Bộ Y tế yêu cầu phòng, kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona trong bệnh viện
Ngày 24/1/2020, cục Quản lý Khám chữa bệnh (bộ Y tế) đã ban hành công văn số 96/KCB-ĐD&KSNK về việc phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona trong bệnh viện.
Công văn nêu rõ, hiện nay bệnh dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới (nCoV) đang có diễn biến phức tạp. Theo số liệu của cục Y tế dự phòng, tính đến ngày 23/01/2020 tại Trung Quốc: Số ca mắc và tử vong tăng nhanh (571 trường hợp mắc, 17 trường hợp tử vong tại Vũ Hán); đã ghi nhận các trường hợp mắc tại 23 địa phương khác như Bắc Kinh, Quảng Đông, Thâm Quyến, Thượng Hải…; đã xác định có sự lây truyền nCoV từ người sang người và đã có 15 nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
Một số nước, vùng lãnh thổ trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập như: Thái Lan (04 trường hợp), Nhật Bản (01 trường hợp), Hàn Quốc (01 trường hợp), Đài Loan (01), Hoa Kỳ (01), Ma Cao (01), Hồng Kông (01). Tại Việt Nam đã ghi nhận 02 ca dương tính với nCoV đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy (02 bố con người Trung Quốc).
Để chủ động phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch trong bệnh viện, cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu giám đốc sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng ytế các ngành; Giám đốc các bệnh viện trực thuộc bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
Bộ Y tế yêu cầu phòng, kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do virus Corona trong bệnh viện (Ảnh minh hoạ).
Tại khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu
Tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV ngay tại nơi đón tiếp.
Bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.
Bố trí khu vực chờ, khu vực khám riêng cho người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV (có biển báo và chỉ dẫn rõ ràng).
Khi phát hiện có người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV đủ tiêu chuẩn nhập viện, chuyển người bệnh vào nơi thu nhận người bệnh đúng quy định.
Người bệnh cấp cứu đến thẳng khoa cấp cứu, thực hiện như các nội dung trên.
Tuân thủ phòng ngừa chuẩn (vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp; sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; phòng ngừa chấn thương do vật sắc nhọn; quản lý chất thải; vệ sinh bề mặt…) và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền (đường tiếp xúc, đường giọt bắn và đường không khí).
Tuyên truyền, hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh mang khẩu trang, vệ sinh hô hấp; khuyến khích tất cả người bệnh và người nhà mang khẩu trang khi đến khoa Khám bệnh (qua loa đài, hướng dẫn trực tiếp bằng poster, tờ rơi…).
Tăng cường vệ sinh sàn, bề mặt buồng bệnh bằng hóa chất khử khuẩn. Bảo đảm các phòng khám, phòng lưu người bệnh nhiễm nCoV được thông khí tốt.
Video đang HOT
Tờ rơi phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại cửa khẩu được in ra 3 thứ tiếng (Việt/Anh/Trung).
Tại các khoa thu nhận, điều trị người nhiễm nCoV
Có biển cảnh báo tại khu vực cách ly. Hạn chế tối đa người ra vào khu vực cách ly.
Tuân thủ phòng ngừa chuẩn. Áp dụng cách ly phòng ngừa theo cả 3 đường lây, đặc biệt lưu ý phòng ngừa cách ly lây truyền theo đường tiếp xúc và giọt bắn. Áp dụng phòng ngừa cách ly lây truyền qua đường không khí khi có các thủ thuật có thể tạo ra hạt khí dung. Bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.
Có thể bố trí kíp nhân viên y tế riêng để điều trị và chăm sóc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV. Kíp nhân viên y tế này không tham gia điều trị, chăm sóc các người bệnh khác nhằm phòng ngừa lây nhiễm.
Bảo đảm thông khí buồng bệnh tối thiểu 3 lần/ngày.
Áp dụng triệt để gói biện pháp phòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy, nếu người bệnh có đặt nội khí quản và gói giải pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết bệnh viện.
Hạn chế di chuyển người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoVra khỏi khu vực cách ly. Nếu cần vận chuyển, bố trí đường vận chuyển riêng, ít người lưu thông.
Người bệnh và người nhà mang khẩu trang y tế, đặc biệt khi vận chuyển người bệnh ra ngoài khu vực cách ly.
Dụng cụ sau khi sử dụng được thu gom, vận chuyển kín và xử lý tập trung tại Trung tâm Khử khuẩn – Tiệt khuẩn.
Đồ vải sau khi sử dụng được thu gom, vận chuyển kín và xử lý tập trung tại nhà giặt.
Tất cả chất thải rắn phát sinh trong khu vực cách ly được quản lý, xử lý như chất thải y tế nguy hại.
Tăng cường vệ sinh sàn, bề mặt buồng bệnh bằng hóa chất khử khuẩn theo quy định.
Tại các khoa phòng khác
Tuân thủ nội dung phòng ngừa chuẩn. Bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.
Bảo đảm thông khí buồng bệnh.
Phổ biến các poster, tờ rơi về các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh. Hướng dẫn người bệnh và người nhà người bệnh mang khẩu trang y tế khi có các dấu hiệu ho, sốt…; thực hiện quy tắc che miệng khi ho, hắt hơi. Yêu cầu tất cả người bệnh và người nhà người bệnh của khoa Hô hấp mang khẩu trang.
Khi phát hiện có người bệnh có dấu hiệu nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễmnCoV, chuyển người bệnh đến khoa tiếp nhận theo quy định.
