Bộ Y tế sẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo điều trị COVID-19
Bộ Y tế đang điều chỉnh phác đồ, xây dựng phần mềm có hỗ trợ trí tuệ nhân tạo nhằm phát hiện sớm người bệnh COVID-19 có nguy cơ cao, dễ diễn biến nặng.
Ảnh minh họa.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê, Bộ Y tế đang điều chỉnh phác đồ, xây dựng phần mềm có hỗ trợ trí tuệ nhân tạo nhằm phát hiện sớm người bệnh COVID-19 có nguy cơ cao, dễ diễn biến nặng.
Trên ứng dụng theo dõi này, các bệnh nhân diễn biến nặng sẽ xuất hiện cảnh báo đỏ, giúp các bác sĩ điều trị trực tiếp và chuyên gia đầu ngành dễ dàng theo dõi, đánh giá, sớm đưa ra các chỉ định can thiệp.
Ngoài ra, ứng dụng còn hỗ trợ sàng lọc các F1 nguy cơ cao có khả năng tiến triển thành F0.
Video đang HOT
Với nguyên tắc “4 tại chỗ”, hệ thống này khi được kết nối với tất cả cơ sở điều trị sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các y, bác sĩ, theo kỳ vọng của Bộ Y tế.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị phần mềm theo tiêu chí quốc tế, cập nhật từ các nước trên thế giới, gồm 5-10 tiêu chí để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh nhân.
Ví dụ như khi nhịp thở bệnh nhân tăng 22 lần thì đội ngũ y tế điều trị phải cảnh giác ngay.
Ứng dụng này cũng thể hiện các chỉ số về nồng độ oxy trong máu, một số chỉ số lâm sàng khác… giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh nhân.
Giải thích thêm về điều này, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh cho biết, có thể bệnh nhân hiện tại vẫn thấy khỏe nhưng các chỉ số sinh tồn này sẽ cảnh báo cho bác sĩ biết diễn biến tiếp theo để chuyển trạng thái theo dõi và điều trị bệnh nhân, ví dụ chuẩn bị sẵn các thiết bị như oxy, máy thở, phương tiện cấp cứu hoặc chuyển tuyến…
Chiến lược điều trị trong giai đoạn hiện nay tập trung vào khoảng 20% bệnh nhân có thể diễn biến nặng.
Trong số này, 10% có thể diễn biến từ biểu hiện ho, sốt, khó thở sang cấp cứu; 5% diễn biến chuyển thành nặng và 5% thành rất nặng.
Kiểm soát bệnh hen để sống khỏe
Việc lạm dụng thuốc xịt cắt cơn hen quá 3 lần/tuần là dấu hiệu tăng nguy cơ của đợt hen cấp, có thể dẫn đến các hậu quả đáng tiếc, thậm chí tử vong
Tại lễ khởi động chương trình truyền thông "Bạn kiểm soát hen hay hen kiểm soát bạn" nhằm giúp cộng đồng nâng cao nhận thức về bệnh hen tại Việt Nam diễn ra cuối tuần qua, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết quản lý tốt bệnh hen là một trong những ưu tiên của Chính phủ và ngành y tế Việt Nam.
Nhiều bệnh nhân lạm dụng thuốc xịt hen
Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị Hen phế quản người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, trong đó cảnh báo việc sử dụng thường xuyên hoặc quá mức thuốc cắt cơn có thể làm tăng nguy cơ nhập viện và gây tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên, để cải thiện việc kiểm soát hen đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của cơ quan quản lý các cơ sở khám chữa bệnh mà còn ý thức của cả cộng đồng. Hiện vẫn còn tới 70% người mắc hen chưa được quản lý, điều trị.
Theo giới chuyên môn, bệnh hen gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, gia đình và xã hội. Tỉ lệ tử vong do bệnh hen còn cao mặc dù đã có thuốc điều trị, kiểm soát hiệu quả. Nhận định về thực trạng này, PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hen - Dị ứng miễn dịch lâm sàng TP HCM, cho biết theo dữ liệu sơ bộ từ một nghiên cứu trong lĩnh vực dược thực hiện tại nhà thuốc năm 2020 từ 14 tỉnh, thành ở Việt Nam cho thấy có đến 68 bệnh nhân hen đã mua từ 3 bình thuốc cắt cơn hen trở lên trong năm vừa qua. "Với kinh nghiệm điều trị tại bệnh viện qua nhiều năm, tôi hiểu nhiều bệnh nhân rất "gắn bó" với bình xịt cắt cơn hen nhầm tưởng rằng đây là cách tốt nhất để kiểm soát các triệu chứng hen. Tuy nhiên, chỉ cần sử dụng thuốc cắt cơn quá 3 lần/tuần đã là dấu hiệu tăng nguy cơ của đợt hen cấp, thậm chí có thể dẫn đến các hậu quả đáng tiếc như: Tăng phản ứng quá mức đường thở, giảm đáp ứng giãn phế quản và có thể tăng nguy cơ tử vong" - PGS Lan cảnh báo.
