Bọc răng sứ là gì ? Bọc răng sứ có tốt không và đẹp vĩnh viễn như quảng cáo?
Bọc răng sứ là phương pháp làm đẹp giúp bạn sở hữu nụ cười tỏa nắng thu hút đông đảo sự quan tâm nhiều người. Bọc răng sứ có tốt không, có đau không và tất cả những lưu ý khi bọc răng sứ sẽ được đề cập chi tiết tại bài viết dưới đây.
Bọc răng sứ là gì ?
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ giúp phục hình và cải thiện răng trong trường hợp sứt mẻ, thưa, khấp khểnh, sâu răng hay nhiễm màu kháng sinh hoặc nứt vỡ giúp răng đều đẹp trắng bóng tự nhiên trong thời gian ngắn.
Để thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành tạo cùi răng từ răng thật và lắp 1 thân răng sứ bên trên để bảo vệ răng thật cũng như phục hình chiếc răng giống như răng thật về hình dáng lẫn màu sắc để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Những trường hợp nào nên bọc răng sứ?
- Bạn bị răng nứt gãy và vỡ khó khăn khi ăn nhai hoặc răng cửa bị nứt vỡ mất thẩm mỹ.
- Răng suy yếu do mắc sâu răng quá nặng.
- Răng bị bong tróc nhiễm màu gây mất thẩm mỹ hay có hình dạng không đẹp.
Nên chọn loại răng sứ nào cho răng?
Theo công nghệ với phương pháp bọc răng sứ hiện nay có 2 loại bạn dễ dàng lựa chọn như:
Răng sứ kim loại có cấu tạo lớp sườn bên trong được làm bằng kim loại hoặc titan nên phần viền có màu xám đen kim loại.
- Ưu điểm của răng sứ kim loại giúp thay thế được ngay răng đã mất, phục hồi chức năng ăn nhai với chi phí thấp.
- Nhược điểm: dễ bị oxy hóa sau 1 thời gian sử dụng gây mất thẩm mỹ.
Vì vậy người ta thường dùng răng sứ kim loại thay cho các răng nằm ở phía trên khó phát hiện để không bị lộ các đường viên mất thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí.
Răng toàn sứ:
Răng toàn sứ là răng có lớp sườn bên trong làm bằng sứ.
- Ưu điểm của răng toàn sứ là lớp sườn này có màu trắng, trùng khớp với màu của răng nên không có lớp viền kim loại. Bên cạnh đó, loại răng này tương thích với cùi răng tốt hơn.
- Nhược điểm: Chi phí cao. Vì vậy người ta thường lựa chọn khi làm răng cửa để mang tính thẩm mỹ cao.
Bọc răng sứ có tốt không?
Để đi tìm đáp án câu hỏi bọc răng sứ có tốt không bạn có thể tham khảo qua những ưu điểm vượt trội của phương pháp này:
- Độ tự nhiên cao
Răng sứ được phủ bên ngoài với màu sắc y như răng thật tùy vào cách bạn lựa chọn loại răng khác như răng sứ kim loại, titan hay răng bọc toàn sứ…Hơn nữa với phương pháp này khó có thể phân biệt đâu là răng thật và răng giả.
- Mang lại giá trị thẩm mỹ cao
Video đang HOT
Bọc răng sứ là phương pháp giúp phục hình để bạn có hàm răng đều trắng sáng mang lại tính thẩm mỹ giúp bạn tự tin khi giao tiếp.
- Độ bền răng bọc sứ cao
Tùy theo chất liệu và loại răng sứ bạn lựa chọn thì tuổi thọ sẽ khác nhau. Với răng sứ kim loại thì tuổi thọ trung bình từ 5-7 năm còn với răng toàn sứ thì độ bền từ 10-15 năm. Yếu tố vệ sinh răng miệng cũng phụ thuộc vào tuổi thọ của răng sứ.
- Không bị biến màu
Răng sứ sẽ không bị nhiễm màu từ thực phẩm hay không bị ố vàng biến đổi màu theo thời gian.
- Cố định trên cung hàm và phục hồi chức năng ăn nhai
Răng sứ sẽ được gắn cố định trên cùi răng thật nên sẽ không bị xô lệch. Răng sứ được cấu tạo giống răng thật với độ bền cao và chịu lực ăn nhai cao gấp nhiều lần so với răng thật.
