Bộ Y tế xử phạt hơn 35,4 tỷ đồng về an toàn thực phẩm
Đó là báo cáo của Bộ Y tế tại hội nghị công tác phòng chống tham nhũng ngày 23.8 tại Đà Nẵng.
Cụ thể, Bộ Y tế cho biết, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng, ảnh hướng xấu đến môi trường kinh doanh.
Riêng đối với các mặt hàng là dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược liệu, vị thuốc cổ truyền giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc,… có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong thời gian gần đây mặt hàng dược phẩm giả, kém chất lượng được các cơ quan chức năng phát hiện có xu thế tăng mạnh.
Sáu tháng đầu năm, Bộ Y tế đã triển khai 36 đoàn kiểm tra về dược phẩm, mỹ phẩm, tiến hành kiểm tra 43 cơ sở (28 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc; 15 cơ cở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm).
Bộ Y tế đã xử phạt 41 cơ sở vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm. Tổng số tiền phạt là hơn 2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo Bộ Y tế, trong các đợt thanh tra, kiểm tra tại 63 tỉnh thành, cơ quan chức năng ngành y tế phát hiện hơn 68 nghìn cơ sở về an toàn thực phẩm, đã xử lý hơn 15 nghìn cơ sở, trong đó phạt tiền hơn 13 nghìn cơ sở, với số tiền lên đến hơn 35,4 tỷ đồng.
Từ thực trạng trên, Bộ Y tế đề nghị Tổng cục Hải quân, Cục quản lý thị trường, Bộ Công an phối hợp cùng các đơn vị liên quan của Bộ Y tế để chủ động triển khai việc thanh, kiểm tra các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm, mỹ phẩm và dược liệu.
Bộ cũng đề nghị Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp với các ngành của Bộ để chống buôn lậu dược liệu, hàng lậu,…
THUỲ TRANG
Theo LĐO
Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu
Nhiều giải pháp đã được lực lượng quản lý thị trường (QLTT) triển khai để hạn chế tối đa tình trạng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng có thể thâm nhập vào thị trường mùa trung thu 2018.
Đầu mùa, đã xuất hiện hàng kém chất lượng
Ngày 8/8/2018, Đội QLTT số 24, Chi Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra và thu giữ lô hàng 10.000 bánh trung thu nhập lậu với mức giá siêu rẻ tại một cửa hàng buôn bán nông sản ở La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Kiểm soát chặt chất lượng bánh trung thu Đảm bảo an toàn
Qua kiểm tra phát hiện, toàn bộ lô hàng vi phạm với hơn 10.000 sản phẩm gồm bánh trứng, bánh nướng, bánh dẻo đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Hàng mới được nhập về, vẫn còn nguyên trong các bao tải, nhãn mác không có thông tin về hạn sử dụng. Theo khai nhận, mỗi chiếc bánh nhập về có giá từ 2.000 - 3.000 đồng và không có cơ quan nào kiểm tra, giám sát về chất lượng.
Đại diện Chi cục QLTT Hà Nội cho biết, hiện nay, bên cạnh những thương hiệu uy tín lâu năm, bánh trung thu cũng xuất hiện nhiều loại giá rẻ, siêu rẻ, các sản phẩm handmade hoặc nhái các nhãn hiệu bánh nổi tiếng của nước ngoài nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Các sản phẩm này được rao bán online, không có trụ sở nên rất khó kiểm soát.
Tăng cường kiểm tra
Để đảm bảo công tác an toàn thực phẩm trong dịp Trung thu, ngay từ đầu mùa, Cục QLTT đã ban hành Công văn số 1153/QLTT-KSCLHH đề nghị Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai một số nhiệm vụ. Cụ thể, các chi cục QLTT được yêu cầu tăng cường quản lý địa bàn, lập cơ sở dữ liệu các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân phối bán buôn, bán lẻ thực phẩm để phục vụ kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP); phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; chú trọng kiểm tra các mặt hàng thuộc nhóm ngành hàng như: Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Đặc biệt, tập trung kiểm tra hóa đơn, chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa; việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, công bố hợp quy; nhãn hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; đăng ký kinh doanh, điều kiện đảm bảo ATTP; các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Lực lượng QLTT cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan: Y tế, công an, nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bánh trung thu; nguồn gốc của nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến bánh trung thu; nguồn gốc, xuất xứ bánh trung thu; việc thực hiện quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm, ghi nhãn hàng hóa, các điều kiện về sản xuất, kinh doanh, điều kiện ATTP, xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở, người lao động và các quy định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Sau dịp Tết Trung thu, các cơ quan chức năng cũng cần tập trung kiểm tra việc thu hồi và xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng.
Ông Trịnh Văn Ngọc - Cục trưởng Cục QLTT (Bộ Công Thương): Trong quá trình kiểm tra cần kết hợp tuyên truyền trực tiếp đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh các quy định của pháp luật về kinh doanh hàng hóa và đảm bảo ATTP. Đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm và công bố công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
Thu Hà
Theo congthuong
Cục ATTP rà soát thông tin bánh Trung thu nhập lậu Cơ quan chức năng đã nhận được thông tin phản ánh bánh Trung thu nhập lậu từ nước ngoài tràn lan trên thị trường và đang xác minh xử lý. Ngày 14/8/2018, Cục An toàn thực phẩm (Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc ban chỉ đạo liên ngành TW về an toàn thực phẩm) đã có Công văn số 4231/ATTP-KHTC) gửi Vụ...