Bóc mẽ chiêu trò trốn thuế của ông chủ tòa nhà cao nhất Hà Nội
Nhanh chân điều chỉnh lãi suất để trốn tội nhưng Keangnam Vina, ông chủ tòa nhà cao nhất Việt Nam vẫn không thoát.
Thua lỗ triền miên
Công ty TNHH Một Thành Viên Keangnam Vina là công ty 100% vốn nước ngoài, thuộc tập đoàn Keangnam, Hàn Quốc. Keangnam Vina là chủ đầu tư dự án khu phức hợp khách sạn, văn phòng, căn hộ, trung tâm thương mại Keangnam Hanoi Landmark Tower.
Với “danh hiệu” tòa tháp cao nhất Việt Nam, Keangnam Hanoi Landmark Tower rất nổi tiếng và nhận được sự quan tâm lớn từ giới đầu tư cũng như người dân. Nhiều khách hàng tới Keangnam Tower để ngắm toàn cảnh thành phố Hà Nội và tranh thủ mua sắm. Vì vậy, Keangnam Tower rất tập nập người qua lại.
Keangnam Hanoi Landmark Tower – tòa nhà cao nhất Việt Nam.
Tòa tháp Keangnam được triển khai từ tháng 5/2007, bàn giao vào đầu năm 2011 và công ty bắt đầu có doanh thu. Giá rao bán các căn hộ nơi đây từng lên trên 3.000 USD mỗi mét vuông, tương đương 5-8 tỷ đồng mỗi căn. Căn hộ cao cấp được đánh giá là con gà đẻ trứng vàng của Keangnam Vina.
Năm 2012, không lâu sau khi tòa tháp đi vào hoạt động, khu vực văn phòng của Keangnam Tower đã có tỷ lệ lấp đầy khá cao với nhiều khách hàng lớn như KPMG, PricewaterhouseCoopers, Ericsson, ngân hàng Standard Chartered,… Giá thuê tại Keangnam dao động từ 20 tới 25 USD/m2.
Cộng với doanh thu từ trung tâm thương mại, doanh thu từ bán căn hộ và thuê văn phòng mang về cho Keangnam khoản tiền khổng lồ. Thế nhưng từ khi đầu tư dự án đến nay, Keangnam-Vina liên tục báo lỗ vài chục tỷ đồng mỗi năm.
Thậm chí, năm 2011, khi toà nhà Keangnam đi vào vận hành, doanh thu của công ty này lên tới hơn 5.200 tỷ đồng thì điệp khúc lỗ vẫn tái diễn với khoản thua lỗ 140 tỷ đồng. Công ty chưa từng đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ VAT, thuế sử dụng đất.
Danh tiếng lớn, doanh thu cao nhưng lỗ triền miên nên Keangnam Vina lọt vào tầm ngắm của Tổng cục thuế.
Video đang HOT
Mới đây, theo thông tin chính thức từ Tổng cục Thuế trong năm 2013, ngành thuế đã rà soát, lập danh sách đưa vào diện quản lý kê khai thông tin giao dịch liên kết đối với 3.055 doanh nghiệp. Keangnam Vina là một trong những cái tên “nổi bật” trong danh sách này.
Chiêu “cổ điển”
Quá trình thanh kiểm tra cho thấy, Keangnam Vina đã dùng chiêu “cổ điển” mà nhiều doanh nghiệp FDI khác như Coca Cola hay Nestle sử dụng. Đó là chuyển lãi từ Việt Nam về cho công ty mẹ hoặc một đơn vị khác của công ty mẹ.
Cụ thể, tháng 10/2007, chỉ sau 3 tháng được cấp phép, Keangnam Vina đã ký hợp đồng với Keangnam Enterprise – một thành viên cùng công ty mẹ để làm tổng thầu EPC. Tổng giá trị hợp đồng lên tới 871 triệu USD.
Mảng căn hộ cao cấp mang lại doanh thu lớn cho Keangnam Vina.
Keangnam Enterprise, “anh em ruột” của Keangnam Vina đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng tại Keangnam Vina như khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng. Không chỉ đảm nhận công việc liên quan đến xây dựng, Keangnam Enterprise còn cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina.