PGS-TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, cho biết các khuyến cáo mới nhất về điều trị bệnh hen đều có điểm chung là lưu ý cần giải quyết vấn đề sử dụng quá mức thuốc cắt cơn tác dụng ngắn, tuân thủ việc điều trị duy trì bởi đó là giải pháp bền vững cho ngành y tế cũng như giảm thiểu chi phí và giúp bệnh nhân tránh được hậu quả đáng tiếc. Đặc biệt, vai trò của đội ngũ y tế tuyến cơ sở rất quan trọng để giúp phát hiện sớm tình trạng lạm dụng thuốc cắt cơn ở bệnh nhân, giúp họ tránh được những hậu quả đáng tiếc.
Đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân mắc hen
Điều trị tốn kém nhưng có thể dự phòng
Các bác sĩ cho biết chi phí cho việc chăm sóc bệnh hen rất tốn kém, đặc biệt là chi phí nằm viện, cấp cứu, mất việc làm, nghỉ học do cơn hen cấp. Trong khi đó, người bệnh, chưa hiểu được hết giá trị của việc dự phòng hen phế quản dù đây là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được, bệnh nhân sẽ có cơ hội sống bình thường nếu được kiểm soát tốt.
Theo các chuyên gia, các yếu tố gây kích phát cơn hen ở bệnh nhân, gồm: Gắng sức, thay đổi thời tiết, viêm đường hô hấp, khói, nhiễm lạnh, hóa chất, bụi, tiếp xúc vật nuôi, cảm xúc, phấn hoa, thức ăn, liên quan thai nghén và thuốc. Trong đó các yếu tố gây tác động cơn hen nhiều nhất là thay đổi thời tiết (85,2%), gắng sức (gần 70%), nhiễm lạnh (53,2%), viêm đường hô hấp... Bệnh nhân hen cũng thường mắc các bệnh dị ứng kèm theo như viêm mũi dị ứng, mề đay, dị ứng thức ăn, viêm kết mạc dị ứng, viêm da cơ địa... Ngoài ra, có tình trạng sai lầm trong điều trị hen là một số bệnh nhân do quá sợ tác dụng phụ của thuốc điều trị và dự phòng hen nên không dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát hen; hoặc bệnh nhân sử dụng thuốc không đúng liều lượng, hướng dẫn của bác sĩ... Thậm chí còn có tình trạng bệnh nhân mượn đơn của người khác để đi mua thuốc điều trị hen cho mình...
Theo giới chuyên môn, để điều trị bệnh hen hiệu quả, giảm tần suất xuất hiện các cơn khó thở, ngoài việc dùng thuốc, việc kiểm soát, dự phòng hen là rất cần thiết. Để tự kiểm soát tốt bệnh hen, quan trọng nhất là người bệnh phải để ý môi trường sống xung quanh. Cần tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn hen như phấn hoa, lông súc vật, bụi nhà, nấm mốc... Ngoài ra, người bệnh cần phải sử dụng thuốc dự phòng hằng ngày đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn. Dù không bị lên cơn hen vẫn phải được khám theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng thấy hết triệu chứng là tự dừng thuốc, không tái khám. Đi khám khi người có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau: Khó thở; thở khò khè, cò cử; ho; nặng ngực; khó thở về đêm; khó thở khi thay đổi thời tiết; bản thân và gia đình đã từng mắc các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng...
Sau khi đi tiểu mà làm việc này, chị em rất dễ mắc bệnh phụ khoa và tăng nguy cơ vô sinh Một số sai lầm sau đây có thể khiến phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa và tăng nguy cơ vô sinh. Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 90% phụ nữ Việt mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa . Đáng nói, số ca mắc bệnh phụ khoa ở nước mỗi năm đều tăng 15%-27%. Trong số các bệnh...