Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H9 đầu tiên tại Việt Nam
Bệnh nhân nam, 37 tuổi, ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam mắc cúm A/H9 từ trước đến nay.
Bệnh nhân hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.
Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân cúm A/H9 chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp
Sáng 6/4, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên từ trước đến nay. Bệnh nhân là nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ngày 10/3/2024, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị nhưng không thường xuyên. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM vào ngày 16/3/2024, được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do virus.
Kết quả xét nghiệm bước đầu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phát hiện dương tính cúm A và có các đoạn gen tương đồng virus cúm A phân tuýp H9. Mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Pasteur TPHCM để xét nghiệm khẳng định.
Bệnh nhân nam, 37 tuổi, ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam mắc cúm A/H9 từ trước đến nay. Bệnh nhân hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.
Ngày 1/4/2024, Viện Pasteur TPHCM phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A phân tuýp H9, hiện tại Viện đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm. Bệnh nhân hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.
Theo kết quả điều tra dịch tễ, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm, đồng thời trước cửa nhà bệnh có buôn bán gia cầm; xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe; đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp; chưa ghi nhận ổ dịch viêm đường hô hấp trong cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống.
Video đang HOT
Đây là trường hợp mắc cúm A/H9 đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó, vào tháng 3/2024, tại Khánh Hòa đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc cúm A/H5N1 trên người.
Cảnh báo tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người
Từ năm 2015 đến nay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 trường hợp mắc cúm A/H9N2, bao gồm 2 trường hợp tử vong, cả hai trường hợp tử vong này đều là các bệnh nhân có bênh nền, trong đó 96 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Trung Quốc và 2 trường hợp bệnh được nghi nhận tại Campuchia. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H9N2 lây từ người sang người.
Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp, không chỉ ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm trên gia cầm ở tất cả các khu vực mà còn ghi nhận sự lây truyền cho các loại động vật có vú ngày càng gia tăng.
Tại Mỹ, ghi nhận rải rác các trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 lây từ gia súc ở nhiều bang. Tại châu Á, tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng vi rút cúm A như H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3… Một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam tiếp tục ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người bao gồm H5N1, H9N2.
Bộ Y tế nhận định thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người. (Ảnh minh họa)
Trong nước, theo thông tin từ Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây có phát hiện virus cúm A/H9N2 lưu hành trên đàn gia cầm. Đây là virus cúm gia cầm độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A/H9N2 nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.
Hiện tại đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng virus cúm cùng với nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú, Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.
'Gõ từng nhà, rà từng đối tượng' để xác định nguồn lây bệnh đậu mùa khỉ
Viện Pasteur TP.HCM đề nghị Sở Y tế 22 tỉnh, thành phía nam giám sát bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng, đặc biệt ở các bệnh viện, phòng khám da liễu, phòng khám bệnh phụ khoa - nam khoa...
Đẩy mạnh giám sát trường hợp nghi nhiễm đậu mùa khỉ
Ngày 28.9, Viện Pasteur TP.HCM cho biết đã có công văn gửi 20 tỉnh, thành phố khu vực phía nam về việc tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ (Mpox)
Theo công văn, Viện Pasteur TP.HCM cho biết, trong tuần qua khu vực phía Nam đã ghi nhận 2 trường hợp bệnh đậu mùa khỉ xác định tại TP.HCM (địa chỉ thường trú tại Đồng Nai và Bình Dương).
Trước bối cảnh trên, để chủ động phòng chống dịch, hạn chế nguy cơ lây lan trong cộng đồng, Viện Pasteur TP.HCM đề nghị các trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tham mưu Sở Y tế chỉ đạo tăng cường triển khai giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh đậu mùa khỉ theo Quyết định 2265 ngày 22.8.2022 của Bộ Y tế.
Ca bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HCM
Bên cạnh đó, đẩy mạnh hệ thống giám sát phát hiện ca bệnh nghi ngờ tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập, đặc biệt chú trọng ở các phòng khám da liễu, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh phụ khoa, nam khoa. Lưu ý đến các nhóm có nguy cơ nhiễm cao như nam hoặc nữ có nhiều bạn tình, người có bệnh lây truyền qua đường tình dục, nam quan hệ tình dục đồng giới.
Tổ chức truyền thông trong cộng đồng về bệnh đậu mùa khỉ, đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao và truyền thông tại các cơ sở y tế, phòng khám trong và ngoài công lập.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến trong và ngoài công lập về giám sát, điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn bệnh đậu mùa khỉ.
2 bệnh nhân đậu mùa khỉ khởi bệnh tại nơi cư trú
Liên quan đến vấn đề này, thạc sĩ, bác sĩ Lương Chấn Quang, Phó trưởng Khoa kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TP.HCM thông tin thêm, việc điều tra xác minh ca bệnh và người tiếp xúc được CDC các tỉnh, thành phố triển khai sau khi có thông tin ca bệnh nghi ngờ mà không đợi đến khi có kết quả xét nghiệm. Viện Pasteur TP.HCM với vai trò chỉ đạo, điều phối đã tổng hợp và chia sẻ thông tin giữa các tỉnh, thành phố kịp thời xác định các yếu tố nguy cơ, người tiếp xúc gần ban đầu nhằm đáp ứng nhanh với tình huống bệnh.
Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục điều tra mở rộng các địa điểm, nhóm người tiếp xúc với hai trường hợp bệnh theo phương châm "gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để xác định nguồn lây và phát hiện sớm các trường hợp bệnh khác, nếu có
Cũng theo thạc sĩ, bác sĩ Lương Chấn Quang, các thông tin hiện có cho thấy cả 2 bệnh nhân khởi bệnh tại nơi cư trú, chưa có yếu tố tiếp xúc người nước ngoài hoặc đi nước ngoài trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, giao thương du lịch dễ dàng giữa các quốc gia thì nguy cơ bệnh xâm nhập vào mỗi quốc gia là hoàn toàn có thể. Do đó để phòng tránh dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, tuân thủ các hướng dẫn của ngành y tế không chỉ với riêng bệnh đậu mùa khỉ mà còn với các bệnh truyền nhiễm khác.
Thạc sĩ, bác sĩ Lương Chấn Quang cảnh báo, bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ người qua người kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Bệnh lây truyền chính qua tiếp xúc trực tiếp (bao gồm cả quan hệ tình dục), qua giọt bắn lớn. Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Với bệnh nhân, người có triệu chứng sốt, phát ban cấp tính dạng mụn mủ quanh bộ phận sinh dục, lòng bàn tay, chân, thân mình, mặt, cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
Với người tiếp xúc với bệnh nhân, cố gắng tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
Với người dân, kể cả bệnh nhân cần thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cá nhân, bao gồm:
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi.Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Vì sao chậm cung cấp vắc xin cho tiêm chủng mở rộng? Đã gần 5 tháng qua - kể từ lúc TP.HCM có 2 công văn gửi Bộ Y tế báo cáo tình hình vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, cần cung ứng kịp thời - đến nay TP.HCM vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bộ Y tế. Các trạm y tế ở TP.HCM thông báo tiêm vắc xin phòng bệnh...