Bóc tách chuyện Hóa chất Đức Giang sống nhờ… nguồn sữa của con
Việc lợi nhuận không đến từ hoạt động kinh doanh thường kỳ của doanh nghiệp có nhiều tình huống. Với Hóa chất Đức Giang, việc chuyển lợi nhuận chưa phân phối từ công ty con ít nhiều gây khó hiểu.
Mẹ sống từ “nguồn sữa” của con
Trước khi chuyển từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), hoạt động kinh doanh cơ bản của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC, sàn HoSE) không có ấn tượng đáng kể. Năm 2018, Công ty đạt doanh thu thuần hợp nhất 6.090 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 872,8 tỷ đồng. Đối với công ty mẹ, doanh thu thuần năm 2018 đạt 581 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 302,7 tỷ đồng.
Sang năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp ngành hóa chất này đã suy giảm. Doanh thu thuần hợp nhất là 5.090 tỷ đồng, giảm 16,4% so với năm 2018, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 571,6 tỷ đồng, giảm 34,5% so với năm trước đó. Đối công ty mẹ, doanh thu thuần là 346,3 tỷ đồng, giảm 40,4%; lợi nhuận sau thuế là 386,5 tỷ đồng, tăng 27,67% so với năm 2018.
Việc doanh thu thuần công ty mẹ năm 2019 giảm, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng do công ty mẹ giai đoạn này có khoản thu nhập tài chính đáng kể là 389,6 tỷ đồng. Nguồn gốc của khoản thu nhập tài chính này là phần lợi nhuận chưa phân phối được Hóa chất Đức Giang điều chuyển về từ công ty con. Nếu không tính khoản điều chuyển này, thì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty mẹ năm 2019 chỉ hơn 10 tỷ đồng.
Trong nửa đầu năm 2020, Công ty mẹ Hóa chất Đức Giang tiếp tục sa sút về kinh doanh chính. Song vẫn từ “chiếc đũa thần” là việc điều chuyển lợi nhuận chưa phân phối từ công ty con, nên đã trụ vững và gia tăng được con số lợi nhuận sau thuế trong kỳ để ghi vào báo cáo kết quả kinh doanh.
Nếu chỉ nhìn trên báo cáo tài chính hợp nhất, thì nửa đầu năm 2020, Hóa chất Đức Giang có vẻ ăn nên làm ra. Theo đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ hợp nhất đạt 3.096,4 tỷ đồng, tăng 24,5% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 469,3 tỷ đồng, tăng 73,4% so với nửa đầu năm 2019.
Lợi nhuận hợp nhất của Hóa chất Đức Giang tăng chủ yếu đến từ lợi nhuận của công ty mẹ, bởi riêng lợi nhuận sau thuế bán niên 2020 của công ty mẹ đã đạt tới 668,9 tỷ đồng. Cũng như năm 2019, sự đóng góp trong lợi nhuận bán niên 2020 của công ty mẹ chủ yếu đến từ hoạt động tài chính, với doanh thu tài chính lên tới 667,4 tỷ đồng.
Nguồn gốc của khoản thu nhập tài chính nêu trên vẫn đến từ việc công ty mẹ Hóa chất Đức Giang thực hiện điều chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm trước từ công ty con. Nếu không tính khoản điều chuyển lợi nhuận trên, thì lợi nhuận công ty mẹ chỉ là gần 6 tỷ đồng, tức chỉ bằng khoảng 9% con số lợi nhuận sau thuế cuối cùng của công ty mẹ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Chân dung Hóa chất Đức Giang Lào Cai
Trong suốt 2 năm qua, công ty mẹ nói riêng và cả Hóa chất Đức Giang nói chung được “hưởng lộc” chủ yếu của việc điều chuyển lợi nhuận chưa phân phối từ công ty con. Trong đó, một công ty con có “nguồn sữa” dồi dào nuôi mẹ và toàn thể anh em là Công ty TNHH một thành viên Hóa chất Đức Giang Lào Cai.
Trước khi trở thành công ty TNHH một thành viên, Hóa chất Đức Giang Lào Cai từng là một công ty cổ phần có cổ phiếu niêm yết tại HNX. Công ty này được thành lập năm 2009, sau đó phát triển khá nhanh, trở thành doanh nghiệp có sản lượng phốt-pho vàng lớn nhất tại Việt Nam.