- Giúp cải thiện giọng nói
Giọng nói sẽ bị ảnh hưởng nếu thiếu răng, vậy nên bọc răng sứ giúp cải thiện giọng nói về bình thường.
- Bảo tồn răng thật và giảm tiêu xương hàm
Bọc răng sứ không chỉ giúp phục hình lại hình dạng của răng mà còn giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn, các mảng bám và sâu răng tác động lên răng thật.
- Thuận tiện và thoải mái
Bọc răng sứ giúp phục hình hoàn hảo ôm khít viền nướu, chuẩn khớp cắn và không gây kích ứng nướu răng.
- Phù hợp với những trường hợp răng bị hư hỏng nặng
Bọc răng sứ được nhiều người lựa chọn để khôi phục bề mặt cũng chưa các chức năng mà răng bị hư hỏng nặng không làm được.
Những ưu điểm vượt trội của bọc răng sứ như trên cũng là lời giải đáp toàn diện cho thắc mắc bọc răng sứ có tốt không.
Bọc răng sứ có đau không?
Thực tế bọc răng sứ không đau như nhiều người nghĩ. Theo các nha sĩ thì quá trình mài răng sẽ bị tiêm thuốc tế khiến bệnh nhân thoải mái không có cảm giác ê buốt khó chịu khi thực hiện. Bên cạnh đó bạn bị mài răng và gắn răng tạm chống ê buốt. Vì vậy khi bọc răng sứ việc đau nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Kỹ thuật mài răng: nếu mài đúng tỷ lệ chuẩn xác thì sẽ không gây đau
- Kỹ thuật lắp mão răng sứ: Nếu lắp mão kênh cộm không đúng khớp khiến bệnh nhân khó chịu và xảy ra nhiều biến chứng.
- Tình trạng răng miệng của bệnh nhân: tùy vào cơ địa mỗi người nên nếu hàm răng bạn khỏe mạnh không mắc viêm tủy hay sâu răng thì sẽ không bị đau khi bọc răng sứ.
Cách chăm sóc, bảo quản răng sứ thế nào để sử dụng răng lâu dài?
Dù bất kỳ trường hợp nào bạn cũng không nên lơ là việc vệ sinh răng miệng, đặc biệt khi bọc răng sứ. Dưới đây là những bí quyết giúp bọc răng sứ an toàn hiệu quả:
- Đối với răng tháo lắp: Nếu bạn tháo lắp răng thì nên chà sạch sau khi ăn xong. Để đảm bảo vệ sinh bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Kèm theo việc sử dụng nước súc miệng để sạch mảng bám và thực ăn trong khoang miệng.
- Đối với răng cố định: Với loại hình này bạn chải răng đều đặn 2 lần/ngày. Nên chú ý chải sạch phần nướu bên dưới răng giả theo chiều đứng. Sau mỗi bữa ăn bạn dùng chỉ nha khoa lôi sạch thức ăn sót lại trong răng. Ngoài ra kết hợp thêm nước súc miệng để làm sạch mảng bám. Tuyệt đối tránh thức ăn cứng hoặc dai quá để tránh răng sứt mẻ.
Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được những khúc mắc khi thực hiện bọc răng sứ. Hãy tham khảo và đưa ra cho mình những lựa chọn hợp lý.
Phượng Bùi
Theo 24h.com.vn
Bọc răng sứ thẩm mỹ để có hàm răng trắng và nụ cười hoàn hảo, nên hay không?
Tất tần tật những vấn đề liên quan đến bọc răng sứ mà chị em cần biết trước khi quyết định bọc răng sứ thẩm mỹ để tránh tiền mất tật mang.
Các cụ thời xưa nói: "Cái răng, cái tóc là gốc con người" quả không sai, một hàm răng đều, thẳng hàng, trắng sứ sẽ giúp nụ cười thêm tự tin, tỏa sáng và rạng rỡ. Không chỉ mang lại phong thái tự tin, lạc quan trong cuộc sống, một nụ cười đẹp còn giúp bạn thu hút mọi ánh nhìn của người đối diện và đem lại cho bạn nhiều may mắn, thành công trong sự nghiệp lẫn trong cuộc sống.
