Bộ Y tế yêu cầu TP.HCM, Hà Nội và 21 tỉnh, thành thần tốc xét nghiệm
Theo Bộ trưởng Y tế, các địa phương có thể thực hiện gộp mẫu làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh và rRT-PCR phù hợp với tình hình thực tế.
Ngày 8/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã có công điện gửi UBND TP.HCM, Hà Nội, Phú Yên và 20 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam về việc thần tốc xét nghiệm, phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, trong thời gian qua, các địa phương, nhất là những nơi đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, đã đẩy mạnh việc xét nghiệm trên diện rộng.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, tiến độ xét nghiệm tại một số địa phương đến nay chưa đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch.
Do đó, để nhanh chóng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, không để tình trạng giãn cách kéo dài trên diện rộng, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội thần tốc xét nghiệm cho toàn bộ người dân để phát hiện sớm nguồn lây.
Nhân viên y tế tổ chức lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cho người dân tại Khách sạn công đoàn Thanh Đa. Ảnh: Phạm Ngôn.
Video đang HOT
Qua đó, các địa phương này có thể cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời, hạn chế phong tỏa trên phạm vi rộng và thực hiện tốt việc chăm sóc điều trị người nhiễm Covid-19.
Tần suất, thời gian lấy mẫu, xét nghiệm theo các khu vực nguy cơ, theo hướng dẫn sau:
Đến ngày 15/9, tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao: Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần); Lấy mẫu đơn kháng nguyên nhanh hoặc lấy mẫu xét nghiệm rRT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình.
Tại các khu vực có nguy cơ và khu vực khác: Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà ở/hộ gia đình cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần); lấy mẫu xét nghiệm rRT-PCR mẫu gộp theo nhà ở/hộ gia đình.
Các địa phương tiếp tục xét nghiệm tầm soát 100% với những trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp…, đến cơ sở khám, chữa bệnh và tại cộng đồng.
Nhân viên, người lao động (là trường hợp có nguy cơ cao) tại cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, người trực tiếp cung cấp dịch vụ thiết yếu được thực hiện xét nghiệm 3 ngày/lần.
Những tỉnh, thành phố này cần xem xét, tổ chức thực hiện việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế; xét nghiệm tầm soát 100% các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp…, đến cơ sở khám, chữa bệnh hoặc tại cộng đồng.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trên huy động tối đa lực lượng tham gia lấy mẫu, tổ chức nhiều đội lấy mẫu lưu động và không giới hạn thời gian lấy mẫu. Tăng cường hướng dẫn người dân tự thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên đã được tập huấn.
Khi tổ chức thực hiện lấy mẫu, các cơ sở phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, không để xảy ra lây nhiễm chéo; thực hiện việc gộp mẫu làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh và rRT-PCR phù hợp với tình hình thực tế.
Bộ Y tế họp cân nhắc dùng mũi 2 khác loại với người đã tiêm Moderna
Sau cuộc họp này, Hội đồng sẽ trình lãnh đạo Bộ Y tế để xem xét các nội dung liên quan.
Sáng 8/9, các cục/vụ chức năng liên quan và Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế họp xem xét việc tiêm trộn mũi 2 vaccine khác loại cho người tiêm mũi một vaccine Moderna.
Một số địa phương như Hà Nội và TP.HCM hiện có tình trạng hết vaccine Moderna để tiêm mũi hai cho người dân.
Những ngày gần đây, một số điểm tại TP.HCM đã tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer cho người tiêm Moderna ở mũi đầu. Lý do là họ đã đến lịch tiêm mũi 2 nhưng vaccine Moderna không còn.
Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 5 triệu liều vaccine Moderna do Mỹ tài trợ thông qua cơ chế COVAX. Số vaccine này về Việt Nam từ tháng 7.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở được phân bổ loại vaccine này chỉ sử dụng một nửa để tiêm mũi 1. Số còn lại cho mũi 2.
Tuy nhiên, tại TP.HCM, một số cơ sở tiêm chủng hết vaccine Moderna cho mũi 2 nên đã thay thế mũi 2 bằng vaccine khác trước khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết vaccine này đang hạn chế và khi tiêm vaccine thay thế, ngành y tế sẽ chọn loại vaccine phù hợp nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất cho người dân.
Hiện nay, trong tất cả các hướng dẫn, Việt Nam sử dụng những loại vaccine tương đồng để sử dụng tiêm cho người dân. Trong tình hình thiếu vaccine, một số nước đã tiêm trộn vaccine. Việc sử dụng các vaccine cùng loại hoặc trộn giữa các loại có hiệu quả tốt, chưa ghi nhận tai biến nào xảy ra.
Trước đó, ngày 3/8, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc tiêm vaccine Covid-19. Theo đó, những người đã tiêm mũi 1 vaccine của Sinopharm, Pfizer, Moderna thì mũi thứ 2 chỉ tiêm cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, chúng ta có thể tiêm phối hợp song chỉ tiêm mũi 2 vaccine của Pfizer cho người đã tiêm mũi một vaccine của AstraZeneca sản xuất. Điều kiện là người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm 8-12 tuần.
Bộ Y tế lưu ý không sử dụng vaccine của Moderna hoặc các loại khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm AstraZeneca.
Tại Việt Nam, cho đến nay, Bộ Y tế mới cho phép tiêm mũi 2 bằng vaccine Pfizer cho người tiêm mũi 1 bằng AstraZeneca.
Hà Nội đề nghị hướng dẫn đi lại với người tiêm 2 mũi vaccine Thành phố kiến nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vaccine và hướng dẫn cụ thể với những trường hợp đã hoàn thành việc tiêm hai mũi. Trao đổi với báo chí ngày 5/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay thành phố đã kiến nghị Chính phủ xem xét giao quyền chủ động cho các địa phương quyết...