Bộc bạch của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa với luật sư trong trại
Những lần gặp luật sư trong trại tạm giam, Nghĩa bộc bạch rất nhiều về cuộc sống, tình cảm sâu nặng với người con gái đã và đang yêu. Sát thủ ân hận về tội ác mình đã gây ra.
Từng tham gia vào buổi cung đầu tiên sau khi Nguyễn Đức Nghĩa bị bắt, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) chia sẻ, tối 22/7, ông được biết tử tù Nguyễn Đức Nghĩa đã bị thi hành án tử hình. Luật sư thở dài: “Thật xót xa cho một kiếp người”.
“Những lần gặp ngày đầu đến khi kết thúc giai đoạn điều tra, Nghĩa đã bộc bạch rất nhiều về cuộc sống, về tình cảm sâu nặng với người con gái đã và đang yêu. Mọi chuyện Nghĩa đều nhận trách nhiệm về mình và mong mỏi cho người bạn của mình không phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Nói chuyện với luật sư, Nghĩa đều tỏ ra lễ phép, nói năng hòa nhã”, ông Thơm chia sẻ. Luật sư cho hay sau cặp kính cận dày là đôi mắt đỏ hoe của Nguyễn Đức Nghĩa khi nhắc đến bố mẹ, gia đình. Thời gian đó, Nghĩa rất ân hận về những chuyện đã làm, lo lắng cho gia đình, thương cha mẹ già vì chưa làm được chuyện gì báo hiếu đã phải để gia đình gánh chịu thành kiến của thiên hạ khi có đứa con mang trọng tội giết người.
Nụ cười hiếm hoi của Nguyễn Đức Nghĩa khi gặp người thân sau phiên xét xử. Ảnh: Hà Anh.
Nhắc đến gia đình tử tù, vị luật sư chợt trùng giọng. Ông chia sẻ, ngày bố Nghĩa chưa mất, cả gia đình đã nhiều lần khẩn khoản với luật sư tìm cách giảm nhẹ hình phạt cho Nguyễn Đức Nghĩa. Bởi với họ, dù dư luận có nói anh ta tàn độc thế nào thì Nghĩa vẫn là đứa con trai duy nhất trong gia đình nên phải tìm mọi cách cứu để con có cơ hội làm lại cuộc đời. Và rồi, nỗi đau lớn nhất phải chịu vẫn là mẹ của Nghĩa khi phải chứng kiến chồng rồi con lần lượt xa mình.
Từng bào chữa nhiều vụ án nhưng vị luật sư đến từ Đoàn luật sư Hà Nội đánh giá đây là vụ có tính chất man rợ. “Có những vụ án hung thủ hành động còn quyết liệt và man rợn hơn nhưng không để lại nhiều cảm nghĩ với tôi. Bởi lẽ, Nguyễn Đức Nghĩa có nhân thân khác nhiều so với những tên tội phạm từng gây án. Anh ta là người có tri thức, học trong trường danh tiếng nhưng rồi để đánh mất chính bản thân mình”, luật sư nói. Theo lời khai của Nguyễn Đức Nghĩa, được bạn gái giao cho chìa khóa trông nhà hộ, ngày 4/5/2010, hắn rủ bạn gái cũ tên Linh đến đây. Sau khi ân ái, thấy cô gái nghe điện thoại của bạn trai mới khiến anh ta ghen tuông ra tay sát hại. Khoảng 22h30 hôm đó, lợi dụng người yêu cũ đứng soi gương, Nghĩa lấy dao nhọn đâm từ sau lưng làm nạn nhân chết tại chỗ.
Sau khi gây án, hung thủ kéo xác vào nhà tắm, cắt quần áo, đầu và 10 đầu ngón tay rồi lấy chăn bọc xác đem lên tầng thượng chung cư. Chiếc xe máy và và máy tính của nạn nhân, Nghĩa mang đến tiệm cầm đồ. Trưa 5/5/2010, hắn bắt xe về Quảng Ninh mang một phần thi thể và quần áo nạn nhân đựng trong túi nilon, ném xuống dòng sông Cấm.
Video đang HOT
Hai ngày sau khi gây án, sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa bị bắt khi lẩn trốn tại Thái Nguyên.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hàng chục nghìn điện thoại bị nghe lén: Luật sư nói gì?
- Hành vi tạo ra, cài đặt, phát tán và duy trì phần mềm Ptracker của Công ty Việt Hồng để truy cập bất hợp pháp vào máy điện thoại của nhiều người có dấu hiệu tội phạm theo điều 125 BLHS...
Ảnh minh họa
Như tin đã đưa, mới đây Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50 - công an TP Hà Nội phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền đã kiểm tra và phát hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ Việt Hồng (địa chỉ tại tòa nhà 110 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) tạo ra và kinh doanh phần mềm Ptracker để truy cập bất hợp pháp vào điện thoại thông minh của người dùng, chiếm quyền điều khiển, lấy cắp thông tin...