Thế nhưng những người may mắn được sở hữu nụ cười tỏa nắng với hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp và sáng bóng tự nhiên lại không nhiều, chính vì thế mà công nghệ nha khoa thẩm mỹ đã ra đời như một biện pháp cứu cánh để giúp số đông còn lại hoàn thiện vẻ đẹp còn thiếu của mình. Trong số các phương pháp nha khoa thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay thì không thể không kể đến bọc răng sứ.
Đây là phương pháp nha khoa được áp dụng rộng rãi trong các trường hợp như: răng bị nứt gãy, vỡ gây khó khăn cho việc ăn uống và làm mất thẩm mỹ; răng bị nhiễm màu không thể tẩy trắng; răng có hình dạng không đẹp; răng bị suy yếu do sâu quá nặng; hỗ trợ khi làm phục hình răng Implant.
Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp làm đẹp thẩm mỹ nào cũng tồn tại ít nhiều nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe, nên nếu bạn đang có ý định bọc răng sứ thì hãy cân nhắc kỹ những thông tin dưới đây để tránh rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang".
Nên bọc răng sứ trong trường hợp nào?
Không phải lúc nào các bác sĩ nha khoa cũng chỉ định cho bọc răng sứ mà tùy trường hợp cụ thể sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Cụ thể:
Nên bọc răng sứ trong các trường hợp: Mất 1 hoặc 1 ít răng không có điều kiện cắm implant; răng bị xỉn màu quá nặng không thể tẩy trắng; răng sâu lớn, đã chết tủy; răng thưa hay hô nhẹ không có điều kiện hay thời gian niềng răng.
Những trường hợp như: răng sai lệch khớp cắn quá nặng; răng bị nha chu, chân răng yếu; răng quá nhạy cảm, thường xuyên bị ê buốt; răng thưa kẽ nhẹ; cơ thể mắc các bệnh lý như máu khó đông, bệnh tim mạch thì các nha sĩ khuyến cáo không nên bọc răng sứ.
Các phương pháp bọc răng sứ
Bọc răng sứ là giải pháp hữu hiệu giúp phục hồi chức năng răng, chỉnh sửa lại kích thước thẩm mỹ của răng, cải thiện màu răng, giúp răng thẳng hàng, hạn chế hở lợi mỗi khi cười, tăng độ khỏe của răng. Tùy vào tình trạng răng của từng người và mục đích của việc bọc răng mà sẽ có những phương pháp thẩm mỹ phù hợp. Trong đó, 3 cách được áp dụng nhiều nhất hiện nay là:
Làm cầu răng: Trường hợp mất một hoặc nhiều răng, các nha sĩ sẽ chỉ định mài hai hay nhiều hơn răng kế bên để làm cầu răng.
Dán sứ: Trường hợp chân răng còn tốt nhưng thân răng bị nhiễm màu thì sẽ mài bớt lớp men răng thật và làm mặt sứ dán vào.
Chụp mão sứ: Những người răng mọc chen chúc, lệch lạc, thưa, hô, sâu, bị vỡ lớn, trám tái tạo không bền thì bác sĩ nha khoa sẽ mài răng nhỏ lại và chụp răng sứ lên răng thật.
Răng sứ được làm từ chất liệu gì?
Hiện nay, tùy tình trạng răng hàm và nhu cầu thẩm mỹ mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn được mẫu răng sứ phù hợp từ 3 chất liệu sau:
- Răng sứ Titan
Răng sứ Titan có phần khung sườn được chế tạo từ hợp kim Niken-Crom-Titan (chứa khoảng 6% chất Titanium) và bên ngoài được phủ lớp men sứ Ceramco 3.
Răng sứ Titan hiện đang là lựa chọn hàng đầu của phần lớn khách hàng có nhu cầu chỉnh hình răng thẩm mỹ bởi loại răng này hội tụ các ưu điểm như: có độ bền và chịu lực tốt, quy trình chế tạo và thao tác bọc răng không cần công nghệ kỹ thuật phức tạp.
- Răng sứ Cercon
Răng sứ Cercon được chế tác từ sứ không kim loại, gồm lớp sườn bên trong là Zirconia và lớp sứ kép Cercon bọc bên ngoài.
Với cấu tạo kép gồm 2 lớp đặc biệt này, mẫu răng Cercon đã khắc phục được hầu hết nhược điểm của răng sứ kim loại như dễ gây kích ứng, mất thẩm mỹ,...