Cụ thể, Hóa chất Đức Giang Lào Cai là công ty đầu tiên ở Việt Nam xây dựng dự án có công suất lên tới 40.000 tấn/năm. Đây là nhà máy sản xuất phốt-pho lớn nhất cả nước trên quy mô công nghiệp cũng như công suất. Phốt-pho vàng một phần được xuất khẩu tới Nhật Bản, Đài Loan, EU, Ấn Độ…; một phần được chế biến sâu thành các sản phẩm có chứa phốt-pho để phục vụ các ngành thực phẩm, công nghiệp…
Video đang HOT
Đến nay, Hóa chất Đức Giang Lào Cai không chỉ đơn thuần sản xuất – kinh doanh mặt hàng phốt-pho vàng, mà còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác… Trong đó, nhà máy axít phốt-pho-ric có tổng vốn đầu tư lên tới 2.000 tỷ đồng, công suất 160.000 tấn/năm; nhà máy STPP và SHMP (chất phụ gia được dùng trong các ngành chế biến thực phẩm) công suất 20.000 tấn/năm mỗi loại; nhà máy supe lân công suất 100.000 tấn/năm; nhà máy phân bón tổng hợp MAP 60.000 tấn/năm (sản phẩm để sản xuất NPK hoặc phân bón dạng nước)…
Tại thời điểm Hóa chất Đức Giang Lào Cai là công ty cổ phần, Hóa chất Đức Giang là cổ đông chi phối nắm 62% cổ phần tại đơn vị này. Năm 2018, Hóa chất Đức Giang đã thực hiện đợt phát hành thêm cổ phần để hoán đổi, thực hiện sáp nhập Hóa chất Đức Giang Lào Cai (DGL). Sau sáp nhập, Hóa chất Đức Giang Lào Cai trở thành công ty 100% vốn thuộc Hóa chất Đức Giang. Tỷ lệ hoán đổi là 1:1, tức cổ đông Hóa chất Đức Giang Lào Cai sau khi sáp nhập trở thành cổ đông của công ty mẹ Hóa chất Đức Giang với số lượng cổ phiếu nắm giữ không thay đổi.
Xét về tình hình tài chính, công ty mẹ Hóa chất Đức Giang trước khi nhận sáp nhập Hóa chất Đức Giang Lào Cai có giá trị sổ sách là 13.648 đồng/cổ phiếu, trong khi Hóa chất Đức Giang Lào Cai có giá trị sổ sách là 23.146,9 đồng/cổ phiếu. Trong đó, Hóa chất Đức Giang Lào Cai có khoản lợi nhuận chưa phân phối tích lũy đến thời điểm trước khi sáp nhập là 578,7 tỷ đồng.
Bóc tách chuyện điều chuyển lợi nhuận
Khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 578,7 tỷ đồng của Hóa chất Đức Giang Lào Cai trước khi kết thúc số phận là một công ty cổ phần đại chúng để trở thành công ty 100% vốn của Hóa chất Đức Giang chính là “bầu sữa” đáng giá của Hóa chất Đức Giang trong suốt 2 năm qua.
Nhờ khoản lợi nhuận được điều chuyển từ kết quả sáp nhập hồi năm 2018, Hóa chất Đức Giang vẫn có kết quả lợi nhuận sau thuế năm sau cao hơn năm trước, dù hoạt động kinh doanh chính trong một số giai đoạn không thuận lợi. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2020 của Hóa chất Đức Giang tăng vọt, giúp doanh nghiệp có điểm tựa rất tốt trước khi chuyển sàn sang niêm yết tại HoSE.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư mới đây, bà Khuất Thị Liên Hương, Trưởng ban Ban Cao cấp đối ngoại (Khối Giáo dục Đào tạo thuộc Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc) cho biết, một số trường hợp doanh nghiệp sử dụng các thuật ngữ điều lợi nhuận hoặc điều chuyển lợi nhuận chưa phân phối là không chuẩn xác.
Theo bà Hương, trường hợp các công ty con là công ty cổ phần và khi công ty mẹ nhận một phần khoản lợi nhuận chưa phân phối từ công ty con về đơn thuần là khoản thu nhập của công ty mẹ do được chia cổ tức từ công ty con. Trong một số trường hợp, công ty con không phải là công ty cổ phần, việc nhận khoản thu nhập trên có thể ghi một cách đơn giản là thu nhập từ công ty con.
Theo giới chuyên môn, các khoản thu nhập từ công ty con như trên có tính chất khác các khoản lợi nhuận công ty con đóng góp trong kỳ cho tập đoàn thông qua hợp nhất báo cáo tài chính.
Theo Chuẩn mực kế toán số 25, khi hợp nhất báo cáo tài chính, báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con sẽ được hợp nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác và chi phí. Theo đó, các khoản thu nhập cơ bản vào chi phí của con ty con được thể hiện ngay trong tổng thu nhập và tổng chi phí chung của tập đoàn. Lợi nhuận trong kỳ của công ty con vì thế cũng được thể hiện trong cái “rổ” chung tại báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất.
Trong trường hợp Hóa chất Đức Giang, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm được hiểu đã bao gồm phần lợi nhuận từ sự đóng góp trong giai đoạn này của công ty con Hóa chất Đức Giang Lào Cai.
