấy bé ổn là em chấp nhận hết."
Một ngày mới của thượng úy Dương bận như người có con mọn: 5 giờ sáng dậy dọn dẹp, đi chợ mua thức ăn rồi mới đến cơ quan. Hơn 11 giờ, tan làm cậu trở về tất bật nấu cháo, đổ thức ăn ra tô cho từng chú một, có những bé mèo hay chó bị liệt, Dương lại đến tận chỗ để bón cơm vào miệng cho chúng. Cuối giờ chiều, mọi quy trình lặp lại như thế cho đến 2, 3 giờ sáng, chàng trai mới bắt đầu lo cho giấc ngủ của mình.
Hàng ngày, Dương thường đặt trước và lấy đồ tươi về để chế biến cho các chú chó, mèo; rửa qua muối, ăn sạch như chế độ con người. Mà nhiều khi phải nịnh tụi nó mới ăn, nhiều khi nó chán, mỗi đứa mỗi tính, đứa này giận hờn đứa kia, nhìn tô này tô kia, nhìn nhau, như trẻ con. Nhưng đi làm về thấy chúng nó ăn được và vui vẻ, Dương lại quên hết mệt mỏi trong ngày.
"Em về chỉ ăn cơm với trứng qua ngày thôi à, mình ăn gì cũng được chứ mấy bé em cố gắng mang đến cho chúng cuộc sống tốt đẹp nhất. Cuối tuần em gắng cải thiện bữa ăn, mua thêm đồ cho mấy bé để tăng thêm chất dinh dưỡng để hồi phục cơ thể cho tốt".
Đi phụ việc kiếm tiền giải cứu chó mèo
Thấy tôi nhẩm tính về số tiền một tháng phải chi cho 60 chú chó, mèo. Dương chia sẻ lương tháng của mình tầm hơn 10 triệu đồng, trong khi một ngày tiền ăn hết hơn 500 nghìn đồng, một tháng gần 20 triệu đồng. Nên ngoài công việc chính, thời gian rảnh Dương phải làm thêm nhiều việc khác, ai thuê việc gì cậu làm nấy, không ngại gì miễn là đủ trang trải cuộc sống cho những chú chó, mèo của mình.
"Em cũng có nhiều mối quan hệ, nên anh em cần gì em đều làm hết. Từ giúp dọn nhà, phụ việc hay trước đây còn đi phụ hồ, bốc vác... Biết việc em làm người ta thương phụ thêm 500, 1 triệu mình cũng có thêm tiền về chăm lo cho các bé. Tâm sự thật với anh giờ em 32 tuổi nhiều lúc trong túi không có nổi 50 nghìn đồng cho mình nữa".
Thời gian rảnh, Dương đi làm thêm nhiều công việc khác nhau để kiếm tiền nuôi và đi giải cứu các chú chó, mèo.
Những chú chó, mèo được thượng úy Dương cứu về đều rất ngoan và nghe lời cậu. Tuy không nói được nhưng hẳn chúng đều hiểu và biết Dương là người cứu mạng mình. Một ngày các bé không được gặp cậu thì đều buồn rầu và nhiều khi còn bỏ ăn uống.
Những lần đi cứu hộ, Dương đều biết, đầu tiên muốn các chú chó, mèo thuần mình thì đừng sợ tiếp xúc với các bé. Có những chú cún đi cứu về, để làm quen Dương chọn cách nhốt mình và ở chung với bé như 2 người biệt giam vậy. Hằng ngày, Dương cùng ăn cơm với chú cún, cho nó ăn rồi ánh mắt nó từ từ cảm nhận quen và thân với mình.
"Những đối tượng bắt trộm chó mèo ở địa bàn này gặp em là họ biết và tránh. Nhiều khi mình phải nói chuyện bằng tình cảm chứ không phải lúc nào cũng dùng nghiệp vụ.
Có những lần em đưa những người chuyên bắt trộm chó, mèo vào lò mổ để họ cảm nhận được ở trong đây động vật bị tra tấn dã man như thế nào. Từ đó họ bỏ bắt chó và chuyển sang yêu thương, nhận nuôi chó mèo cùng em".
Những chú chó được thượng úy Dương giải cứu khi đưa đến các lò mổ và bị bỏ rơi
Dương trầm ngâm trong một khoảng lặng rồi bảo với tôi, dù khó khăn cỡ nào nhưng khi cậu đã thấy chó mèo chở trong những chiếc rọ ngoài đường là phải cứu. Không đủ tiền cũng sẵn sàng cầm cố xe cứu luôn, bởi vì cậu không chịu được cảnh đó.
Tôi hỏi lại Dương, sau này càng ngày chi phí càng phát sinh nhiều,em định tính sao? Chàng thượng úy nói, cái duyên gặp và cứu chó mèo của mình được đến đâu hay đến đó thôi.
Dương bảo bản thân mình cũng rất đau đầu vì suy nghĩ cuộc sống mưu sinh. Sau này, ngôi nhà mà Mạnh thường quân đang cho mượn để làm nơi tá túc nếu họ lấy lại thì các bé sẽ đi về đâu, tìm chủ như thế nào? Nhiều người động viên cố lên nhưng mà không có tiền, kinh phí không biết cố bằng cách nào.
"Lâu lâu, nhiều anh chị biết việc làm của em cũng ủng hộ ít kinh phí để mua đồ ăn thức uống cho lũ nhỏ. Em không để số tài khoản trên trang cá nhân vì không muốn mọi người hiểu sai mục đích của mình, việc này em đam mê nên phải làm, dù có được ủng hộ hay không, em vẫn cố gắng duy trì cho các bé".
5 năm lặng lẽ làm công việc nhiều người cho là "bao đồng" ấy, thượng úy Dương cùng những người bạn của mình đã và đang giải cứu được hàng trăm chú chó, mèo các loại. Những người tìm đến xin nuôi, Dương chỉ ra một điều kiện duy nhất là: Người nuôi cam kết không ăn thịt chó, mèo, không hành hạ chúng.
Làm sao để có tiền? - Đại gia Minh Nhựa trả lời gọn lỏn bằng bức ảnh "hiếm" từ 3 năm trước Khoảnh khắc hiếm hoi do chính đại gia Minh Nhựa chia sẻ khiến dân tình thích thú. Xuất thân trong một gia đình giàu có với những món đồ hiệu siêu đắt, thú chơi siêu xe đình đám, đại gia Minh Nhựa khiến không ít người trầm trồ với cuộc sống trong mơ. Để có được cơ ngơi hiện tại, thiếu gia của...