- Răng sứ Veneer
Mặt dán sứ Veneer giúp thay thế men răng ở mặt ngoài bằng cách dán vào bề mặt răng vật liệu dán có bề dày chỉ 0.5 mm, giúp khôi phục vẻ thẩm mỹ cho hàm răng.
Đây là phương pháp phục hình răng xấu hiệu quả và có thể hạn chế tối đa việc mài cùi răng thật.
Bọc răng sứ mất thời gian bao lâu?
Thời gian thực hiện bọc răng sứ tùy thuộc vào số lượng răng cần làm, tay nghề chuyên môn của bác sĩ và điều kiện vật chất kỹ thuật của cơ sở nha khoa.
Thông thường, nếu bọc 1 - 2 răng thì thời gian thực hiện khoảng 2 - 3 ngày, còn nếu làm 1 - 2 hàm thì sẽ kéo dài khoảng 3 - 5 ngày. Sau khi bọc răng có thể sẽ cần thêm 1 - 2 lần trở lại để chỉnh khớp gắn cho cảm giác nhai được ổn nhất.
Răng sứ có duy trì được lâu bền không?
Răng sứ nếu được thực hiện theo đúng quy chuẩn thì sẽ rất bền. Thông thường, các loại răng sứ được làm từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Dsign của Thụy Sĩ, Vita của Đức, Ceramco của Mỹ, Nuritake của Nhật.... sẽ có độ bền khoảng 8 - 15 năm.
Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào thói quen chăm sóc, sử dụng răng của mỗi người.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường vẫn có những loại răng sứ không rõ nguồn gốc, xuất xứ không chỉ chất lượng kém và còn gây hại tới sức khỏe của người sử dụng. Do đó, trước khi thực hiện các bạn cần tham khảo và nghiên cứu kỹ chất lượng của từng loại răng sứ để có lựa chọn phù hợp.
Sau khi bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không?
Khả năng xảy ra biến chứng sau bọc răng sứ là rất ít nếu được khám, chẩn đoán, điều trị đúng chỉ định và labo phục hình sứ sử dụng đúng nguyên vật liệu chính hãng, đúng kỹ thuật.
Tuy nhiên, sau khi bọc răng sứ, khả năng cảm nhận thức ăn của bạn sẽ bị giảm đi so với răng thật, lúc này bạn nên ăn uống nhẹ nhàng để quen cảm giác ăn nhai, sau 1 - 2 tuần cảm giác ăn nhai sẽ bình thường trở lại.
Sự nhạy cảm phụ thuộc vào việc khi bọc răng sứ có lấy tủy răng hay không. Bởi việc lấy tủy răng sẽ làm răng bị mất cảm giác, về lâu dài răng sẽ trở nên giòn, dễ gãy vỡ.
Việc làm răng không lấy tủy khá phức tạp và đòi hỏi tay nghề bác sĩ giỏi và khéo hơn nên trước khi thực hiện các bạn nên chủ động yêu cầu bác sĩ phục hình răng nhưng vẫn bảo toàn răng tối đa, hạn chế mài chỉnh mô răng và lấy tủy răng.
Nếu bạn đang có nhu cầu bọc răng sứ thì lời khuyên dành cho bạn chính là chỉ thực hiện bọc răng sứ khi thực sự cần thiết, bởi mỗi lần làm răng là mỗi lần chịu đau, tốn kém chi phí, mất thời gian đi lại, chờ đợi.
Còn nếu đã quyết định thực hiện bọc răng sứ thì hãy lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ khám, tư vấn chi tiết về phương pháp bọc răng sứ phù hợp cũng như những chính sách bảo hành để tránh những hậu quả không mong muốn.
Khánh Huyền
Theo eva.vn
Ham bọc răng sứ giá rẻ, nữ Việt kiều suýt lãnh hậu quả nặng nề: Bác sĩ cảnh báo coi chừng 'tiền mất, tật mang' Sau khi bọc răng sứ giá rẻ và phát hiện kích cỡ răng tạm không cân xứng với tỉ lệ khuôn mặt kèm theo chất lượng kém, răng bị nứt vỡ, người phụ nữ tá hỏa phải tìm bác sĩ cầu cứu. Đó là trường hợp của chị Jenny Nguyễn, một phụ nữ Việt sống tại nước ngoài nhiều năm. Trước đó, người...