Ngoài ra, Hóa chất Đức Giang Lào Cai còn có khoản đóng góp là phần thu nhập dành cho công ty mẹ từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối mà công ty này tích lũy được từ trước khi sáp nhập. Đây có thể coi là một khoản “lương khô” cho Hóa chất Đức Giang có thể mang ra sử dụng những lúc khó khăn, giúp kết quả lợi nhuận chung của Tập đoàn không bị sụt giảm trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên, lượng “lương khô” này cũng có giới hạn, bởi khi khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong quá khứ của công ty con được chia hết, thì công mẹ sẽ không còn “lương khô” để chia nữa.
Tuy nhiên, một số trường hợp doanh nghiệp vẫn có thể phát sinh “lương khô” mới, đó là các khoản lợi nhuận mới từ các công ty liên kết. Theo nguyên tắc kế toán hiện nay, các công ty mà công ty mẹ nắm giữ dưới 50% cổ phần không phải hợp nhất báo cáo tài chính với tập toàn. Theo đó, lợi nhuận từ các công ty liên kết này sẽ chỉ trở thành lợi nhuận của tập đoàn khi các công ty đó chia cổ tức, còn nếu không thì phần lợi nhuận đó vẫn tồn tại như khoản “lương khô” của tập đoàn.
Hiện nay, Chuẩn mực kế toán có một số quy định nhằm kiểm soát việc các doanh nghiệp có thể điều khiển các khoản “lương khô” bằng việc can thiệp được vào chính sách của các công ty liên kết (thích chia cổ tức lúc nào thì chia, không phụ thuộc ý chí của các cổ đông khác). Theo đó, một số trường hợp doanh nghiệp sở hữu dưới 50% cổ phần tại một công ty, nhưng vẫn phải hợp nhất báo tài chính chính đối với công ty đó. Đó là các trường hợp công ty nắm vốn dù sở hữu dưới 50% vốn công ty liên kết, nhưng vẫn chi phối được các chính sách tài chính, có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên hội đồng quản trị, hoặc có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của hội đồng quản trị…
Hàng tỷ USD đổ lên sàn, hồi hộp chờ cơn sóng mới
Hàng loạt ngân hàng sẽ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong thời gian sắp tới. Đây là một chuyển biến tích cực sau một thời gian thị trường ngưng trệ vì đại dịch Covid-19.
Đồng loạt chuyển sàn
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank (LPB) vừa công bố thông tin cho biết ngân hàng này đã nộp hồ sơ lên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và dự kiến sẽ là ngân hàng đầu tiên được chấp thuận niêm yết trong năm 2020, "mở hàng" cho các ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB),...
Đại diện LienVietPostBank cho biết, hồ sơ của ngân hàng đã được HOSE chấp thuận nguyên tắc, tiến độ niêm yết cổ phiếu LPB sẽ sớm hơn so với các ngân hàng khác từ 1-2 tháng.
Từ nay đến cuối năm, dự báo số lượng doanh nghiệp và ngân hàng chuyển sàn sẽ ngày càng nhiều lên để phù hợp với quy định hiện hành trước khi Luật Chứng khoán mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Luật mới quy định công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết tối thiểu 2 năm mới có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng các điều kiện niêm yết chứng khoán.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng đã thông qua phương án chuyển đăng ký niêm yết từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sang HOSE. Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) cũng có kế hoạch chuyển sàn niêm yết sang HOSE.
Nhiều ngân hàng sẽ lên sàn HOSE.
Tại đại hội cổ đông thường niên, theo lãnh đạo ACB, việc chuyển đăng ký niêm yết có thể đem lại một số lợi ích như cổ phiếu ACB nhiều khả năng sẽ được lọt vào các rổ chỉ số HOSE với tỷ trọng đáng kể như VN30, VNDIAMOND, VNFINSELECT,... Từ đó, có thể giúp làm tăng giá trị thị trường của cổ phiếu ACB và đem lại lợi ích cho các cổ đông.
Còn trong tờ trình gửi đại hội đồng cổ đông của SHB, ngân hàng này nêu rõ, kế hoạch nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, đẩy mạnh hình ảnh của SHB tới các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là các tổ chức kinh tế lớn có uy tín, nâng cao vị thế của SHB trên thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng trình đại hội thông qua tờ trình chuyển niêm yết từ Upcom sang HOSE trong năm nay. Hồi đầu tháng 9, HOSE thông báo về việc đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của VIB.
Hiện, trong hệ thống ngân hàng đã có 18 ngân hàng đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, MBBank, HDBank, TPBank, VPBank, Eximbank, Sacombank trên sàn HOSE và ACB, SHB và NVB trên sàn Hà Nội. LienVietPostBank, VIB, VBB, BAB và KLB trên Upcom.
