Bộ Y tế: Sẽ dừng phân bổ vắc xin Covid-19 cho đơn vị tiêm chậm
Đến ngày 10/8, nếu đơn vị nào triển khai tiêm chủng chậm, Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng, điều phối vắc xin cho các đơn vị khác và sẽ tạm dừng việc phân bổ vắc xin cho đơn vị trong các đợt tiếp theo.
Ngày 6/8, Bộ Y tế tiếp tục có công điện yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Theo đó, đến nay, cả nước đã tiêm được hơn 7,5 triệu trong số 18,7 triệu liều vắc xin (trong đó hơn 14 triệu liều mới tiếp nhận từ giữa tháng 7 và đầu tháng 8). Tuy nhiên, theo báo cáo của Cơ quan thường trực Tiểu ban Tiêm chủng, hiện nay vẫn còn một số đơn vị rất chậm trễ trong việc tiếp nhận vắc xin, tổ chức triển khai tiêm chủng và báo cáo tiến độ.
Vì thế, để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trong bối cảnh dịch đang diễn biến ngày càng phức tạp và số lượng lớn vắc xin về Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ Y tế yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur, các kho Quân khu phải thông báo và thực hiện cấp phát vắc xin ngay sau khi nhận được quyết định phân bổ của Bộ Y tế. Các đơn vị phải chủ động liên hệ với các viện hoặc các kho để tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng ngay số vắc xin được phân bổ.
Video đang HOT
Bộ Y tế tiếp tục nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho tất cả các đối tượng từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), các trường hợp có bệnh lý nền. Đồng thời cần báo cáo, cập nhật tiến độ tiêm chủng hàng ngày theo quy định.
Đặc biệt, đến ngày 10/8, nếu đơn vị nào triển khai tiêm chủng chậm, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng, điều phối vắc xin cho các đơn vị khác và sẽ tạm dừng việc phân bổ vắc xin cho đơn vị trong các đợt tiếp theo.
Các đơn vị phải đến nhận vắc xin đã được phân bổ trước ngày 8/8
Cùng ngày, Bộ Y tế cũng có công văn hỏa tốc về việc tiếp nhận vắc xin phòng Covid-19.
Theo đó, Bộ yêu cầu các đơn vị phải liên hệ ngay với Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur để tiếp nhận, vận chuyển vắc xin về địa phương theo quyết định phân bổ vắc xin từ đợt 8-13 của Bộ Y tế trước ngày 8/8. Nếu sau ngày 8/8, đơn vị không đến nhận vắc xin thì Bộ sẽ điều chuyển vắc xin cho đơn vị khác và xem xét việc phân bổ trong các đợt tiếp theo.
Đối với các vắc xin có yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo hướng dẫn của nhà sản xuất mà đơn vị chưa bố trí ngay được trang thiết bị phù hợp thì phải phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur để nhận vắc xin đúng thời điểm, không để phải hủy vắc xin do bảo quản không đúng.
Bộ yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur phải thông báo ngay cho các đơn vị biết để đến nhận vắc xin trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định phân bổ của Bộ Y tế. Nếu quá thời hạn trên thì Viện trưởng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong việc tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
Hà Nội đề xuất 15 triệu liều vắc xin Covid-19 tiêm cho toàn bộ người dân
Theo Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh, TP đã thống kê và đề xuất lên Bộ Y tế khoảng 15 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên.
Báo cáo tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Hà Nội chiều nay, 22/2, ông Hoàng Đức Hạnh cho biết, tại Hà Nội, từ ngày 16/2/2021 đến nay (7 ngày) không ghi nhận thêm ca mắc mới ngoài cộng đồng.
Hà Nội đã rà soát và xét nghiệm cho toàn bộ người về từ tỉnh Hải Dương, lấy mẫu xét nghiệm 51.595 người, trong đó, 2.436 người về từ huyện Cẩm Giàng. Trong đó, đã có kết quả xét nghiệm của 41.180 mẫu, tất cả đều âm tính.
Rà soát, xét nghiệm cho 17.528 người tại 18 địa điểm có liên quan tới ca mắc tại Hà Nội. Kết quả tất cả đều âm tính.
Ban Chỉ đạo nhận định, hiện nay tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc trung bình theo ngày đã có dấu hiệu giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Tại Việt Nam, trong khi dịch bệnh tại các tỉnh thành khác đã cơ bản được kiểm soát, tại Hải Dương vẫn tiếp tục xuất hiện các ca mắc và ổ dịch mới ngoài cộng đồng.
Tại Hà Nội, tình hình dịch bệnh cũng cơ bản được kiểm soát (trong những ngày vừa qua không ghi nhận thêm ca mắc ngoài cộng đồng), tuy nhiên nguy cơ về dịch bệnh vẫn còn ở mức cao. Lý do, sau Tết người dân trở lại Hà Nội sinh sống làm việc và học tập nhiều, mặc dù TP đã triển khai quyết liệt các biện pháp rà soát, xét nghiệm nhưng vẫn có thể còn những người từ các tỉnh thành có dịch vào TP mà chưa khai báo hết nên tiềm ẩn nguy cơ mắc dịch bệnh và lây lan.
Ban chỉ đạo yêu cầu, mặc dù dịch bệnh trên địa bàn TP cơ bản được kiểm soát nhưng các đơn vị tuyệt đối không được chủ quan, lơ là mà phải tiếp tục duy trì các biện pháp chủ động phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND TP.
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, để người dân nắm được chủ trương phòng chống dịch của TP, đặc biệt yêu cầu người dân trở về từ vùng có dịch phải khai bảo y tế đầy đủ, chính xác để được cách ly, lấy mẫu đúng quy định.
Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.
Theo Phó Giám đốc Hoàng Đức Hạnh, Sở Y tế đã tham mưu UBND TP công văn gửi Bộ Y tế về việc đề nghị hỗ trợ mua vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho người dân. Về số lượng, nếu tính theo dân số của Hà Nội và những người sinh sống trên địa bàn, Hà Nội cần 15 triệu liều vắc xin để có thể tiêm 2 mũi cho những người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, đạt 95%.
Việt Nam thêm 9 ca Covid-19, xuất hiện chùm ca bệnh tại Hải Phòng Tối 22/2, Bộ Y tế thông tin nước ghi nhận 9 ca mắc mới Covid-19, trong đó Hải Dương có 6 bệnh nhân và Hải Phòng có 3 ca. Tính từ 6h đến 18h ngày 22/2, Việt Nam có 9 ca mắc mới Covid-19 (BN238-2392) ghi nhận trong nước tại Hải Phòng (3), Hải Dương (6). Cụ thể: - CA BỆNH 2384, 2386-2390...