Theo đó, thông qua việc tạo ra, cài đặt, phát tán và duy trì Ptracker, Công ty Việt Hồng đã cố ý truy cập bất hợp pháp vào máy điện thoại của rất nhiều người để chiếm quyền điều khiển và can thiệp vào chức năng của máy điện thoại (tắt bật 3G, Wifi, ghi âm, chụp ảnh, video...); lấy cắp thông tin riêng để lưu giữ máy chủ để cung cấp cho khách hàng, thu lợi bất chính.
Tại thời điểm kiểm tra số lượng tài khoản từng cài Ptracker là 14.140 tài khoản, trong đó số lượng tài khoản chưa bị xóa dữ liệu thông tin riêng của người sử dụng điện thoại là 7.447 tài khoản (dữ liệu còn lưu tại máy chủ của Việt Hồng).
Hiện tại, có khoảng 600 tài khoản còn thời hạn sử dụng phần mềm. Theo kết quả xác minh của cơ quan chức năng, từ tháng 9/2013 đến thời điểm thanh tra, Việt Hồng đã thu lợi bất chính trên 900 triệu đồng.
Trao đổi với TS về vụ việc trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, hành vi tạo ra, cài đặt, phát tán và duy trì phần mềm Ptracker của Công ty Việt Hồng để truy cập bất hợp pháp vào máy điện thoại của nhiều người nhằm mục đích lấy thông tin riêng để lưu giữ máy chủ cung cấp cho khách hàng, thu lợi bất chính đã có dấu hiệu tội phạm theo điều 125 BLHS: Tội xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Luật sư Thơm phân tích, Điều 21 Hiến pháp năm 2013 qui định: "Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác".
Việc kiểm soát điện thoại và các hình thức trao đổi riêng tư của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo qui định của pháp luật.
Vụ việc xảy ra tại pháp nhân Công ty TNHH thì những người nào tham gia thực hiện, quản lý điều hành hoạt động truy cập bất hợp pháp vào điện thoại của người khác thì đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể các các thành viên Hội đồng quản trị nếu đồng tình việc làm của Công ty thì cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Theo luật sư Thơm, để xử lý hành vi vi phạm thì trước hết phải xác định các bị hại là chủ các thuê bao điện thoại bị truy cập bất hợp pháp. Các bị hại cần thiết phải có đơn trình báo để làm căn cứ xử lý theo qui định của pháp luật.
Trường hợp các cá nhân mua phần mềm bất hợp pháp của Công ty nhằm mục đích truy cập trái phép điện thoại của người khác thì có thể sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Nếu người nào dùng các thông tin cá nhân lấy cắp được trên điện thoại do Công ty lấy được nhằm mục đích để thanh toán mua hàng trực tuyến, rút tiền trong tài khoản người khác,.. nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý tương ứng theo điều 226b Bộ luật hình sự (BLHS): Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nếu người nào mà dùng phần mềm truy cập bất hợp pháp vào điện thoại người khác để theo dõi, nghe trộm điện thoại, tin nhắn, lấy cắp dữ liệu cá nhân,.. nhằm mục đích gián điệp thì sẽ bị xử lý tương ứng với khách thể xâm hại là điều 80 BLHS: Tội làm gián điệp.
Liên quan đến vụ việc trên, thượng tá Tạ Văn Biên, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) - Công an TP Hà Nội cho biết, tội phạm sử dụng công nghệ cao thời gian gần đây hoạt động ngày càng tinh vi và phức tạp.
Qua việc cài đặt phầm mềm vào máy, đối tượng có thể khai thác những thông tin đến đời tư cá nhân, ví dụ như biết được các số máy trong danh bạ, kẻ xấu có thể sử dụng để giả mạo, lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hình thức mượn danh, hoặc nạn nhân có thể sẽ bị lộ số tài khoản, mật khẩu cá nhân, lộ những thông tin bí mật về riêng tư, công việc...Đây là vấn đề liên quan đến xâm phạm đời tư của cá nhân, vi phạm pháp luật.
Hiện PC50 - Công an TP Hà Nội đang phối hợp với các đơn vị để điều tra mở rộng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng và tiếp nhận đơn tố cáo của các bị hại.
Điều 125. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác 1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Mối tình đẫm nước mắt của tử tù Nguyễn Đức Nghĩa Trong thời gian bị tạm giam, Nguyễn Đức Nghĩa liên tục hỏi thăm bạn gái của mình là Hoàng Thị Yến. Giữa hai người còn rất nhiều ước mơ, dự định dang dở... Nguyễn Đức Nghĩa và Hoàng Thị Yến tại tòa. Trong vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, Hoàng Thị Yến (SN 1986, quê ở xã Đức Chính, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng...