Bộ Y tế: Ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho thai phụ, sản phụ
Bộ Y tế ban hành công văn khẩn ưu tiên tiêm vắc xin cho 2 nhóm phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ca nhiễm tăng cao.
Một thai phụ được tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 tại Bệnh viện Từ Dũ – Ảnh: DUYÊN PHAN
Hơn 2 tháng trước đây, phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng được hoãn tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên hiện nay, số ca nhiễm COVID-19 ở hai nhóm trên ngày càng tăng, có nhiều trường hợp chuyển biến nặng, gây suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương cũng như khả năng cung ứng vắc xin, Bộ Y tế đề nghị ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đối tượng phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trên địa bàn.
Video đang HOT
Đồng thời yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành, các bệnh viện cung cấp dịch vụ quản lý thai, khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh… tiếp tục triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch.
Phải luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sản khoa và trẻ sơ sinh an toàn, không để đứt gãy chuỗi cung ứng dịch vụ.
Bên cạnh đó, tuân thủ hướng dẫn dự phòng và xử trí COVID-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, cơ sở y tế.
Trước đó, việc tiêm vắc xin COVID-19 cho phụ nữ mang thai đã được thực hiện theo quy định của quyết định số 3802/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 10-8.
Phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần là đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng, phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là đối tượng trì hoãn tiêm chủng. Chống chỉ định tiêm vắc xin Sputnik V cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Theo Bộ Y tế, các dữ liệu hiện nay cho thấy nguy cơ mắc bệnh thể nặng ở phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 là thấp. Tuy nhiên, nguy cơ nằm ở khoa chăm sóc tích cực, thở máy và hỗ trợ thông khí (ECMO) và tử vong ở phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có triệu chứng cao hơn so với nhóm phụ nữ không mang thai có triệu chứng.
Cũng có bằng chứng cho rằng viêm phổi do virus ở phụ nữ mang thai có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh… Bệnh viện Hùng Vương và Bệnh viện Từ Dũ là 2 đơn vị sản phụ khoa lớn nhất thành phố được giao nhiệm vụ thiết lập các khu điều trị cho thai phụ mắc COVID-19.
Tiêm trộn AstraZeneca - Sputnik V không gây tác dụng phụ nghiêm trọng
Nghiên cứu đầu tiên về tiêm trộn vaccine AstraZeneca và Sputnik V cho thấy sự kết hợp này không gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
"Các nghiên cứu về tính an toàn và sinh miễn dịch khi tiêm trộn vaccine Covid-19 của AstraZeneca và phiên bản một mũi của Sputnik V đã được tiến hành ở Azerbaijan hồi tháng hai. 50 tình nguyện viên đã được tiêm trộn và đang mời thêm những người mới. Phân tích ban đầu cho thấy tiêm trộn hai loại vaccine này không gây tác dụng phụ nghiêm trọng hay nhiễm nCoV sau tiêm chủng", Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF) ra thông cáo báo chí hôm 30/7.
Dữ liệu ban đầu về khả năng sinh miễn dịch khi tiêm kết hợp hai vaccine AstraZeneca và Sputnik V sẽ được công bố vào tháng sau. Giám đốc điều hành RDIF Kirill Dmitriev kỳ vọng việc tiêm trộn hai loại vaccine này sẽ thành công ở Azerbaijan và các quốc gia khác, cho phép triển khai hiệu quả hơn các chương trình tiêm chủng để bảo vệ người dân trên thế giới.
Lãnh đạo hãng dược AstraZeneca cũng bày tỏ kỳ vọng về kết quả tiêm trộn vaccine Covid-19, cho biết kết hợp các loại vaccine khác nhau là một trong những phác đồ tiêm chủng hứa hẹn nhất để nghiên cứu.
Các mẫu vaccine Covid-19 (từ trái qua phải) của Pfizer, AstraZeneca, Sputnik V và Moderna. Ảnh: Reuters.
Phiên bản vaccine Covid-19 một liều của Sputnik V là Sputnik Light. RDIF cho biết loại vaccine này có thể được dùng tiêm trộn để tăng hiệu quả, kể cả khả năng chống lại các biến chủng mới.
Cơ quan đăng ký dược phẩm quốc gia Nga hôm 26/7 cho biết 5 cơ sở y tế nước này sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm tiêm trộn vaccine AstraZeneca và Sputnik V, dự kiến kết thúc vào đầu tháng 3/2022.
Một số nghiên cứu cho thấy kết quả khả quan trong tiêm trộn vaccine Covid-19, song nhiều nhà khoa học cho rằng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu sâu rộng hơn để củng cố phương án này. Tiêm trộn vaccine Covid-19 còn được coi như lựa chọn tốt ở một số nước đang thiếu một loại vaccine nhất định.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về vấn đề tiêm trộn, cho rằng quyết định chọn loại vaccine kết hợp và khoảng thời gian giữa các mũi tiêm phải được cơ quan y tế hướng dẫn cụ thể.
Việt Nam đã đảm bảo được 105 triệu liều vaccine Việt Nam đặt mục tiêu mua 150 triệu liều vaccine Covid-19 để tiêm cho 70% dân số, tới nay đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều. Trong số 105 triệu liều vaccine Covid-19 mà Việt Nam đã đảm bảo được, 38,9 triệu liều do chương trình COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tài trợ, 30...