Bộ Y tế ưu tiên hỗ trợ con người, phương tiện và vaccine cho các tỉnh biên giới Tây Nam
Về công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, các tỉnh biên giới phía Tây Nam được ưu tiên trong các kế hoạch tiêm chủng.
Tiếp tục chuyến công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 tại tỉnh Kiên Giang, sau khi đi kiểm tra, giám sát thực tế tại TP Hà Tiên, chiều nay (18/4), đoàn công tác của Bộ Y tế do GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia làm trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh ở các nước trong khu vực, nhất là ở các tỉnh bạn giáp biên, đoàn công tác của Bộ y tế khuyến cáo Kiên Giang cần tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu, đường mòn, lối mở…
Với đề xuất của tỉnh Kiên Giang về việc thành lập bệnh viện dã chiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đồng ý với phương án này và cho biết Bộ tế sẽ có các phương án hỗ trợ phù hợp nhằm nâng cao năng lực y tế của địa phương đáp ứng tinh thần phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là tăng cường trang bị máy thở cho bệnh viện; chỉ đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cử chuyên gia trực tiếp hỗ trợ bệnh viện Đa khoa Hà Tiên nhằm nâng cao năng lực điều trị tại chỗ đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng cần đến ICU hay thậm chí là ECMO; kết nối với hệ thống hội chẩn, điều trị toàn quốc nhằm huy động lực lượng chuyên gia khi cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ sẽ tiếp tục chỉ đạo tỉnh Hà Tiên xây dựng một bệnh viện dã chiến, có 1 khu cấp cứu sẵn sàng đối với với tình huống dịch lan rộng và có những ca nặng theo phương châm “4 tại chỗ”. Đây là điều rất quan trọng: “Chúng tôi cũng đang chỉ đạo địa phương thiết lập hệ thống có thể đảm bảo vấn đề xét nghiệm trên diện rộng cho tình huống nhanh và chuẩn bị các kịch bản cho việc tình huống xấu hơn”.
Đoàn công tác của Bộ tế kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 tại khu vực biên giới Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh ở các nước trong khu vực, nhất là ở các tỉnh bạn giáp biên, đoàn công tác của Bộ y tế khuyến cáo Kiên Giang cần tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, quyết tâm ngăn chặn việc nhập cảnh trái phép, nhất là nhập cảnh trái phép trên biển để hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài nhưng cũng đồng thời phải chuẩn bị sẵn sàng cho các tính huống có thể xảy ra (kể cả các trường hợp xấu nhất) để chủ động ứng phó. Theo đó địa phương cần xây dựng các kịch bản, phương án cách ly, phong tỏa để hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế nhưng vẫn phòng, chống dịch hiệu quả khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập hay ca bệnh trong cộng đồng; nâng cao năng lực, công suất xét nghiệm với sự hỗ trợ từ Viện Pasteur TP.HCM…
Về công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, các tỉnh biên giới phía Tây Nam được ưu tiên trong các kế hoạch tiêm chủng. Tại Kiên Giang, tất cả lực lượng biên phòng trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang đã được tiêm phòng mũi 1 và sắp tới sẽ triển khai tiêm mũi thứ 2.
Video đang HOT
“Hiện nay vấn đề vắc xin Bộ Y tế đang chỉ đạo quyết liệt. Chúng tôi cũng đang ưu tiên tiêm vắc xin cho các tỉnh ở biên giới Tây nam, bởi, theo đánh giá khu vực Tây Nam là khu vực tương đối nóng. Hiện, Bộ đã lập 5 đoàn công tác và đi kiểm tra tất cả đối với 13 tỉnh thành ĐBSCL để tất cả địa phương đều có tâm thế và chuẩn bị cho tình huống dịch có thể xuất hiện trong cộng đồng và lan tràn ra diện rộng”- Bộ trưởng Bộ Y tế nói thêm.
Các địa phương phải sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vaccine phòng Covid-19
"Không được phép để liều vaccine phòng Covid-19 nào phải hủy vì lý do không tổ chức tiêm. Địa phương nào không tổ chức tiêm, chúng tôi sẽ thu hồi vaccine và thông báo rộng rãi", Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Đây là ý kiến chỉ đạo của GS, TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm chủng vaccine Covid-19 với ngành y tế của 63 tỉnh, thành phố.
Chậm nhất đến ngày 5-5 phải kết thúc đợt tiêm chủng đầu tiên
GS, TS Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua, Việt Nam nỗ lực cố gắng có vaccine. Nguồn vaccine do COVAX Facility tài trợ là hơn 811 nghìn liều về Việt Nam ngày 1-4 đã được phân bổ cho các địa phương theo đúng tinh thần Nghị quyết 21/NQ-21 của Chính phủ.
Hiện nay, vaccine do COVAX Facility tài trợ đã về với các địa phương, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương phải tiêm nhanh chóng kết thúc đợt tiêm chủng đầu tiên này trước ngày 5-5.
Tại cuộc họp Chính phủ ngày 15-4, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương và Bộ Y tế "không được phép để bất cứ liều vaccine nào phải huỷ do không tổ chức tiêm được". Do đó, các địa phương không tổ chức tiêm hết, Bộ Y tế sẽ thu hồi vaccine và thông báo rộng rãi.
Về vấn đề an toàn tiêm chủng, Bộ Y tế khẳng định, Việt Nam tiếp tục tiêm vaccine Covid-19 theo đúng kế hoạch. Hiện nay chúng ta đã tiêm chủng cho hơn 73 nghìn người. Hệ thống giám sát của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia ghi nhận gần 33% người được tiêm xuất hiện phản ứng nhẹ thông thường sau khi tiêm và hầu hết là phản ứng tại chỗ như đau, ngứa, nóng đỏ, có trường hợp bị sốt nhẹ, tuy nhiên những phản ứng này đều tự hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị, chăm sóc y tế.
Có thể thấy mức độ phản ứng sau tiêm chủng của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Không có bất kỳ trường hợp nào bị huyết khối sau tiêm tại Việt Nam. Dẫn chứng của Bộ Y tế cho biết đối với vaccine 5 trong 1 được tiêm trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng cũng có tỷ lệ phản ứng sau tiêm hơn 50%.
Thông tin tại cuộc họp, Bộ Y tế cho biết, thời gian qua Bộ Y tế đã liên tục tổ chức các cuộc họp với các chuyên gia đầu ngành về công tác an toàn tiêm chủng. Hôm qua (ngày 15-4), Bộ Y tế đã ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt là điều trị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống xảy ra trong tiêm chủng.
Hiện nay chúng ta có mạng lưới 1.500 điểm cầu kết nối khám chữa bệnh từ xa và Bộ Y tế đang tiếp tục mở rộng thêm các điểm cầu. Đội ngũ chuyên gia, giáo sư ở ba miền bắc, trung, nam thường trực ở mạng lưới này sẽ tập trung giúp tất cả các địa phương trên toàn quốc.
Với quan điểm "tiêm đến đâu an toàn đến đó" và bảo đảm an toàn ở mức độ rất cao, thậm chí cao hơn so với yêu cầu, các chuyên gia đã phân tích các trường hợp phản ứng sau tiêm, theo đó có những trường hợp phản ứng không đến mức nặng nhưng vẫn được xử lý như phản ứng nặng sau tiêm...
"Chúng ta đặt tiêu chí an toàn tiêm chủng lên rất cao, tự tin xử lý tốt các trường hợp có phản ứng không mong muốn sau tiêm. Tuy chúng ta nâng cao an toàn tiêm chủng hơn một mức so với bình diện chung của Tổ chức Y tế Thế giới nhưng không vì lý do nào mà tiêm chậm 811 nghìn liều, các địa phương phải triển khai nhanh, không để liều nào không được tiêm khi hết hạn sử dụng do thời hạn sử dụng vaccine phòng Covid-19 của COVAX chỉ đến 31-5-2021 ", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Kết quả tiêm vaccine đợt 1 rất đáng khích lệ, các địa phương sớm triển khai kế hoạch tiêm chủng
PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, đến ngày 14-4, 9/19 tỉnh thành phố kết thúc đợt tiêm 1 với kết quả đáng khích lệ.
Các địa phương Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Giang, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu Gia Lai, Khánh Hòa, Đà Nẵng đã kết thúc tiêm, sử dụng tối đa hóa rất hiệu quả nguồn vaccine cung ứng. Các địa phương này tận dụng việc tiêm bảo đảm mũi tiêm đủ 0,5mm cho mỗi người được tiêm, số lượng được tiêm nhiều hơn số liều ghi trong lọ là 10 liều.
"Một lọ có 6,5 mm, tương đương với 13 liều vaccine, các địa phương này đã tiêm được 11-12 liều/lọ. Các anh, chị đã rất có trách nhiệm với số lượng vaccine đã được cung ứng và triển khai tiêm rất hiệu quả trong quá trình sử dụng vaccine", bà Hồng cho biết.
