Bóc trần luận điệu “vô lối” về giàn khoan của Tổng tham mưu TQ
Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc trong chuyến thăm Mỹ tiếp tục tuyên bố ngang ngược bóp méo sự thật về chủ quyền của nước này đối với khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.
Tướng Trung Quốc tiếp tục luận điệu đổi lỗi cho Việt Nam
Trong chuyến công du Mỹ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Phòng Phong Huy ngang ngược cho rằng, việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trong vùng biển của Trung Quốc, đổ lỗi cho Việt Nam làm căng thẳng tình hình Biển Đông và khẳng định quyết tâm không để mất một tấc đất.
Tướng Phòng Phong Huy cũng đổ lỗi cho chiến lược chuyển trọng tâm sang châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama khiến cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ở trong tình trạng xấu nhất kể từ cuộc chiến biên giới năm 1979.
Ông Phòng Phong Huy cho rằng, một vài nước châu Á đã lợi dụng lời cam kết của ông Obama trong việc tái cân bằng quân sự và ngoại giao tại châu Á như một cơ hội để tạo rắc rối trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Ông Phòng Phong Huy trong chuyến thăm Mỹ.
Về phần mình, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey trong cuộc họp báo chung với ông Phòng Phong Huy đã bày tỏ sự lo ngại về căng thẳng gia tăng trong khu vực Biển Đông.
“Chúng tôi đã trao đổi về việc sử dụng quân sự để giải quyết tranh chấp là hành động khiêu khích và tăng tính rủi ro. Chúng tôi cũng có cuộc thảo luận phong phú về hiện trạng hiện nay, cũng như những người đang tìm cách thay đổi nó”, ông Dempsey cho biết.
Video đang HOT
Phát biểu tại Lầu Năm Góc, tướng Phòng Phong Huy ngang ngược cho rằng, Việt Nam đã cố ý gây rối bằng cách điều tàu tới quấy phá giàn khoan Hải Dương 981 được Trung Quốc cho là đang hoạt động trong vùng biển của mình.
Khi nói về căng thẳng trong khu vực, ông Phòng Phong Huy cho biết Bắc Kinh không tạo ra rắc rối nhưng cũng không ngại đối mặt và Bắc Kinh sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
“Lãnh thổ Trung Quốc được truyền lại cho thế hệ hiện tại từ các thế hệ đi trước. Chúng tôi quyết tâm không để mất một tấc đất nào”, ông Phòng Phong Huy cho hay.
Như vậy, giới cầm quyền Trung Quốc tiếp tục sử dụng luận điệu bóp méo sự thật khi khẳng định chủ quyền đối với khu vực Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 cũng như quần đảo Hoàng Sa vốn thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tuyên bố của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
Trung Quốc cho rằng khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa – bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam năm 1974. Tiến sĩ Trần Đình Bá – Hội Khoa học kinh tế Việt Nam cho biết tuyên bố này của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Thứ nhất, vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của UNCLOS.
Mảnh bản đồ mang tên Partie de la Chine trong khoảng vĩ độ 18 – 21 và kinh độ 106 – 114 vẽ khu vực Quảng Đông và đảo Hải Nam, cho biết biên giới cực nam của Trung Quốc chưa chạm đến vĩ độ 18.
Thứ hai, vị trí dặt giàn khoan không phải thuộc vùng biển Tây Sa của Trung Quốc, mà thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa từ thế kỷ 18. Bản đồ của triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Thanh (đầu thế kỷ XX) chỉ có Hải Nam là đảo cực Nam chỉ đủ để xác định đường cơ sở theo UNCLOS. Trong khi Triều Nguyễn trước đó đã khai thác, làm chủ quần đảo Trường Sa từ nhiều thế kỷ. Các bản đồ cổ, bản đồ Hàng hải các nước phương Tây nhưng xuất bản từ thế kỷ 18, 19 đều có cụm từ quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Các văn bản sắc phong, chỉ lệnh liên quan đến Hoàng Sa đều còn lưu giữ. Thời Pháp thuộc Việt Nam đã đặt trạm khí tượng thủy văn, đèn Hải đăng, cột phát sóng vô tuyến. Các tài liệu đo khí tượng thủy văn, sổ sách được lưu giữ cẩn thận, có hình ảnh. Năm 1951, tại San Francisco – Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam mà không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 quốc gia tham dự hội nghị.