Cổ phiếu ngân hàng vào cơn sóng mới
Theo các chuyên gia, việc các ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên HOSE sẽ giúp các tổ chức này dễ dàng huy động vốn hơn thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp.
Việc niêm yết trên HOSE có một phần nguyên nhân là do lộ trình sáp nhập các sở giao dịch chứng khoán đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua. HOSE là sàn giao dịch lớn, lịch sử họat động lâu đời, yêu cầu về niêm yết và hoạt động chặt chẽ hơn, khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán thuận lợi hơn. Việc niêm yết trên HOSE cũng đảm bảo hoạt động minh bạch hơn, kế hoạch sử dụng vốn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Đây cũng là động lực để các ngân hàng nâng cao chất lượng hoạt động. Tính đến cuối tháng 9, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã tất toán toàn bộ trái phiếu đã phát hành và trở thành thành viên tiếp theo trong hệ thống các ngân hàng không còn nợ xấu tại VAMC.
LPB sẽ trở thành ngân hàng đầu tiên lên HOSE trong năm nay.
Việc tất toán toàn bộ trái phiếu đã phát hành cho VAMC là lợi thế để duy trì đà tăng trưởng trong dài hạn khi MSB chủ động hơn trong việc trích lập dự phòng, gia tăng lợi nhuận cũng như đảm bảo nâng cao chất lượng tài sản trong bối cảnh kinh tế biến động và dịch bệnh diễn biến khó lường.
MSB cũng đang tiến hành nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu MSB tại HOSE nhằm nâng cao vị thế trên thị trường, đảm bảo quyền lợi tối đa của cổ đông, đối tác, khách hàng và cán bộ nhân viên.
Với những diễn biến dồn dập gần đây, có thể thấy thị trường chứng khoán Việt Nam sắp đón nhận một con sóng mới khá tích cực: làn sóng chuyển sàn của các ngân hàng thương mại.
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới CTCK Mirae Asset, cho rằng, làn sóng này sẽ tốt cho cả thị trường chứng khoán và chính các ngân hàng. Theo đó, HOSE sẽ có thêm hàng hóa chất lượng, quy mô mở rộng như riêng trường hợp ACB đã có vốn hóa khoảng 2,5 tỷ USD.
Cũng theo ông Tuấn, các ngân hàng sẽ hưởng lợi từ việc các tổ chức quan tâm hơn. Cổ phiếu ngân hàng khi đó sẽ đủ điều kiện để cho các tổ chức mua vào, cũng như các tổ chức tính làm cổ đông chiến lược. Giá cổ phiếu theo đó cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, có lợi cho các cổ đông hiện hữu.
Tới nay, LienVietPostBank đã đảm bảo mục tiêu hoàn tất niêm yết trong năm 2020 và sẵn sàng dẫn đầu làn sóng chuyển sàn của các ngân hàng thương mại. Tiếp theo có thể là ACB, VIB và SHB.
Việc niêm yết cổ phiếu trên HOSE không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh và nhận diện thương hiệu của ngân hàng mà còn hướng đến mục tiêu cao hơn đó là nâng tầm hoạt động quan hệ nhà đầu tư, tăng cường giao tiếp hai chiều giữa nhà đầu tư và ngân hàng, đồng thời đưa cổ phiếu ngân hàng vào danh mục đầu tư của các quỹ ETF trên thị trường chứng khoán.
Ông Lê Quang Trí - Giám đốc khối kinh doanh của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB) - đánh giá việc lên sàn HOSE sẽ là luồng gió mới tích cực cho chính các ngân hàng. Giá cổ phiếu sẽ tăng nhưng phụ thuộc vào từng ngân hàng và kỳ vọng của nhà đầu tư.
Gần đây, các cổ phiếu ngân hàng tạo "sóng" khá mạnh. Giá hàng loạt cổ phiếu tăng cao gấp vài chục phần trăm như MBBank, Sacombank, VIB, SHB, LienVietPostBank... Giao dịch cũng sôi động, với thanh khoản như trường hợp LPB lên tới hàng chục triệu cổ phiếu mỗi phiên, trị giá vài trăm tỷ đồng.
[BizDEAL] Công ty con của Hoàng Anh Gia Lai dự thu 600 tỷ đồng nhờ thoái bớt vốn tại HAGL Agrico (HNG) Sau giao dịch trên, nhóm cổ đông liên quan đến HAGL đã giảm tổng tỷ lệ sở hữu tại HAGL Agrico xuống còn 44,77%. Ảnh minh họa. Công ty con của Hoàng Anh Gia Lai hoàn tất bán ra 49,5 triệu cổ phiếu HAGL Agrico (HNG) Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai, công ty con của CTCP Hoàng Anh Gia Lai...