Bóc trần âm mưu bản đồ ‘đường 10 đoạn’ của Trung Quốc
TQ công bố bản đồ dọc để kiểm tra phản ứng các nước láng giềng và dùng bản đồ này để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Tân Hoa Xã đã đăng tải nhiều hình ảnh về tấm bản đồ mới do Nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam phát hành với chú thích ngang ngược rằng “các đảo trong Biển Đông có cùng tỷ lệ với đại lục và được thể hiện rõ hơn so với các bản đồ truyền thống”.
Thậm chí, trong bản đồ mới, Trung Quốc đã thay “đường 9 đoạn” bằng “đường 10 đoạn”, “nuốt” gần trọn Biển Đông, sát với bờ biển của Việt Nam, Malaysia, Brunei và các đảo Palawan và Luzon của Philippines.
Cơ quan quản lý bản đồ và khảo sát của chính quyền Trung Quốc đã phê chuẩn bản đồ dọc, cho biết bản đồ này là nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc. Dự kiến bản đồ này còn được dùng trong trường học ở Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 25/6.
Sở dĩ có sự ra đời của tấm bản đồ này là vì Trung Quốc muốn “nhận vơ” một số quần đảo của nước khác là đất của mình. Theo đó bản đồ này đã ngang ngược ghi chú các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Với hành động vẽ lại bản đồ trong đó “nhận vơ” cả lãnh thổ nước khác rồi dùng để giảng dạy cho học sinh, Trung Quốc sẽ tạo ra cả một thế hệ người dân hiểu sai trái về lãnh thổ Trung Quốc.
Tấm bản đồ mới hết sức ngang ngược của Trung Quốc với “đường 10 đoạn”, “nuốt” hầu hết Biển Đông.
Video đang HOT
Tiến sĩ Christopher Roberts thuộc Đại học New South Wales, Australia khẳng định, vài thập niên gần đây, hệ thống giáo dục Trung Quốc đã “cấy” vào đầu người dân niềm tin là Biển Đông thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi” của nước này.
Ông Roberts dẫn lời một giáo sư Trung Quốc kể lại: “Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ nước này, người đó sẽ vẽ bản đồ chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng nếu đề nghị như thế với một người Trung Quốc 25 tuổi, chắc chắn tấm bản đồ sẽ xuất hiện cả Biển Đông”.
Ông Lee Yunglung, Học viện Biển Đông (Trung Quốc), nhận xét rằng Trung Quốc dùng bản đồ mới này để kiểm tra phản từ các nước láng giềng, vốn có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh trên Biển Đông.
Theo ông Lee, động thái công bố bản đồ mang lại nhiều lợi ích cho chính quyền Trung Quốc.
“Bản đồ này được một nhà xuất bản nội địa in ấn giúp Bắc Kinh tránh được sự phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng”, ông Lee nói. Nếu không có nước nào phản ứng gay gắt, đây sẽ là cơ hội để chính quyền Trung Quốc chính thức hợp pháp hóa bản đồ này, theo ông Lee.
“Ở trong nước, bản đồ này sẽ giúp tăng cường ý thức dân Trung Quốc về vấn đề biển đảo. Và nó sẽ trở thành một bằng chứng để tăng cường và củng cố những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”, ông Lee nhận định.
Tung bản đồ nuốt trọn Biển Đông: Cuộc xâm lăng mới của Trung Quốc
Trên bình diện quốc tế, bản đồ thể hiện với các nước láng giềng rằng Trung Quốc xem trọng lãnh thổ trên biển tương tự như trên đất liền, ngụ ý Bắc Kinh sẽ phản ứng lại những vụ tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng, các nước không nên đưa ra những suy đoán xung quanh việc Bắc Kinh phát hành bản đồ mới.
Phát biểu trước báo giới trong cuộc họp báo hàng ngày của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh ngụy biện: “Mục đích phát hành bản đồ mới là để phục vụ công chúng Trung Quốc… Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là phù hợp và rõ ràng. Lập trường của chúng tôi không hề thay đổi”.
Cách đây không lâu, thẩm phán Antonio Carpio thuộc Tòa án Tối cao Philippines cũng chỉ rõ ra rằng các bản đồ truyền thống của Trung Quốc, dù do người Trung Quốc hay người nước ngoài vẽ, đều không hề có quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa trên Biển Đông.
Các bản đồ cũ của Trung Quốc đều cho thấy đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc. “Cái gọi là sự thực lịch sử của Trung Quốc nhằm biện minh cho đường chín đoạn đều hoàn toàn trái ngược lại với sự thật lịch sử thực tế, dựa trên chính bản đồ lịch sử và các công bố chính thức của Trung Quốc” – thẩm phán Carpio khẳng định.
Theo Báo Đất Việt
VN hoan nghênh nghị quyết của Thượng viện Mỹ về Biển Đông
Ngày 11/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam hoan nghênh nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ về tình hình Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình (Ảnh: Hữu Nghị)
Ngày 10/7, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết 412 khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình.
Nghị quyết 412 cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động của Trung Quốc, cụ thể là kéo giàn khoan Hải Dương 981 cùng triển khai đội tàu hộ tống ở cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, đâm húc các tàu Việt Nam, là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.
Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
Trước nghị quyết trên của Thượng viện Mỹ, ngày 11/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ:
"Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ tiếp tục có đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và có tính xây dựng cho hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực."
PV
Theo Dantri
Ý đồ của Trung Quốc khi liên tục biên chế tàu Type 056 Ngày 20/6, Trung Quốc tiếp tục biên chế 2 tàu hộ vệ tên lửa Type 056 cho Hạm đội Nam Hải để nhằm thực hiện những mưu đồ trên Biển Đông. Lộ phiên bản săn ngầm của tàu hộ tống Type 056 Trung QuốcTrung Quốc liên tiếp hạ thủy tàu hộ tống tàng hình Type 056Trung Quốc biên chế tàu Type 056 như...