Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên trường nghề
Bộ LĐ-TB-XH vừa bãi bỏ quy định phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên các trường khối giáo dục nghề nghiệp.
Giáo viên trường nghề không cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học – MỸ QUYÊN
Cần chứng chỉ trong thời gian ngắn dễ nảy sinh tiêu cực?
Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 08 năm 2017 quy định về chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (GDNN).
Theo đó, bắt đầu từ tháng 10.3.2021, yêu cầu về ngoại ngữ đối với giáo viên trường nghề không còn quy định bắt buộc phải đảm bảo bậc 1, bậc 2 về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và yêu cầu về trình độ tin học cũng không còn bắt buộc phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Cụ thể, giáo viên chỉ cần “có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động GDNN quy định” và “có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động GDNN quy định”
Trước đó, Thông tư số 08 năm 2017 yêu cầu nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1), trình độ trung cấp, CĐ phải có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01 năm 2014 do Bộ GD-ĐT ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên. Đồng thời giáo viên dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, CĐ phải có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.
Lý giải về điều này, ông Trần Minh Thịnh, Phó vụ trưởng Vụ Nhà giáo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cho biết: “Thực tế triển khai những năm qua cho thấy, do “áp lực” phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong một thời gian ngắn nên dẫn đến nảy sinh những tiêu cực trong việc học, thi lấy chứng chỉ. Một số cơ sở, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng không có chất lượng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ không đúng quy định gây bức xúc trong dư luận xã hội”.
Video đang HOT
Theo ông Thịnh, việc bỏ các chứng chỉ này không có nghĩa là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học đối với nhà giáo GDNN được “xem nhẹ” hoặc “hạ thấp”, mà sự điều chỉnh này đã được nghiên cứu nhằm hướng đến một quy định hiệu quả và thực chất hơn. Qua đó, tăng cường phân cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở hoạt động GDNN.
Trường nghề sẽ có cách để tuyển giáo viên đạt chuẩn
Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Công thương TP.HCM, cho rằng nếu Bộ LĐ-TB-XH bỏ quy định này thì việc tuyển dụng giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn và giáo viên cũng không bị áp lực.
“Tuy nhiên, đây là những yêu cầu rất cần thiết đối với giáo viên dù dạy môn nào. Nếu chứng chỉ đó là thực chất thì rất tốt. Trong thời gian tới, khi tuyển dụng giáo viên, trường sẽ trực tiếp kiểm tra năng lực ngoại ngữ và tin học, nếu đạt mới tuyển”, ông Tuấn cho hay.
PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM, cũng cho rằng đây là ngoại ngữ và tin học là rất quan trong đối với giảng viên. PGS Minh chia sẻ: “Ở trường hiện tại nhiều giáo viên lớn tuổi đã có chứng chỉ này từ rất lâu. Còn đối với giáo viên trẻ thì các em thời nay hiếm ai không đạt. Trong thời gian tới, khi tuyển dụng giáo viên, trường sẽ không đặt nặng chứng chỉ nữa, nhưng sẽ vẫn phải kiểm tra ngoại ngữ, tin học trong chuyên môn của giáo viên để thấy được năng lực thực chất. Riêng đối với giáo viên dạy tiếng Anh thì không cần vì họ đều tốt nghiệp sư phạm chuyên ngành ra”.
Là một giáo viên lâu năm, thạc sĩ Lê Thị Thanh Nhàn, giảng viên Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, bày tỏ: “Tôi cho rằng năng lực tiếng Anh và tin học vẫn rất cần thiết nhưng bỏ chứng chỉ đi cũng rất hợp lý vì có thể nó chỉ là hình thức, dẫn đến tình trạng “chạy” chứng chỉ. Để tuyển được giáo viên đúng chuẩn thì nhà trường trực tiếp kiểm tra trình độ tiếng Anh và tin học sẽ thấy được năng lực thực chất hơn”.
Bức tranh chung về yêu cầu chứng chỉ với giáo viên
Các giáo viên, cán bộ quản lý cho rằng, nếu nói về số lượng chứng chỉ thì hiện nay với giáo viên cũng không phải nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là việc học để lấy chứng chỉ cần thực chất, thiết thực.
Ảnh minh họa/internet
Vướng nhất là chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đã được tháo gỡ
Theo ông Trần Tuấn Khanh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT An Giang, trước đây, khi tuyển dụng mới hoặc xét thăng hạng, vướng nhất với giáo viên là cần có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Tuy nhiên, khó khăn này đã được Bộ GD&ĐT tháo gỡ trong các Thông tư số 01, 02, 03, 03 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập.
Cụ thể, các Thông tư trên đã bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, trình độ ngoại ngữ 2 và chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Đưa quy định về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với từng hạng chức danh nghề nghiệp.
Như vậy, khi giữ hạng và thăng hạng, hiện giáo viên chỉ cần duy nhất chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Theo quy định mới, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định ở cả hạng thấp nhất để bảo đảm tuân thủ quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thống nhất với quy định đối với công chức (có chứng chỉ: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp).
Cụ thể, với giáo viên mầm non, tiểu học có các chứng chỉ hạng III, II, I. Trong đó, chứng chỉ hạng III áp dụng đối với: giáo viên tuyển dụng mới sau ngày 20/3/2021; giáo viên hạng III cũ nay được bổ nhiệm hạng III mới. Giáo viên THCS và THPT có các chứng chỉ hạng III, II, I. Trong đó, chứng chỉ hạng III áp dụng đối với GV tuyển dụng mới sau ngày 20/3/2021.
"Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chỉ cần khi giáo viên giữ hoặc nâng hạng. Nếu không có nhu cầu nâng hạng thì thầy cô chỉ cần học một lần duy nhất để lấy chứng chỉ này. Ngoài ra, hằng năm giáo viên còn được cấp chứng chỉ khi hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên.
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho đối tượng muốn làm giáo viên nhưng không tốt nghiệp các trường sư phạm tôi nghĩ không tính vào đây, vì đó là yêu cầu chứng chỉ trước khi đối tượng trở thành giáo viên". - Ông Trần Tuấn Khanh chia sẻ.
2 chứng chỉ quan trọng
Ông Lê Xuân Hòa, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cho biết: Theo quy định tại Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng. Với giáo viên, Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT quy định rõ 3 nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Thời gian bồi dưỡng mỗi nội dung khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học).
Cụ thể, chương trình bồi dưỡng 1: Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các cấp học của giáo dục phổ thông. Với chương trình này, Bộ GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thông.
Chương trình bồi dưỡng 2: Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. Với chương trình này, Sở GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Chương trình bồi dưỡng 3: Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm. Với chương trình này, giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
Với cán bộ quản lý giáo dục, Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT quy định rõ 3 nội dung bồi dưỡng thường xuyên. Thời gian bồi dưỡng mỗi nội dung cũng khoảng 1 tuần/năm học (khoảng 40 tiết/năm học).
Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo đúng quy định thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.
Ngoài chứng chỉ trên, cán bộ quản lý giáo dục khi được bổ nhiệm thì phải bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Ông Lê Xuân Hòa thông tin thêm: Với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trước đây có yêu cầu, nay không quy định trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng tại các Thông tư 01, 02, 03, 04 của Bộ GD&ĐT.
Riêng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.
Giáo viên khổ vì minh chứng đánh giá xếp loại Theo kế hoạch, từ đầu năm học này, giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục trên toàn quốc phải học bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức trực tuyến để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo viên phải học bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của chương trình...