Năm 2008, Keangnam Vina đã phải trả 30 triệu USD, tương đương 485 tỷ đồng phí tư vấn tài chính Keangnam Enterprise. Ngoài ra, “anh em ruột” còn thu rất nhiều khoản phí với giá trị lớn. Trong đó, phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên tới 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng lên tới vài triệu USD.
Chính vì phải nộp quá nhiều khoản phí “khủng” cho Keangnam Enterpise nên Keangnam Vina thua lỗ triền miên và không nộp bất cứ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Trong khi đó, “anh em ruột” Keangnam Enterpise ở Hàn Quốc lại hưởng lãi khủng.
Keangnam Enterpise hưởng lãi khủng vì “rút” hàng chục triệu USD từ Việt Nam nhưng chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam, thấp hơn nhiều so với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% – 28%. Vì vậy, Keangnam Vina bị nghi ngờ dàn xếp về giá vốn xây dựng. Theo đó, một khoản lợi nhuận lớn được cho là đã được Keangnam Vina chuyển về Hàn Quốc. Và nghi vấn này sớm có câu trả lời khi ngành thuế vào cuộc.
Sau thanh tra, cơ quan thuế xác minh loại trừ tất cả những khoản chi phí đầu vào bất hợp lý, tổng giá trị hợp đồng EPC từ mức 871 triệu USD, giảm xuống chỉ còn 699 triệu USD. Bên cạnh đó, những khoản lãi lỗ của Keangnam Vina đã được làm sáng tỏ.
Đoàn thanh tra xác định lĩnh vực kinh doanh căn hộ cao cấp mang lại khoản lợi nhuận “khủng” cho Keangnam Vina. Theo đó, chi phí giá vốn xây dựng cho khu căn hộ này chỉ chiếm 33% trong tổng gói giá trị hợp đồng EPC trên.
Mảng kinh doanh thứ hai là dịch vụ khách sạn, cho thuê văn phòng của Keangnam Vina vẫn lỗ nhưng con số lỗ thực tế thấp hơn nhiều. Tổng hợp lại, kết quả kinh doanh hợp nhất của Keangnam Vina tính đến năm 2011 vẫn lỗ.
Cố trốn “tội”
Cũng như “vua vàng” Việt Nam Besra, khi bị ngành thuế thanh tra, Keangnam Vina cũng cố gắng tìm cách trốn “tội”. Nếu Besra gây áp lực bằng cách dừng hoạt động khiến 1.000 người lao động mất việc làm và chuyển hết dòng tiền thì Keangnam Vina lại “nương nhờ” lãi suất.
Cụ thể, trước khi kế hoạch thanh tra giá chuyển nhượng tại Keangnam Vina được duyệt, Keangnam Vina đã kê khai lãi suất 12%/năm cho khoản vay 400 triệu USD tại ngân hàng Kookmin Bank (Hàn Quốc). Điều đáng nói, Kookmin Bank cũng là một người anh em trong cùng tập đoàn.
Mảng văn phòng chưa mang lại lợi nhuận cho Keangnam Vina.
Mức lãi suất 12%/năm được đánh giá là cao gấp đôi mức lãi suất vay USD của các ngân hàng Việt Nam thời điểm đó. Động thái tự nguyện “vay nặng lãi” của Keangnam Vina khiến tổng mức chi trả cho lãi vay lên tới 2.030 tỷ đồng. Nhưng ngay trước thời điểm đoàn thanh tra thuế đến làm việc, khoản vay này đã được chủ đầu tư tự khai hạ thấp lãi suất xuống còn 5% – 7%. Vì thế Keangnam Vina đã không bị phạt về hành vi chuyển giá.
Không bị phạt về hành vi chuyển giá nhưng Keangnam Vina không hoàn toàn thoát tội. Tại Cục Thuế thành phố Hà Nội, kết quả thanh tra đã buộc Keangnam Vina phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng. Công ty này cũng bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp 95,2 tỷ đồng.
Quan trọng hơn, khi các gian lận của Keangnam Vina được phơi bày ra trước dư luận, uy tín của “ông lớn” Hàn Quốc này ít nhiều bị ảnh hưởng.
Theo VTC
Chồng đèo vợ sắp sinh đi vặt phụ tùng ô tô
Với ý định "tích cóp chút ít" cho vợ sắp đến ngày sinh, Nguyễn Doãn Duy (SN 1983, có 1 tiền án) trú tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội đã nhiều lần đèo vợ là Hoàng Thị Dung (SN 1984), vào tầng hầm tòa nhà Keangnam để trộm cắp gương, ốp-la-giăng, logo xe ô tô.
Đối tượng Nguyễn Doãn Duy cùng số tài sản trộm cắp
Tối 25-8, Duy đèo vợ từ nhà trọ số 10 Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đến tầng hầm để xe của tòa nhà Keangnam, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm. Trong lúc cả hai đang tìm kiếm xe ô tô sơ hở để trộm cắp thì bị lực lượng bảo vệ khu vực bãi xe phối hợp cùng CAP Mễ Trì phát hiện. Kiểm tra hành chính Nguyễn Doãn Duy, lực lượng công an phát hiện 1 tuốc nơ vít và 1 cờ lê.
Tại cơ quan công an, Duy khai nhận, khoảng tháng 6-2014, anh ta lái xe thuê cho một người ở tòa nhà Keangnam. Do nhiều lần ra vào tầng hầm của tòa nhà, Duy phát hiện khu trông giữ xe có rất nhiều ô tô nhưng lại không có người trông giữ nên đã nảy sinh ý định trộm cắp tài sản.
Ngày 21-8, Duy đi xe máy chở vợ vào tầng hầm của tòa nhà. Khi đến khu vực tầng số 2 và số 3, Hoàng Thị Dung cảnh giới để Duy lẻn vào bãi để xe, dùng dao cạy và trộm cắp được hàng loạt mặt gương, logo của các xe Range Rover, Camry, Lexus, Poscher Cayenne, Mercedes. Toàn bộ số tài sản trộm cắp được, Duy mang đến khu vực chợ Hòa Bình, bán cho chủ cửa hàng tên Vượng được 2,5 triệu đồng.
Trong các ngày 22 và 24-8, cũng với thủ đoạn trên, Duy cùng vợ lấy cắp được 5 mặt gương Lexus các loại, 2 mặt gương xe BMW. Sau đó, Duy liên lạc với Vượng và được Vượng hẹn đến phố Minh Khai để mua số tang vật trên với giá 2,8 triệu đồng. Về sau, CAQ Nam Từ Liêm đã đấu tranh với đối tượng Vượng; làm rõ số gương ô tô trên, ngày 25-8, Vượng đã bán cho khách hàng với giá 5,2 triệu đồng.
Trong 4 lần trộm cắp gương, ốp-la-giăng, logo, 3 lần Duy đi cùng vợ. Duy nhất một ngày, Duy thực hiện một mình, trộm được 2 mặt gương BMW X1, 4 gương xe Mercedes và cũng bán cho Vượng với giá 2 triệu đồng.
Theo các điều tra viên, do đã từng làm nghề lái xe, Duy rất thành thạo trong việc cạy gương. Các loại gương mà Duy trộm cắp đều có bộ phận cảm biến, nếu không cẩn thận sẽ bị hỏng và mất giá trị. Tuy nhiên với "tay nghề cao", chỉ bằng con dao nhọn, Duy đã cạy mà không làm hỏng bộ cảm biến của những chiếc gương.
Cơ quan CSĐT - CAQ Nam Từ Liêm đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Doãn Duy và Hoàng Thị Dung, thu giữ 6 mặt gương xe ô tô các loại. Hoàng Thị Dung khai nhận lần đầu tiên Duy rủ đến tòa nhà Keangnam chơi, Dung đã đi theo nhưng khi biết Duy có hành vi trộm cắp tài sản, Dung không ngăn cản mà còn hùa theo. Hiện đối tượng Nguyễn Thị Vượng cũng đã bị tạm giữ do hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, sau khi giao nộp toàn bộ số linh kiện phụ tùng ô tô còn lại.
Theo Văn Trường
An ninh thủ đô
Nghi án gian lận thuế "khủng" từ hoạt động kinh doanh ắc qui nhập khẩu Mỗi bình ắc qui khi khai thuế chỉ có giá chưa đến 500.000 đồng nhưng giá bán thực tế lên tới gần 2 triệu đồng/chiếc. Theo cơ quan Hải quan, mỗi năm, các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu một lượng ắc qui lớn, với kim ngạch lên tới hàng trăm triệu USD từ các thị trường như Hàn Quốc,Nhật Bản, Thái Lan......