Tăng cường vệ sinh sàn, bề mặt buồng bệnh bằng hóa chất khử khuẩn theo quy định.
Thu thập, đóng gói, vận chuyển và xử lý bệnh phẩm xét nghiệm của người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoVbảo đảm an toàn theo đúng quy định.
Phòng ngừa cho nhân viên y tế, người nhà người bệnh và khách đến thăm
Hạn chế tối đa nhân viên y tế, người nhà người bệnh và khách thăm vào buồng cách ly. Người vào buồng cách ly phải tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn về dự phòng khi vào khu vực cách ly.
Ngoài ra, bảo đảm đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.
Tổ chức tập huấn cho các nhân viên y tế về sàng lọc, phát hiện và xử trí khi có người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV.
Tăng cường giám sát tuân thủ thực hành của nhân viên y tế. Đặc biệt là tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền tại các khu vực tiếp nhận, điều trị và chăm sóc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV.
Báo cáo khi có ca bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV theo quy định.
Theo nguoiduatin
Chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm đưa ra nguyên tắc hàng đầu phòng chống virus corona mới
Đến thời điểm hiện tại (ngày 24/1) đã có 2 ca bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra được phát hiện ở Việt Nam đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh viêm phổi lạ tại Vũ Hán do virus corona mới là bệnh lây qua đường hô hấp. Đến thời điểm hiện tại (ngày 24/1) đã có 2 ca bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra được phát hiện ở Việt Nam đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Dịch viêm phổi cấp đã xuất hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khiến nguy cơ lây lan, bùng phát ở mức rất cao.
Virus corona có diễn biến phức tạp, chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm đưa ra nguyên tắc phòng ngừa
GS. TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết bản chất của virus corona mới gây viêm phổi lạ tại Vũ Hán vẫn là chủng corona virus từng gây ra SARS (năm 2003) và MERS (2017). Bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới là bệnh lây qua đường hô hấp, nên bệnh có khả năng lây lan.
Bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới là bệnh lây qua đường hô hấp, nên bệnh có khả năng lây lan.
Theo GS. TS Nguyễn Văn Kính, đây là dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta vì thế cần giám sát chặt những người đi từ vùng dịch về. Giống như dịch SARS trước đó, chúng ta cần giám sát các chuyến bay đi từ vùng dịch về. Không phải ai đi từ vùng dịch về cũng áp dụng biện pháp cách ly nếu không sốt nhưng cần theo dõi tại nhà, khi có biểu hiện bệnh cần đến viện ngay.
Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Ngoài ra, dịch mới bùng phát nên cũng chưa thể đánh giá được virus này nguy hiểm hơn hay ít nguy hiểm hơn so với SARS, tỷ lệ tử vong cao hay thấp. Theo thống kê tại Trung Quốc hiện đã ghi nhận hơn 540 ca mắc, 17 trường hợp tử vong.
Theo GS. TS Nguyễn Văn Kính về nguyên tắc, hầu như các bệnh truyền nhiễm đều không lây trong thời kỳ ủ bệnh trừ sởi, quai bị có thể lây trước khi có biểu hiện bệnh về lâm sàng. Chủng virus corona nói chung khi theo dõi trong thời gian dài thì không lây trong thời kỳ ủ bệnh, tuy nhiên với virus corona mới này thì cần theo dõi thêm.
Virus corona mới lây theo đường hô hấp, ở mức độ tiếp xúc gần. Trong vòng 2m nếu người xung quanh hít phải giọt bắn của nước bọt hay hắt hơi của người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Đây là dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào nước ta, vì thế cần giám sát chặt những người đi từ vùng dịch về. Giống như dịch SARS trước đó, chúng ta cần giám sát các chuyến bay đi từ vùng dịch về. Không phải ai đi từ vùng dịch về cũng áp dụng biện pháp cách ly nếu không sốt nhưng cần theo dõi tại nhà, khi có biểu hiện bệnh cần đến viện ngay.
Đồng thời, cơ quan y tế cũng phải nắm được danh sách của tất cả các hành khách trên chuyến bay đó, tên tuổi, địa chỉ, ngồi ở ghế nào. Trong trường hợp sau này có một hành khách xác định dương tính thì cần cách ly theo dõi những người ngồi gần bệnh nhân nhất, trong vòng 2m.
Cách phòng bệnh giống như phòng bệnh cúm: Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, hạn chế đến nơi đông người... Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh viêm đường hô hấp do virus corona mới tương tự như SARS.
Quan trọng là tổ chức hệ thống giám sát, phát hiện cách ly ca mắc càng sớm càng tốt vì bệnh lây qua đường hô hấp lây qua ho, hắt hơi, bắn nước bọt.
Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh viêm đường hô hấp do virus corona mới tương tự như SARS. Cụ thể, bệnh nhân sẽ bị viêm đường hô hấp cấp tính dẫn đến viêm phổi và suy đường thở. Khi 2 phổi tổn thương toàn bộ, bệnh nhân sẽ không có khả năng trao đổi oxy, dẫn đến não bị tổn thương, suy đa tạng và bệnh nhân sẽ tử vong. Nếu không được khống chế, tỷ lệ tử vong sẽ cao.
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với virus corona vì thế việc điều trị vẫn dựa trên phòng bệnh và phát hiện điều trị triệu chứng và biến chứng.
Theo baodansinh
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì họp khẩn phòng bệnh viêm phổi cấp corona Bộ Y tế tổ chức họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì. Sáng 24/1, Bộ Y tế tổ chức họp khẩn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) với sự tham gia của các...