Có bốn tỉnh sử dụng tốt và tiêm được hơn 90% số vaccine được cấp là Hà Nội, Bắc Giang, Điện Biên, Bình Dương. Ba tỉnh có tỷ lệ sử dụng vaccine đợt 1 so với số vaccine được cấp từ 80-90% là Hải Phòng, Hưng Yên, TP Hồ Chí Minh.
Hiện còn ba tỉnh chưa đạt được kết quả tiêm chủng đúng tiến độ, trong đó có Đồng Tháp đã tiêm được 286 đối tượng tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngự, còn 100 liều dự kiến hoàn thành trong tuần này.
Hai tỉnh là Quảng Ninh, Hải Dương do cần phải phê duyệt kế hoạch, tổ chức thực hiện theo đợt nên số lượng vaccine còn hơn 50%. Hai địa phương này đang có kế hoạch triển khai trong tháng 4 và lồng ghép trong đợt tiêm vaccine thứ 2.
Bà Dương Thị Hồng nhận định, hầu hết các địa phương nhanh chóng triển khai kế hoạch tiêm vaccine. Nhưng do vaccine này mới nên một số địa phương còn thận trọng, dè dặt, ngắt quãng dẫn tới tiến độ chưa được như mong muốn.
Để triển khai tiêm vaccine đợt 2, hiện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chuyển vaccine cho 28 tỉnh, thành phố miền bắc; chín tỉnh tại miền trung; bốn tỉnh tại Tây Nguyên; tám tỉnh tại miền nam (dự kiến cấp tiếp cho 12 tỉnh vào tuần thứ 3 tháng 4). Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hành tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 để các địa phương sử dụng.
Hiện nay mới có 18 địa phương ban hành kế hoạch triển khai, huy động lực lượng địa phương bảo đảm tiến độ và an toàn tiêm chủng tiêm vaccine, 45 địa phương chưa ban hành kế hoạch. Bà Dương Thị Hồng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố này sớm triển khai kế hoạch và có chỉ đạo sát sao bảo đảm tiến độ tiêm chủng và bố trí kinh phí triển khai.
Tại một số địa phương tiến độ tiêm chưa đạt mong muốn, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các địa phương liên tục triển khai, giám sát, hướng dẫn các tuyến triển khai tiêm vaccine cuốn chiếu, không làm gián đoạn giữa các đợt tiêm... "Thời gian tới đây, số lượng vaccine đợt 2 nhiều hơn đợt 1 nên việc phối hợp giữa y tế dự phòng và hệ điều trị cần phải chặt chẽ, giám sát kịp thời sau tiêm chủng, xử trí sau tiêm chủng an toàn, tránh rủi ro đáng tiếc, đạt tỷ lệ tiêm chủng cao bền vững", bà Hồng nói.
Do nguồn cung toàn cầu còn hạn chế, khi nhận vaccine hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, chúng ta phải chấp nhận vaccine có hạn sử dụng ngắn. Đa số vaccine có hạn tối đa sáu tháng nhưng vừa rồi vacicne chúng ta nhận được chỉ dưới hai tháng nên các địa phương phải tăng cường chỉ đạo sát sao, khẩn trương, tăng khả năng điều phối giữa các tỉnh, huyện, xã sử dụng hiệu quả nguồn vaccine, để không phải hủy vaccine khi hết hạn mà còn sử dụng tối đa nguồn vaccine trong mỗi lọ.
"Chúng tôi nhận định vaccine Covid-19 mới, thông tin về an toàn tiêm chủng còn tiếp tục được cập nhật, đặc biệt phản ứng nặng sau tiêm chủng nên chúng ta cần có hiểu biết đúng đắn, đầy đủ, tăng cường công tác truyền thông về an toàn vaccine, truyền thông đầy đủ về biến cố bất lợi của vaccine, tránh gây hoang mang. Chúng tôi tin tưởng với sự chỉ đạo sát sao của các địa phương sẽ triển khai thành công chiến dịch đợt 2, thành công hơn đợt 1", bà Hồng nói.
3 ca mắc Covid-19 được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Khánh Hoà Sáng 14/4, Bộ Y tế cho biết, nước ta ghi nhận thêm 3 ca mắc mới (BN2715-2717) được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hoà. Cụ thể: Ca bệnh 2715 (BN2715): Bệnh nhân nam, 45 tuổi, công dân Việt Nam, địa chỉ tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngày 11/4/2021, bệnh nhân từ Đức nhập cảnh Sân bay Cam...