Hiệp định Genève 1954 có các cường quốc là Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ, trong đó văn bản của hiệp định ghi rõ chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17 có ghi rõ 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa ở nam vĩ tuyến 17 do chính quyền ở đó quản lý đó là nước Việt Nam Cộng hòa. Trung Quốc có chữ ký trong văn bản này, nghĩa là mặc nhiên thừa nhận chủ nhân quần đảo Hoàng Sa là Việt Nam. Vậy mà ngày 19/1/1974, trung Quốc bất chấp công lý, đạo lý đã dùng vũ lực tấn công chiếm giữ, gây ra tội ác đẫm máu trên đảo Hoàng Sa, trên biển Đông.
Thứ ba, đảo Tri Tôn chỉ là cồn cát và không có thềm lục địa theo quy định của UNCLOS. “Đảo có người ở” là điểm quan trọng đặc biệt để xác định vùng đặc quyền kinh tế theo Luật biển 1982 nhưng điều kiện cần và đủ là bộ tiêu chuẩn bằng phụ lục giải thích có trong UNCLOS, nó phải có bề dày sở hữu trên văn bản, trên thực tế con người mà không phải là một đảo “nhân tạo” có được bằng hành vi cướp bóc xâm chiếm… Như vậy, việc lấy Hoàng Sa làm một đảo xa bờ hiện nay để xác định vùng đặc quyền kinh tế 200 km, để tự vỗ ngực “Trung Quốc có đủ bằng chứng để chứng minh quyền chủ quyền, quyền tài phán của Hoàng Sa” là một toan tính chủ quan sai lầm.
Theo Kiến thức
Căn hầm của Đại tướng và cách đánh nở hoa trong lòng địch
Đã đến Điện Biên, không một ai không đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ, đồi A1, xem hầm de Castries, và cố gắng đi Mường Phăng xem đại bản doanh của danh tướng Võ Nguyên Giáp. Đã có biết bao nhiêu giấy mực viết về việc Cụ cho chuyển sở chỉ huy từ núi này sang núi khác, Cụ dừng cách đánh nhanh thắng nhanh mà chuyển sang cách đánh vây lấn, đánh chắc, thắng chắc. Đó là quyết định vô cùng sáng suốt, vô cùng khó khăn của vị tướng cầm quân giữa trận tiền.
Căn hầm vị danh tướng của quan đội ta - một căn hầm ngầm ăn sâu dưới lòng đất thông từ sườn đồi cây cối tươi tốt nguyên sinh này sang sườn đồi bên kia được kè gỗ chắc chắn. Đã vậy căn hầm còn có hào giao thông nối liền với hầm Phó tổng tham mưu trưởng quân đội, Tổng tham mưu trưởng mặt trận Hoàng Văn Thái và Bộ chỉ huy mặt trận y như rễ cái có một chùm rễ con tỏa ra. Đứng trên đỉnh đồi có thể quan sát được toàn cảnh trận địa Điện Biên của người Pháp. Đó là quyết tâm rất cao của Quân ủy Trung ương, của vị danh tướng dù khó khăn, gian khổ đến mấy, dù phải đánh lâu dài, chúng ta cũng quyết thắng. Đã đánh là phải thắng. Phải giải phóng Điện Biên, giải phóng vùng Tây Bắc. Đó là trận đấu chiến lược của Đảng ta, nhân dân ta, của danh tướng Võ Nguyên Giáp với Đại tướng thực dân Pháp Navarre. Người Pháp mất Điện Biên mất luôn cả Việt Nam, mất luôn cả Đông Dương.
Ngày nay hầm hào ở Đại bản doanh của Đại tướng đã được phục chế. Chỉ còn mỗi cây bưởi là nguyên sinh. Năm ấy, Đại tướng được bà con Đoan Hùng (Phú Thọ) gửi cho quả bưởi. Ông ăn, thấy ngọt và mát ruột. Ông bảo người phục vụ đem hạt ra trồng. Được ba cây. Nay hai cây đã chết. Khu di tích đã trồng cây bưởi mới vào thay thế. Chỉ còn một cây cũ.
Trở lại năm Giáp Ngọ 1954 ấy mưa xuân kéo dài, hầm hào quân ta ướt nhót nhét những bùn. Đã qua hai giai đoạn. Thê đội hai đã vào cuộc. Quả thực, lúc này đã ốm yếu nhiều. Thời ấy quân đội còn nhiều khó khăn thiếu thốn đủ thứ. Làm gì có đủ áo ấm, có đủ giày, đủ tất, đặc biệt là có đủ gạo ăn. Do vậy, quân ta bị lở loét cả chân tay, ăn toàn bí đỏ. Nước da ai nấy đều vàng bủng như bị bệnh gan. Năm đó bí đỏ đổ về Điện Biên nhiều đến thế. Trong khi đó, tướng Pháp Navarre vẫn tiếp tục đổ thêm quân, đổ lương thực, thực phẩm tiếp tế cho Điện Biên Phủ, phong hàm cấp tướng cho Christian de Castries.
Quân đội ta gặp vô vàn khó khăn.
Giữa lúc đó, tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng quân đội kiêm Đại đoàn trưởng Đại đoàn Đồng Bằng đã dùng một đại đội đánh thọc sâu vào thị xã Thái Bình, tiêu diệt toàn bộ Ban chỉ huy và tỉnh trưởng. Đánh thọc sâu vào trung tâm, đánh nở hoa trong lòng địch là cách đánh không mới. Chỉ có điều đánh vào lúc nào? Yếu tố bí mật, bất ngờ có đảm bảo được tuyệt đối không? Mùa xuân năm 1975, sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 Đàm Văn Ngụy cũng dùng cách đánh này đánh vào thị xã Buôn Mê Thuột, tiêu diệt toàn bộ Ban chỉ huy Sư đoàn 203 giải phóng thị xã, mở đầu mùa xuân đại thắng, giải phóng miền Nam năm 1975. Mất Buôn Mê Thuột khiến Nguyễn Văn Thiệu vô cùng hoang mang lo sợ. Thiệu phải tuyên bố tuỳ nghi di tản.
Năm Giáp Ngọ 1954 ấy, thị xã Thái Bình bị đánh bất ngờ, khiến tướng Navarre vô cùng lo lắng. Ông ta vội vã rút quân từ Lào, từ Tây Bắc về để giữ các thị xã, thành phố ở đồng bằng và duyên hải.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị rất mừng. Bác đã lệnh cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp đào gấp một đường hầm dưới lòng đồi A1. Điện Biên Phủ cũng phải đánh nở hoa trong lòng địch. Mất đồi A1, địch sẽ mất đường tiếp tế. Đó là quyết định kì tài, cực kỳ sáng tạo của Bộ Chính trị, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và danh tướng Võ Nguyên Giáp. Đào hầm ngầm để đánh vào trung tâm, đánh nở hoa trong lòng địch, có lẽ trên thế giới chỉ có ở Việt Nam, ở Điện Biên Phủ. Một nghìn kg thuốc nổ được đồng chí Xuyên Khung phát hỏa nổ tung đỉnh đồi A1 vào hồi 5 giờ sáng thì đến 17 giờ 30 phút chiều, ngày 7-5 tướng Christian de Castries và quân đội viễn chinh Pháp hoảng sợ, kéo cờ trắng đầu hàng. Tiếng nổ đồi A1 là tiếng nổ rung chuyển địa cầu, lừng lẫy Điện Biên, tiếng nổ cáo chung sự đô hộ hơn 80 năm của đế quốc Pháp ở nước ta.
Lên đồi A1, nhìn cái hố nghìn cân bộc phá nổ năm xưa vẫn còn đó. Chúng ta càng thấy cách đánh kì tài, cách đánh vô cùng sáng tạo có một không hai của thế hệ cha anh. Và cách đánh thẳng vào trung tâm, đánh nở hoa trong lòng địch chỉ có ở Việt Nam, ở Điện Biên.
Theo ANTD
Bắn nghiệm thu tên lửa cải tiến: Tên lửa xé trời tìm diệt mục tiêu Sáng 4-4, tại Trường bắn TB-1, Quân chủng PK-KQ đã tổ chức bắn nghiệm thu tên lửa cải tiến theo dự án. Kết quả, các đơn vị bắn nghiệm thu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, 100% đạn đều tiêu diệt mục tiêu. Sau những ngày mưa dai dẳng, sáng 4-4, khu vực trường bắn TB-1 trời bừng nắng. Xa xa phía bên...